Trang chủ --> Dinh dưỡng --> Vai trò vitamin trong rau quả
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Vai trò vitamin trong rau quả

 

 

     (Thế giới matxa) - Có thể tóm tắt các vai trò ấy của các vitamin như sau:


-         Vitamin A: hòa tan trong mỡ. Trong quả và rau, chỉ chứa tiền vtamin A, tức carotin. Nhu cầu của một người là 4 – 5 mg/ngày. Thiếu vitamin A sẽ làm chậm sự tăng trưởng của xương, làm giảm sự đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến trao đổi lipit và protit.

-         Vitamin B1: hòa tan trong nước. Nhu cầu hàng ngày cần 2 – 3mg. Thiếu vitamin B1 sẽ phá hủy hoạt động bình thường của hệ thần kinh, làm tăng sự suy nhược cơ thể, hạ giảm cơ tim, xúc tiến hoặc làm tăng sự nhiễm xạ.

-         Vitamin B2: hòa tan trong nước. Nhu cầu hàng ngày cần 2 - 3 mg. Thiếu vitamin B2 sẽ làm chậm tăng trưởng cơ thể ở trẻ em, làm người trưởng thành sút cân, giảm thị lực, có thể gây ra bệnh thiếu máu.

-         Vitamin B6: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 2 – 3 mg. Thiếu vitamin B6 làm thần kinh suy nhược, làm cơ thể ở tình trang nửa thức, nửa ngủ, xuất hiện viêm da và các bệnh ở da.

-         Vitamin B9: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 0,5 – 1 mg. Thiếu vitamin B9 sẽ suy yếu chức năng hệ tuần hoàn, xuất hiện các vết sạm tạm thời trên da.

-         Vitamin B12: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 0,0025 – 0,005 mg. Thếu vitamin B12 sẽ hủy hoại sự tổng hợp protit, suy nhược thần kinh, dẫn đến các bệnh về tuyến gan và tuyến tụy.

-         Vitamin B15: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 2 mg. Thiếu vitam B15 làm tăng bệnh phong thấp và bệnh viêm đa khớp, dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh.

-         Vitamin C: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 50 – 70 mg, khi lao động nặng cần tới 100mg. Thiếu vitamin C dẫn đến suy nhược cơ thể, suy yếu tim mạch. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh khác nhau: suy yếu mao mạch do tác động của vitamin P, sâu răng, lung lay và chảy máu chân răng.

-         Vitamin E: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 20 – 25 mg. Thiếu vitamin E dẫn đến suy cơ, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh.

-         Vitamin H: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 0,3 – 0,5 mg. Thiếu vitamin H dẫn đến các bệnh về da, ăn không ngon, bệnh buồn ngủ, bệnh rụng tóc.

-         Vitamin K1: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 10 mg. Thiếu vitamin K1 sẽ gây ra bệnh xuất huyết trên da trong cơ, chảy máu cam, gây hủy hoại chức năng nhu động của ruột.

-         Vitamin P:  hòa tan trong nước. Thiếu vitamin P sẽ dẫn đến sự thiếu bền vững và xuất huyết ở hệ mao mạch tuần hoàn, tăng nguy cơ hình thành các vết loét, hủy hoại sự hoạt động của tuyến giáp trạng, làm yếu đi tác dụng của vitamin C.

-         Vitamin PP:  hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 15 – 25 mg. Thiếu vitamin PP dẫn đến sự mẫn cảm thái quá, mất ngủ, đau đầu, tức ngực, suy nhược cơ thể, đau dạ dày…

-         Vitamin U: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 250 mg. Vitamin U dự phòng bệnh viêm dạ dày, chống hình thành viêm loét và làm mau lành các vết thương.

-         Inozit: hòa tan trong nước. Nhu cầu mỗi ngày cần 100mg, có tác dụng kích thích chức năng của ruột, ảnh hưởng thuận lợi đến tình trạng hệ tim mạch và mô thần kinh ở não.

-         Hàm lượng vitamin này trong dịch quả phụ thuộc trực tiếp số lượng chúng trong nguyên liệu (quả hoặc rau) và kĩ thuật trong khi chế biến. Rau quả tốt nhất là được chế biến ngay lúc chúng còn tươi, sạch bệnh và chín.

-         Cần chú ý rằng các vitamin rất dễ phân hủy. Có thể lấy ví dụ sau để chứng minh.

Trong quả dâu tây tươi còn đầy đủ vitamin, thì vitamin C chiếm 40%. Nhưng khi chế biến thành dịch quả dâu thì chỉ còn 20%, vì vitamin C đã tổn thất khi bị oxy hóa trong quá trình thực hiện công nghệ chế biến. Ngay chỉ bảo quản quả tươi ở điều kiện gia đình thì cứ sau 6 – 8 giờ lượng vitamin C trong quả chỉ còn lại chừng một nửa. Khi nghiền nhỏ rau quả, axit asobic ( tức vitamin C) và các hoạt chất sinh học khác phân hủy còn nhanh hơn. Cho nên để đảm bảo rau quả chế biến vẫn giàu vitamin, phải chú ý đến sự phong phú vitamin ở đầu vào, tức chất lượng rau quả dùng để chế biến. Kinh nghiệm chế biến, chọn lựa các rau quả được trình bày tỉ mỉ trong sách này, kể cả thực đơn pha chế giữa chúng với nhau… nhằm mục đích bảo tồn vitamin và các hoạt chất sinh học khác.

Ngoài ra, dịch quả còn có tác dụng chữa bệnh và dưỡng sinh, như điều hòa huyết áp, cải thiện khả năng ống tiêu hóa, khắc phục các bệnh về thận chủ yếu là giúp cơ thể phòng và chống rất nhiều bệnh khác nhau, nhất là các bệnh do thiếu vitamin đã nói ở trên gây ra.

 

Lượt xem : 35276 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo