Trang chủ --> Xoa bóp --> Đại cương về hệ xương trong xoa bóp, massage
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đại cương về hệ xương trong xoa bóp, massage

 

 

     (Thế giới mát xa) - người trưởng thành có khoảng 206 xương liên kết với nhau tạo thành bộ xương. Trong sự liên kết này, có những khớp bất động và có những khớp có thể cử động.

1. Chức năng:            

Cùng với hệ cơ, xương tham gia vào sự vận động của cơ thể nhưng chủ yếu vẫn là nâng đỡ cơ thể. Xương có 5 nhiệm vụ chính:

-          Nâng đỡ cơ thể.

-          Bảo vệ: Hộp sọ bao bọc não, cột sống bao bọc lấy tủy, sống, Lồng ngực che chở cho tim và phổi, khung chậu che chở cho bàng quang và cơ quan sinh dục.

-          Vận động: Nhờ sự co rút của cơ bám trên xương mà cơ thể cử động được.

-          Tạo máu: Tủy xương ở trong xương là nơi tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tủy đỏ có chức năng tạo máu mạnh. Khi lớn tuổi, chức năng tạo máu của tủy xương ở các xương lớn như xương đùi sẽ ngừng, tủy xương dự chữ nhiều mỡ, và được gọi là tủy vàng.

-          Dự trữ các muối khoáng: Xương là nơi dự trữ các muối khoáng như canxi, photpho, natri, kali…Những muối khoáng này sẽ được đưa vào máu khi cần thiết.  

2. Hình dạng:

-          Xương đại: hầu hết các xương ở chi trên và chi dưới là xương đại. Xương đại gồm một thân xương ở giữa và hai đầu xương. 

-          Xương ngắn: Có hình dạng như viên đá nhỏ như xương cổ tay, xương cổ chân.

-          Xương dẹt: Có hình dạng như tấm ván như xương vòm sọ, xương ức, xương sườn.

-          Xương hình bất định: có hình dạng không theo một hình quy ước nào cả như xương trán, xương hàm trên.  

3. Cấu trúc:

- Màng xương: Bao phủ xương trừ phần sụn khớp. Nơi đây có nhiều mạch máu và dây thần kinh nên khi bị chạm thường sẽ gây đau.

- Thân xương: Có chủ yếu ở các xương dài. Mặt ngoài là chất xương đặc. Để tạo lực nâng đỡ mạnh và làm cho xương nhẹ bớt, Ở giữa thân xương có một hốc gọi là buồng tủy. Buồng tủy chứa tủy xương. Ở người trưởng thành, tủy của xương dài là tủy vàng.

- Đầu xương: Phần ngoại vi mỏng là xương cốt mạc, phần lớn bên trong là xương xốp. Trong các hốc của xương xốp này chứa đầy tủy xương.  

- Sụn khớp: Bề mặt khớp được Phủ một lớp sụn mỏng gọi là sụn khớp. Sụn khớp có tính đàn hồi nên mặt khớp chịu đựng được lực nén. Về cấu trúc vi thể, xương được cấu tạo bởi các tế bào xương và chất căn bản xương. Chất căn bản xương chứa đường, đạm (như collagen), canxi, photpho….. Xương có thể chịu áp lực cao nhờ collagen và xương có thể chịu được lực ép lớn nhờ Canxi photpho            

Trong chất căn bản xương chứa nhiều mạch máu. Phần giữa chất căn bản xương có các ống havers chạy dọc thân xương,  ống này chứa các mao mạch và mạch bạch huyết. Từ màng xương đến ống havers, có nhiều ống Volkmann xuyên qua chất căn bản xương để cung cấp oxivà chất dinh dưỡng cho xương và thải trừ chất cặn bã.  

4. Sự tăng trưởng:

Nhiều xương tăng trưởng từ sụn. Ở xương dài, quá trình cốt hóa bắt đầu ở thân xương và 2 đầu xương. Xương tăng trưởng do sự cốt hóa lan ra từ thân xương đến đầu xương, từ đầu xương đến thân xương. Sụn nối giữa thân xương và đầu xương gọi là sụn đầu xương. Khi sụn đầu xương bị cốt hóa hoàn toàn, xương ngừng tăng trưởng; phần sụn còn lại sẽ biến thành xương. Sự tăng trưởng sụn đầu xương sẽ chấm dứt ở nữ khoảng 18 tuổi, ở nam khoảng 20 tuổi. Phần tiếp nối giữa thân xương và đầu xương sau khi xương đã ngưng tăng trưởng gọi là đường nối đầu-thân xương            

Xương tăng trưởng theo chiều dày nhờ sự hoạt động song song của các tạo cốt bào và hủy cốt bào. Hủy cốt bào phá hủy lớp trong của xương nơi tiếp xúc với tủy, để làm rộng buồng tủy. Cùng lúc đó, tạo cốt bào sẽ tạo ra xương mới ở màng xương. Nhờ sự hoạt động của hai loại tế bào này, xương được hình thành to và có buồng tủy lớn.  

5. Sự lão hóa xương:            

Ở nam và nữ, xương sẽ tiếp tục tăng trưởng, cho đến khoảng 20 đến 25 tuổi. Sau đó, cùng với sự gia tăng tuổi tác, sự tăng trưởng giảm dần. Chất xương giảm sẽ dẫn đến dễ gẫy xương.            

Các nguyên nhân làm giảm chất xương:

-          tuổi tác: Ở người già, hoạt động của tạo cốt bào suy giảm.

-          Tắt kinh: Ở nam, khi lớn tuổi chất xương sẽ giảm dần dần nhưng ở nữ sau khi tắt kinh hóc môn estrogen giảm sẽ gây giảm chất xương đột ngột.

-          Thiếu vận động: Vận động tạo kích thích cho xương. Nếu ít vận động sẽ kéo theo giảm chất xương. 

-          Giảm hấp thu canxi: Khi lượng canxi được hấp thu từ ruột giảm sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của xương.

-          Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu canxi. Trong cơ thể nếu khả năng hợp thành vitamin D giảm, canxi sẽ không được hấp thu.                                                                                                                                      
Giáo sư: Shimura Mayura .

Lượt xem : 18297 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo