Trang chủ --> Xoa bóp --> Tự nắn chân trẻ dễ gây tổn thương
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tự nắn chân trẻ dễ gây tổn thương

 

 

      (Thế giới mát xa) -Thấy chân con bị cong, chị Vinh dùng tay nắn, bẻ. Không ngờ, chân bé mới được 1,5 tháng tuổi này không thẳng được mà còn bị bầm tím. Bác sĩ cảnh báo, đứa trẻ đã bị viêm cơ, nếu còn tiếp tục, chân bé có thể bị tật.

Theo bà Hà Thị Kim Yến, Trưởng khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, mỗi tuần bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca tương tự. 'Nguyên nhân chủ yếu là do các bậc phụ huynh quá lo lắng khi thấy chân con cong mà không biết chân trẻ sơ sinh chưa thể định hình ngay sau sinh' - bà Yến nói.

 

Cũng theo bà Yến, vì quá nóng lòng khi thấy chân con bị cong nên nhiều phụ huynh đã không tin vào lời khuyên của chuyên gia. Một số người nghe lời đồn, mang con đến các trung tâm thẩm mỹ để xoa bóp hoặc bẻ nắn đến khi trẻ phát triển hoàn chỉnh, chân lại có hình dáng bất thường.

Chị Hà, nhà ở quận 12 (TPHCM) là một ví dụ. Thấy con gái vừa chào đời có cẳng chân hơi hướng vào trong, chị nhờ một người chuyên sửa sai khớp chân tay ở gần nhà đến bóp thuốc rượu. Sau 6 tháng, chân con chị chẳng những không hết cong mà còn bị bỏng do phải thường xuyên tiếp xúc với thuốc rượu.

Bác sĩ Yến cho biết thêm, các tật ở chân thường gặp là: chân vòng kiềng, chân vẹo, chân quặt vào trong hay quẹo ra ngoài, chân bẹt và hai đầu gối đụng nhau... Nhưng những hiện tượng này có thể hết sau ba tuổi, chân trẻ sẽ trở về hình dáng bình thường.

'Trong trường hợp chân đã bị vòng kiềng, phương pháp bóp nắn bằng tay tại nhà chỉ làm giảm cong tức thì hoặc tạo cảm giác thoải mái, chứ không thể trị dứt được' - bà Yến giải thích.

Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Theo các bác sĩ vật lý trị liệu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM, 3 tuổi là thời điểm hợp lý nhất để bó bột hoặc đeo nẹp. Khó khăn lớn nhất của việc điều trị là thái độ hợp tác của gia đình, bởi trong thời gian đầu bó - nẹp, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong di chuyển.

'Nếu vượt qua được giai đoạn này, chân trẻ có thể thẳng như người bình thường' - một chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết.

Thông thường, với đôi chân vòng kiềng không quá nặng, thời gian bó hoặc nẹp kéo dài trong 1 năm, những trường hợp cong ít chỉ trong 6 tháng. Tại các bệnh viện nhi TP HCM, chi phí cho cả đợt điều trị bao gồm nẹp hoặc bó bột chưa đến 3 triệu đồng. Nhiều trường hợp đã được điều trị, có kết quả mỹ mãn.

Trong trường hợp chân vẹo, tức bàn chân có chiều hướng hơi nghiêng vào trong hoặc ra ngoài (do ảnh hưởng tư thế nằm của trẻ trong bụng mẹ). Theo các chuyên gia vật lý trị liệu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều trị trong vài tuần chân trẻ sẽ thẳng đẹp như bình thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, thời gian chữa trị sẽ kéo dài hơn, khả năng bình phục cũng thấp hơn.

Kể cả những trẻ có đầu gối chụm vào nhau, bàn chân bẹt, đi kiễng, đi bằng các đầu ngón chân... đều có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.

Để tránh trường hợp trẻ bị tật hoặc tổn thương do cha mẹ quá lo lắng, chữa trị không đúng cách gây nên, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyên, phụ huynh nên đưa con em đến khám tại các bệnh viện nhi hoặc trung tâm chỉnh hình nhi để được hướng dẫn tập luyện hoặc điều trị hợp lý. Không nên nghe theo lời đời đồn đại để khỏi vừa mất tiền, vừa mang tật vào thân.

Lượt xem : 28552 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo