Trang chủ --> Gia đình --> Vợ đảm thì... thiệt thân?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Vợ đảm thì... thiệt thân?

 

 

 

Phụ nữ nào cũng muốn được khen là vén khéo. Vì thế, họ luôn cố gắng trong mọi việc nhưng không ít người nhận hậu quả ngược.

Ôm đồm hại thân
 
Phương Nghi lấy chồng năm 23 tuổi. Chồng Nghi, anh Phương là kỹ sư điện. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng được cha mẹ chồng cho mảnh đất, ba mẹ Nghi cho tiền xây nhà. Cuộc sống chung khởi đầu hết sức thuận lợi. Thế nhưng, chỉ ba năm sau, Nghi và chồng đưa nhau ra tòa. Lý do: Nghi làm ăn bị vỡ nợ! Ba mẹ Nghi ngạc nhiên: “Hai vợ chồng nhà cửa đàng hoàng, có cả ô tô làm sao bị vỡ nợ?”.
 
Hóa ra, muốn để chồng thấy mình là một người vợ giỏi giang, Nghi âm thầm lập kế hoạch làm giàu. Cô gom tiền tiết kiệm mang cho vay nặng lãi. Thấy việc cho vay sinh lời nhanh, Nghi mở rộng nguồn vốn bằng cách rủ bạn bè, người quen tham gia cho vay tiền xoay vòng với mức lãi suất từ 5-7%. Thấy Nghi nhà cửa xe cộ đàng hoàng, mượn tiền trả sòng phẳng, bạn bè của Nghi tin tưởng, người này giới thiệu người kia. Bất ngờ, đầu năm 2011, một con nợ của Nghi ôm hơn 10 tỷ đồng biến mất. Lấy đầu này đắp đầu nọ được bốn tháng thì cạn vốn, bị các chủ nợ đến đòi xiết nhà, xiết ô tô. Vừa bất bình vì bị vợ qua mặt, vừa xấu hổ với mọi người, anh Phương đề nghị ly hôn.
 
Để chứng minh mình khéo, chị Thu Thủy, một dược sĩ, đã tự nguyện ôm chuyện nhà vào người. Chị là chủ một tiệm thuốc tây, thu nhập đến vài chục triệu đồng/tháng, trong khi chồng chỉ là một viên chức, lương tháng chỉ vài triệu đồng. Chị sợ chồng mặc cảm nếu bắt anh phải bình đẳng trong chuyện nhà, vì thế, ngay từ những ngày đầu chung sống, Thủy đã tuyên bố cho chồng “xả cảng”, không phải nộp tiền cho vợ: “Anh làm được bao nhiêu cứ để xài, chuyện chi tiêu gia đình em lo được rồi”.
 
Ban đầu, anh Quân, chồng chị cũng tự giác trong mọi việc, thi thoảng còn đưa chị đi ăn, du lịch hoặc mua quà về tặng vợ, phụ vợ trông coi cửa hàng thuốc hoặc đi lấy hàng giúp. Mỗi lần như vậy, chị Thủy thường vuốt ve chồng: “Anh đi làm suốt ngày vất vả rồi, mấy việc này em lo được”. Riết rồi những việc “em lo được” ngày một nhiều hơn, chị thường xuyên phải thui thủi một mình vừa lo nhà cửa, cơm nước, cửa hàng… Đến khi chị sinh con đầu lòng, cần chồng phụ giúp, thì anh đã quen nếp “em lo được rồi”, nên cứ làm lơ. Thấy chồng vụng về, chị lại ôm hết trách nhiệm chăm sóc con.
 
Vợ quá đảm đang, anh thoải mái bù khú cùng bạn bè, nhậu nhẹt hết tăng một đến tăng hai, tăng ba. Con 6 tuổi, chị Thủy quyết định sửa lại ngôi nhà cho tươm tất hơn. Chị ngỏ lời với chồng, Quân nói ngay: “Em tự lo đi! Anh làm gì có tiền để dành!”. Trong khi vợ còn ngỡ ngàng thì anh chồng tỉnh bơ: “Thiếu thì vay ngân hàng”. Thiếu tiền, chị phải vay nợ ngân hàng. Cứ tưởng sau khi vay tiền, mỗi tháng anh sẽ phụ mình trả nợ, chị lại bất ngờ khi đặt vấn đề góp tiền trả ngân hàng thì anh buông một câu: “Ai biểu mang nợ vào thân, tự trả đi!”.
 
Cố gắng hết mình để thể hiện sự đảm đang từ ngày mới chân ướt chân ráo về làm dâu, sau 10 năm, chị Thà đã phải trả giá khá đắt. Khi lấy chồng, chị muốn mình sẽ lo cho chồng và gia đình anh chu đáo, nên bất kỳ việc gì, hễ có thể làm được là chị choàng gánh hết. Nhà chồng chị rộng rãi, sống theo kiểu đại gia đình. Mới về làm dâu, thấy em trai chồng mỗi sáng đi đổ rác, chị nói: “Để chị làm cho”. Em gái lo chuyện giặt giũ quần áo, chị cũng: “Để chị làm cho”. Chị chồng quét sân, chị giành: “Để đó cho em”. Rồi những chuyện cơm nước, lau dọn trong nhà, tất nhiên nàng dâu mới phải đảm đương. Nhà có giỗ, thấy mình buôn bán tự do, giờ giấc thoải mái, chị tự nguyện gánh. Đến cả chuyện cha mẹ chồng đổi nhà, cất nhà, chị cũng ôm. Chị đổ bệnh giữa lúc việc xây dựng nhà của cha mẹ chồng còn dở dang. Chủ thầum ẩu nên vào ở chưa lâu, nhiều chỗ đã hư hỏng… Thế là mọi người đổ tội chị. Các em chồng còn độc địa hơn: "Chị đã “ăn bao nhiêu” ở công trình đó?". Nghi ngờ này dẫn đến nghi ngờ khác: “Sao cái gì chị cũng ôm vô người? Thầu đám giỗ, tiệc ở nhà, coi bộ có lời mới ham công tiếc việc như vậy…”. Chị cay đắng: “Tôi nghĩ mình cứ cho đi, tất sẽ được nhận lại. Vậy mà không phải! Khi buôn bán khó khăn, tôi lên tiếng vay mượn, các chị em đều từ chối khéo. Chồng tôi bồ bịch, về cầu viện gia đình, má chồng “mát mẻ”: “Tại mày ham kiếm tiền, tham công tiếc việc, bỏ bê nó…”.
 
Đảm đúng việc
 
Thủy tâm sự với chị bạn thân: “Giờ mình mới biết, mình đã cố gắng, chu toàn đơn phương một cách vô nghĩa. Nghĩ tới ơn chồng giúp mình ăn học thời còn yêu nhau, khi cưới xong, có điều kiện hơn, mình muốn gánh vác hết để anh ấy không bị áp lực chuyện tiền bạc mà sống thoải mái, vui vẻ, cho gia đình hạnh phúc hơn. Không ngờ, do cố vun cho người này, đắp cho người nọ được đầy đặn, mình ngày càng teo tóp, suy sụp; lại lãnh đủ mọi hậu quả!”. Khi chị Thủy lên tiếng phản ứng cách sống thiếu trách nhiệm của chồng, lập tức anh Quân chìa tờ đơn ly dị. “Từ ngày lấy bà, tôi chưamột ngày tự do. Áo quần, giày dép đều phải mang, mặc theo ý của bà. Tôi đi đâu, tiếp ai cũng toàn phải theo lệnh bà. Khi dạy con, cũng không được theo cách của mình mà phải theo định hướng của bà. Bà tưởng tiền của bà mua được tự do của tôi sao?”. Nghe chồng tuôn một tràng, chị Thủy suýt ngất đi ngay lúc đó.

Mấy tháng nay, Nghi phải ôm con về Biên Hòa sống cùng mẹ ruột, tự giải quyết số nợ, hậu quả của sự “vén khéo đảm đang”, còn bị bên chồng dè bỉu. Anh Phương không cho Nghi ở lại nhà vì các con nợ cứ đến làm phiền. Mẹ chồng Nghi khẳng định: “Danh dự gia đình bị hoen ố vì hành động bậy bạ của con dâu!”. Nghi kịp nhận ra, để làm một người vợ đảm đang, vén khéo không hề dễ! Cũng may, khi anh Phương nộp đơn ly hôn, tòa không chấp thuận vì con trai của hai người mới ba tháng tuổi. Như chưa đủ thấm bài học này, Nghi vẫn còn đầy hy vọng: “Mấy ngày nữa, má em sẽ bán ba ngàn mét vuông đất, cho em mượn trả nợ. Chắc xong mọi việc, anh ấy sẽ rút đơn ly dị thôi!”.

Sức khỏe suy sụp, chị Thà đã không còn “đảm đang” mọi chuyện được, công việc làm ăn cũng sa sút, nên cả nhà chồng đã quay lưng với chị, thậm chí còn cho là anh Đức, chồng chị vô phước nên mới gặp người vợ “nay bệnh mai đau”, còn làm ăn thua lỗ. Tuy không đòi ly hôn nhưng anh Đức cứ đi sớm về khuya, chị Thà cũng không dám lên tiếng vì đang sống trong khuôn viên nhà chồng. Chị tâm sự: “Nhiều lúc cô đơn, lạc lõng quá, tôi đành đi tìm chuyên viên tâm lý để trút nỗi lòng. Tư vấn ở đâu các chuyên gia cũng kết luận rằng tôi… dại! Giờ mới biết, đảm đang không phải là mộtthành tích để mình chạy theo. Quan trọng nhất là m gì cũng phải lượng sức mình”.

Sự đảm đang, vén khéo là “điểm cộng” quý giá của người vợ, nhưng mỗi người cần vén khéo cho đúng người, đúng việc. Nhiều chị em quên sự vén khéo chính là cách thức sắp đặt mọi việc một cách hợp lý, đúng nơi, đúng lúc, đúng người; không nên vơ việc vào thân, choàng gánh tất cả bởi sức người có hạn. Mặt khác, dù người vợ có tự tin vào sự tháo vát của mình đến đâu, cũng cần bàn bạc với chồng mọi thứ, để có sự đồng thuận. Có như vậy, lỡ việc không thành, không phải “chịu trận” một mình.
Theo Nghi Anh
PNO
Lượt xem : 8397 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo