Trang chủ --> Gương sáng --> Hạnh phúc của đôi nghệ sĩ khiếm thị bán vé số
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hạnh phúc của đôi nghệ sĩ khiếm thị bán vé số

 

Thành tri âm dù không biết mặt

“Vô tình gặp bạn tri âm”, đó là câu nói vui miệng mà ông Trần Văn Nu (SN 1951) đã chia sẻ khi nghe chúng tôi mạo muội nhận xét về “ngón” đờn ghi – ta phím lõm của mình. Và đó cũng chính là câu nói giúp ông và người đàn bà ấy đã đến được với nhau… Tâm sự với chúng tôi, ông Nu kể, trước đây, khi còn ở quê nhà Tây Ninh, ông rất hay đánh đờn phục vụ hàng xóm mỗi khi có lễ,  tiệc. Bốn năm trước, hàng ngày đi hát, ông chỉ chăm chú cho ngón đờn của mình mà không hề chú ý đến bất cứ giọng hát nào. “Tôi khiếm thị, có nhìn thấy gì đâu nên chẳng cần và cũng chẳng muốn biết tên ca sĩ nào hát cùng mình”, ông Nu bảo.

Thế mà hôm đó, khi nghe lời ca dạo đầu của một bài vọng cổ theo điệu “Lưu thủy trường” (một bản đờn ca Tài tử, cải lương Nam Bộ – PV) được cất lên từ giọng hát “lạ” của một “cô gái”, ông Nu như bị hút hồn. “Đó là giọng ca có nội lực. Cô ấy đã khiến khán giả “ngất lịm” vì tiếng hát. Chúng tôi kết hợp rất ăn ý nên nhiều người yêu cầu hát tiếp mấy bản nữa”, ông Nu kể lại câu chuyện đầy phấn chấn như đang trở lại cái ngày định mệnh đó.

Và lời ca tiếng nhạc được cất lên như một tâm sự về cuộc đời.

Và lời ca tiếng nhạc được cất lên như một tâm sự về cuộc đời.

Khi tan buổi biểu diễn, có người nói vui rằng: “Ông Nu hôm nay vô tình gặp bạn tri âm rồi nghe”!. Có lẽ, chính nhờ cái duyên đó mà hai người đã trở thành đôi nghệ sĩ “nghiệp dư” kết hợp với nhau ăn ý nhất. Họ cùng mang lời ca tiếng nhạc rong ruổi khắp nơi để mưu sinh qua ngày.

Được biết, năm lên 3 tuổi, dịch bệnh đậu mùa biến chứng đã cướp đi “ánh sáng” của đôi mắt ông. Trùng hợp sao, vợ ông bây giờ là bà Phạm Thị Thùy Dung (SN 1947) cũng bị bệnh dịch này khiến thị lực chỉ còn ở mức 2 – 3/10. Từ nhỏ, ông Nu đã mê vọng cổ cải lương. Thấy cậu bé chăm chú nghe từng tiếng đờn, có người thương tình đã chỉ dạy ông ngón đờn ghi-ta phím lõm. Ông tâm sự: “Tôi rất “khoái” ngón đờn của nhạc sĩ Văn Vỹ, Văn Giỏi, Khải Hoàn,… (những tay đờân ghi-ta phím lõm vang bóng một thời những thập niên 60-90). Hồi đó, mỗi lần nghe mấy ổng đờn trên đài hay trong băng, đĩa là tôi “chết lặng”. Rồi tôi cũng so dây nắn phím học theo”.

Sớm sống trong thế giới không có ánh sáng nên khả năng cảm âm của ông rất tinh tế và sâu sắc. Chính vì vậy, tiếng đờn của ông cũng ngày một u sầu, ảáo não. Những nốt nhạc ghi-ta phím lõm được ông nhấn nhá rất trữ tình và da diết. Nó đạt đến độ chín, độ mùi mẫn không thua kém các bậc danh cầm. 15-16 tuổi, ông Nu đã bắt đầu đi đờn cho các đám tiệc trong xóm. Tiếng đờn “sầu” của ông cũng vô tình “hút hồn” một cô gái. Cô bỏ ngoài tai sự phản đối của cha mẹ, sự mỉa mai của người đời mà chấp nhận đến với ông sống đời chồng vợ. Tuy nhiên, sau này hai người đã không đến được với nhau.

Nói về bà Dung, bà cũng đã trải qua một đời chồng. Chồng trước của bà cũng khiếm thị, cũng dân đờn ca- tài tử. Vợ chồng bà Dung cũng hơn chục năm trường bôn ba khắp Nam kỳ lục tỉnh đờn ca dạo và bán vé số mưu sinh. Bà thuộc hàng trăm bản vọng cổ và trích đoạn cải lương nổi tiếng từ trước năm 1975. Người bà ái mộ nhất là nữ nghệ sĩ Phượng Liên (một danh ca nổi tiếng những thập niên 60-90). Thần tượng của bà Dung có giọng “đồng” và khả năng ca ngâm mùi mẫn, luyến láy tài tình. Tuy nhiên, sau này, chồng cũ của bà Dung đã mất vì bệnh.

Bà Dung kể, hồi đó, có lần cùng người chồng quá cố đờn hát trong một đám cưới ở Mộc Hóa (Long An). Hát xong, có người phụ nữ từ nhà bếp chạy lên bảo: “Trời đất ơi! Con nghe cô hát mà tưởng là một cô gái trẻ. Cô hát truyền cảm quá”. Rồi lần đi Năm Căn (Cà Mau), có chàng thanh niên nọ nghe bà hát tưởng là một cô gái tuổi trăng tròn. Anh ta quyết định mở chiếc nón bà đang đội ra để “xem mặt”. Thấy bà đã có tuổi và khiếm thính, anh ta ngượng ngùng xin lỗi…

Bây giờ, mỗi lần bà Dung và ông Nu xuất hiện ở các bệnh viện, bến xe, những người xe ôm, bảo vệ, người nhà bệnh nhân, hành khách… cứ đi theo để xem hai “nghệ sĩ” biểu diễn. Có người mộ điệu không ngại bỏ ra 200 – 500 ngàn đồng xem hai người đờn ca và quay phim làm kỷ niệm. “Nhưng vui và đáng trân trọng nhất là có người mua vé số xong, họ xin địa chỉ rồi tìm đến phòng. Họ đến để được một mình nghe chúng tôi đờn hát”, bà Dung vui vẻ cho biết.

Mỗi ngày đôi "nghệ sĩ" rong ruổi khắp nẻo đường của thành phố vừa "biểu diễn" vừa bán vé số mưu sinh.

Mỗi ngày đôi “nghệ sĩ” rong ruổi khắp nẻo đường của thành phố vừa “biểu diễn” vừa bán vé số mưu sinh.

Tiếng tơ đồng oán than

Hiện nay, hai ông bà “ngụ cư” gần khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Bình Tân). Trong căn phòng trọ ọp ẹp, bộn bề đồ đạc nhưng cây đờn ghi-ta phím lõm, chiếc loa và cái micro, phương tiện mưu sinh đã cũ được ông bà nâng niu hơn cả.

Nhiều người nghĩ, hai ông bà đi bán vé số, sống vui vẻ, hạnh phúc trong căn phòng có giá 1 triệu đồng một tháng là “ổn”, là thanh bần. Nhưng không ai biết được nỗi vất vả của họ. Bởi, đối với một người bình thường, mưu sinh trong thời buổi này đã khó nói gì đến hai “nghệ sĩ” khiếm thị.

Bà Dung tâm sự: “6h sáng, chúng tôi bắt xe buýt đến một điểm nào đó rồi xuống và đi bán. 2h, vợ chồng mới về nhà. Mỗi ngày chúng tôi bán được 150 vé số, tiền lời 180 ngàn đồng. Ngày nắng thì vậy nhưng ngày mưa thì ế lắm! Có khi đi rồi lại phải quay về”. Một sự thật đáng buồn hơn là ông bà đã rất nhiều lần bị lừa, bị cướp giật ngoài đường. Thậm chí, họ còn bị kẻ gian đột nhập vào phòng lấy hết vé số. Lúc đó, hai ông bà phải gồng mình, chắt bóp tiền trả góp cho đại lý vé số. Hôm chúng tôi đến, hai người còn chưa trả hết tiền góp vì mới bị giật vào mấy ngày trước. “Buồn nhất là có người không tin mình mù. Họ giở nón, lấy mắt kính ra xem…”, ông Nu nói mà từ trong khóe mắt “vô sắc” ngấn ra những giọt lệ buồn.

Ông bà cũng cho biết, hiện nay có nhiều người giả tàn tật để lợi dụng lòng tốt của mọi người. Tuy nhiên, với đôi “nghệ sĩ” già này, họ còn sức thì còn đi hát rong, còn đi bán vé số. Ông bà tự nhủ, mình tự nuôi sống bản thân được nên không muốn lợi dụng hay  phụ thuộc vào ai cả. Gió ngoài sông hiu hiu thổi, cánh cửa phòng trọ lắc lư, một cảm giác mênh mang quen thuộc khiến chúng tôi liên tưởng đến ngày xuân đang về. Hỏi về Tết, ông bà thoáng buồn buồn: “Tết năm rồi, chúng tôi về nhà được hai ngày thăm con cháu. Cho chúng ít tiền lì xì rồi quay lại Sài Gòn. Có năm túng thiếu không muốn về nhưng làm người phải biết tổ tiên. Chúng tôi lặn lội về quê thắp cho ông bà nén nhang cho phải đạo”.

Riêng về nơi ngụ cư hiện tại, ông bà lạc quan cho biết: “Ở dãy phòng trọ này toàn dân tha hương nên cứ tụ hợp với nhau đờn ca giao lưu cùng chung vui cái Tết. Có không khí lắm chứ”. Khi chúng tôi chuẩn bị ra về, hai “nghệ sĩ” không quên tặng một làn “Lưu thủy trường” trong vở “Đêm lạnh chùa hoang”. Giọng “kim” của nữ “nghệ sĩ” hát rong cùng ngón đờn “sầu” của “tài tử” khiếm thị vừa cất lên thì có mấy “khán giả” vây quanh phòng để thưởng thức…

Không muốn dựa dẫm vào các con

Được biết, ông Nu và bà Dung có 4 người con, hai trai hai gái. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khốn khó nên hai người không thể lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn. Hiện nay, mặc dù các con ông bà đã trưởng thành nhưng cuộc sống cũng rất khó khăn. Hàng ngày, họ phải đi làm thuê làm mướn đây đó kiếm sống, không thể chăm lo cho bố mẹ được. Ông Nu tâm sự: “Hai bác bị như thế này nên không lo cho con cái chu toàn được. Tụi nó cũng sống khổ lắm nên chúng tôi phải tự mưu sinh. Chỉ mong sao sau này chúng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó”.

Theo nguoiduatin.vn

Lượt xem : 52284 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo