Trang chủ --> Dinh dưỡng --> Những THỰC PHẨM THÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG SỬ DỤNG
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những THỰC PHẨM THÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG SỬ DỤNG

 

 

    (Thế giới matxa) - Dưới đây là 18 loại thực phẩm gồm thịt, cá, trứng và những lưu ý kiêng kỵ khi sử dụng . Mời bạn đọc tham khảo và cho ý kiến.

Ảnh minh họa

1. Chim sẻ:

            + Giá trị dinh dưỡng:

            Thịt chim sẻ tính ôn,  có tác dụng tráng dương ích khí, bổ tinh tủy, làm ấm nóng lưng gối. Nếu cơ thể suy nhược, đầu váng tai ù, suốt ngày mệt mỏi, hoặc người già phủ tạng hư tổn, dương hư, cơ thể suy nhược ban đêm đi tiểu nhiều đều có thể dùng chim sẻ để điều trị. Mỗi lần 5 con chim, bổ long, phủ tạng, cho gia vị dầu, muối nấu chín lên ăn. Chỉ cần ăn vài lần là thấy hiệu quả. Khi ăn chim sẻ để chữa bệnh, nếu cho thêm các loại thuốc bổ khí bổ huyết vào thì không những có thể cháng dương mà còn bổ thận, bổ huyết, hiệu quả càng cao, hiệu quả chữa trị càng nhiều. Nam giới rất sợ thận suy, liệt dương, dương vật không cương lên được bị bệnh này sẽ làm họ buồn phiền. Nếu dùng chim sẻ ngâm rượu uống thì có thể khôi phục được sự mạnh mẽ hăng hái như trước.

            + Kiên kỵ khi sử dụng:

            - Vào mùa xuân và mùa hạ không nên ăn chim sẻ cùng với gan lợn, mùa đông thì ăn được.

            - Chim sẻ không ăn cùng với đồ biển.

            2. Chim bồ câu:

            + Giá trị dinh dưỡng:

            Thức ăn bồi bổ có rất nhiều thứ, nhưng tốt nhất là nên dùng bồ câu trắng. Bồ câu trắng sức sinh sản rất mạnh, dược tính mạnh. Vì vậy người ta cho rằng bồ câu trắng là thức ăn tối để phù trợ dương khí làm mạnh cơ thể. Sự thực để bồi bổ thận làm cơ năng mạnh mẽ thì trứng bồ câu trắng mạnh hơn thịt bồ câu trắng. Trứng và thịt bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bồ câu trắng không chỉ thích hợp cho nam giới mà phụ nữ, trẻ em đều thích hợp để bồi bổ sức khỏe.

            Sau khi ấm cơ thể suy nhược, tinh thần sút kém cũng có thể dùng bồ câu trắng để bồi bổ. Thịt bồ câu dễ được cơ thể hấp thụ, nước hầm chim bồ câu thịt thơm ngon, kích thích vị giác nên cũng gián tiếp kích thích tiết vị dịch  vị tiêu hóa, gây nên cảm giấc muốn ăn.

            + Kiêng kị khi sử dụng:           

            - Thịt bồ câu không nên ăn cùng với gan lợn, thịt lợn, ăn chung sẽ có thể gây chướng bụng.

            - Thịt bồ câu không nên ăn cùng với cá diếc, tôm, ăn chung có thể bị lên mề đay.

            3. Hươu

            + Giá trị dinh dưỡng:

            Thịt hươu từ xưa đến nay đều được mọi người công nhận là thức ăn bổ, nó không những có vị thơm ngon mà ăn song còn thấy cơ thể ấm áp, có tác dụng chống rét cho nên mọi người đều thích ăn thịt hươu vào mùa lạnh, nhất là người cơ thể suy nhược, sợ lạnh, sợ gió ăn vào càng thích hợp. Cách nấu thịt hươu cũng rất đơn giản, có thể hầm, nướng, ninh nhừ cũng có thể làm thịt hươu chúng giấm ăn. Nhưng muốn để thức ăn được bổ hơn thì cần cho thêm vào thịt hươu một số loại thuốc đông y.

            Dùng thịt hươu để chữa bệnh thì thịt hươu sao là tốt nhất. Ngoài thịt, đuôi, nhung hươu cũng là loại thuốc có tác dụng là vị thuốc nổi tiếng từ xưa đến nay được mọi người dùng làm thuốc bổ thận, Trong sách “Bản thảo cương mục” Lý Thời Chân đã viết: Nhung hươu sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích tâm, làm mạnh gân cốt, Trị được mọi chứng xuy tổn, ù tai hoa mắt choáng váng, hư lỵ. Dược lý hiện đại đã nghiên cứu và xác định nhung hươu thúc đẩy tái sinh các tổ chức, cớ thể làm tăng hồng huyết cầu, protein hồng cầu, có tác dụng của chất kích thích, thích hợp với  các bệnh như huyết áp thấp và bệnh trở ngại tuần hoàn mạn tính. Dương vật hươu có người gọi là thận hươu, lộc sung là bộ phận sinh dục bên ngoài của con hươu đực (gồm dương vật và quả cật), là thức ăn tốt có tác dụng ích tinh, bổ thận, chữa nam giới liệt dương, thận hư, tai ù, phụ nữ tử cung hàn lạnh không có thai. Thông  thường chọn một bộ dương vật hươu (cả quả cật) rửa sạch, thái nhỏ kết hợp với các bài thuốc dân gian sẽ có tác dụng ích tinh bổ thận, hầm lên ăn công hiệu càng lớn.

            + Kiêng kị khi sử dụng:

-         Thịt hươu không được ăn cùng thịt vịt, cá, tôm.

-         Mùa hè không được ăn thịt hươu.

4. Thịt gà:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Gà là loại thực phẩm rất thông dụng của người Việt Nam. Món ăn từ thịt gà rất có lợi cho sức khỏe con người.

Thịt gà vị ngọt tính hơi ôn, có tác dụng ôn trung ích khí bồi dưỡng ngũ tạng, bổ tủy, giữ thai lợi sản. Người mắc bệnh chứng sợ lạnh có thể ăn thịt gà. Đặc biệt là người hư hao quá sức, tiêu chảy, kiết lỵ, sau khi sinh thiếu sữa, suy nhược sau khi ốm, nếu ăn được thịt gà thì không những xoay chuyển được biểu hiện của bệnh tật, mà còn bồi bổ cơ thể, có lợi cho khôi phục sức khỏe. Cũng cần phải nói rằng, thịt gà không những thơm ngon, mà từ xưa đến nay được coi là thuốc thánh của phụ khoa, có tác dụng với các bệnh: Hư lao, tiêu khát, hoạt huyết, kiết lị, băng huyết, đái hạ và cả chứng không có thai ở phụ nữ, kinh nguyệt không đều, bị hư tổn sau khi sinh.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Thịt gà tuy dàu dinh dưỡng, nhưng người bị cảm lại không nên ăn. Vì cảm thường đi đôi với sốt nhức đầu, mất sức, tiêu hóa kém, nên ăn thanh đạm để tiêu hóa là tốt nhất. Lúc này nếu ăn thịt gà thì tính ôn nhiệt của thịt gà làm bệnh nặng thêm, hoặc bệnh kéo dài lâu khỏi.

5. Thịt Thỏ:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Thịt thỏ vị thơm ăn lâu ngấy, về mặt dinh dưỡng, thịt thỏ có giá trị đặc biệt là loại thịt có chứa nhiều chất đạm, ít chất béo, ít cholesterol.

Thịt thỏ mềm, thịt thớ, ăn vào dễ tiêu hóa, nên là loại thịt lý tưởng đối với người viêm thận mạn tính, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm kết tràng. Thịt thỏ còn chứa nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể và các vitamin, nhất là axit amin sắc tố. mà cơ thể hay bị thiếu, thì trong thịt thỏ lại tương đối cao, bởi vậy thịt thỏ có đủ dinh dưỡng cho tế bào mà không có chất hại nào đọng lại. Thịt thỏ còn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chống tế bào lão hóa, có tác dụng đối với trẻ đang lớn, kéo dài tuổi thọ đối với người cao tuổi. Thịt thỏ có tác dụng tăng cường thể chất nhưng lại không làm người bị béo phì. Đó là nguyên nhân chính khiến mọi người thích ăn loại thịt này.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Theo kinh nghiệm dân gian thịt thỏ không được ăn với thịt vịt vì có thể bị tiêu chảy. Thịt thỏ kị rau cải trắng, kiều mạch.. Thịt  thỏ kị vỏ quýt, bàn hạ, khổ sâm, cam thảo. Khi uống thuốc có các vị nói trên không được ăn thịt thỏ.

6. Thịt ba ba:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Ba ba rất giàu dinh dưỡng và là món ăn bổ. Không những dễ tiêu hóa, nhiệt lượng cao mà còn có giá trị làm thuốc. Toàn thân con ba ba đều được dùng để làm thuốc. Thịt ba ba có tính hàn có tác dụng bổ âm dương, bổ thận, kiện vị, có thể chữa cơ thể suy nhược, lai phổi, can tỳ sưng. Mai ba ba tên thuốc là miết giáp nấu thành keo, gọi là keo mai ba ba, có tác dụng ích âm, ích thận, kiện vị, trữ nhiệt, tán kết, tiêu nhọt cũng có thể làm tan máu bị đông, điều kinh, tiêu tỳ thũng, trừ lao lực. Cao miết giáp bổ thận, tư âm chích hợp với chứng thận yếu, suy nhược, nhức đầu, di tinh. Nghiên cứu hiện đại xác nhận, mu ba ba có tác dụng ức chế các tổ chức tăng sinh nâng cao protein trong máu, có thể làm tiêu phù nề, tăng cường sức đề kháng cho người bị khối u. Đầu ba ba, tiết ba ba đều có thể dùng làm thuốc.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Khinh nghiệm dân gian cho thấy, thịt ba ba không được ăn cùng với thịt mèo, thịt thỏ, thịt vịt, trứng vịt.

- Ăn thịt ba ba không được uống các vị thuốc dân gian có rau sam, bạc hà.

- Phụ nữ có thai và sau khi sinh hoặc người bị tiêu chảy không nên ăn.

7. Hải sâm

+ Giá trị dinh dưỡng:

Hải sâm là loại đồ biển có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu chất đạm các axit amin, vitamin  và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và I ốt. Hàm lượng cholesterol trong hải sâm rất thấp, hầu như không có, nên hải sâm là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu, sơ vữa động mạch, ung thư hoặc có bệnh lý mạch vành…

Theo kinh nghiệm dân gian, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết, ích tinh nhuận táo, thường dùng cho những người bị lao lực, thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh, thận dương hư nhược gây nên tình trạng liệt dương, di tinh, suất tinh sớm, di niệu…

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Những người bị lị, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh thì không nên dùng.

- Khi ăn hải sâm không nên dùng các đơn thuốc có cam thảo.

8. Tôm biển:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. So với thịt lợn nạc, lượng đạm của tôm biển cao hơn 20% , tí chất béo hơn khoảng 40%. Theo dân gian, tôm vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, khử độc.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

Những người bị dị ứng với tôm, bị viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay có các cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, bụng khô miệng khát, đại tiện khó, tiểu tiện sản đỏ) thì không nên ăn tôm.Ngoài ra, tôm biển không nên ăn cùng thịt dê và khi dùng không được uốn vitamin C.

9. Cua biển:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì ngon và giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu hiện đại cứ mỗi 100g cua biển thì có tới 15g chất đạm, 26g chất béo, 141mgcanxi, 191mg phốt pho, 0.8mg sắt, cùng nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin, đặc biệt là vitamin A.

Theo dân gian, cua tính lạnh, vị hàn, có công dụng thanh nhiệt, tán ứ, thông kinh lạc và giúp liền xương nhanh. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư yếu (biểu hiện bằng các triệu chứng chư rễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát), những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da (có ngứa dai dẳng) và những người bị dị ứng cua thì không được dùng.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

Không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Đừng bao giờ ăn cua không được tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối, nát và biến thành chất độc gây hại cho cơ thể.

10. Mực:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Là loại đồ biển rất dễ ăn và dễ chế biến. Theo nghiên cứu hiện đại trong 100g mực chó chứa 1.3g chất đạm, 0.7g chất béo, nhiều canxi, phốt pho, sắt, và các vitamin. Theo dân gian, mực vị mặn, tính bình, có công dụng bổ can thận, bổ tâm thông mạch, đường huyết tư âm, Dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, thiếu sữa sau sinh.

+ Kiêng kị khi sử dung:

Những người tì thận dương hư (biểu hiện bằng các triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục) thì không nên ăn mực.

- Nên ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, hạnh liễn, bạch cập.

11. Ngao:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu trong 100g ngao có chứa 10.8g chất đạm, 1.6g chất béo, 4.6g chất đường, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin. Theo dân gian, ngao có công dụng bổ âm, hóa đờm, nhuyễn kiên, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…)

Ngao là loại thực phẩm rất có lợi cho những người cao huyết áp, rối loạn lipit máu, sơ vữa động mạch, ung thư, phì đại tiền liệt tuyến lành tính.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Ngao vị mặn, tính lạnh nên những người bị tì vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát thì không nên dùng.

12. Hàu:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Còng gọi là mẫu lệ, là loại đồ biển rất giàu các axit amin cần thiết, các vitamin, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là đồng và kẽm.Theo dân gian, hàu vị ngọt, mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm dưỡng huyết, hoạt huyết bổ ngũ tạng, rất thích hợp cho những người thuộc thể bệnh âm hư.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Những người tì vị hư hàn, bị bệnh phong hoặc những bệnh da liễu cấp và mãn tính thì không nên dùng.

13. Sứa:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Dân gian cho rằng, sứa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, hạ áp, khu phong trừ thấp, tiêu ích, nhuận tràng, là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa, cao huyết áp, chúng độc không rõ nguyên nhân.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

 

- Những người tì vị hư hàn thì không nên dùng vì sứa chứa nhiều nước, rất dễ biến chất nên khi ăn phải lựa chọn hết sức cẩn thận.

14. Thịt lươn:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Từ xưa lươn được coi là thực phẩm bổ dưỡng,. Lương tính can ôn, nhập 3 kinh: can, tỳ, thận, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn dương ích tỳ, bổ gan thận, khử phong thông kinh lạc. Đông y xác nhận lươn là thuốc ôn bổ cường tráng, thích hợp với khí huyết đều hư, bị suy nhược sau khi sinh, cơ thể gầy yếu, đau vùng lưng thận, tay chân bất lực, tê dại phong thấp, sa tử cung, méo mồm, lác mắt. Lươn vàng còn có thành phần hạ đường trong máu rất tốt đối với người bệnh tiểu đường.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Lươn không ăn cùng thịt chó, nếu không có thể chảy máu dạ dày.

- Lươn xanh không ăn cùng rau kinh giới, nhưng đối với loại lươn vàng thì không hề gì.

- Người hay bị dị ứng ăn lươn phải thận trọng. 

15. Cá chép:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Theo kinh nghiệm dân gian vào mùa thu, đông muốn tẩm bổ cơ thể nên ăn cá chép vừa ích khí lại bổ huyết. Cá chép ngoài thịt có vị thơm ngon, được làm món ăn bổ dưỡng, mọi bộ phận của cá còn có thể làm thuốc. Thí dụ người già cơ thể suy nhược, thận khí yếu kém làm tiểu tiện kém, ăn canh cá chép với đậu đỏ sẽ có chuyển biến tốt. Mật cá chép là thuốc tốt làm sáng mắt, thanh nhiệt. Lấy mật cá chép ra treo lên hong khô hoặc vắt mật cá vào lọ để khô, nghiền thành bột có thể chữa đau mắt đỏ, nhọt độc, đau họng. Nhưng mật cá chép độc không được dùng quá liều lượng.

 

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Cá chép không được ăn cùng thịt chó vì dễ bị đầy bụng.

16. Cá diếc:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Cá diếc thịt mềm, ngon, dàu chất dinh dưỡng. Thịt cá diếc chứa nhiều đạm nhưng lại ít chất béo. Trong thịt cá còn chứa nhiều đường, muối vô cơ, vitamin đều là thứ cần thiết cho cơ thể. Cho nên cá diếc không những ăn ngon mà còn là món ăn bổ.

Cá diếc còn có tác dụng về thuốc rất rộng. Hàng năm đến mùa đông xuân là mùa hay phát sinh bệnh sởi khắp nơi, trẻ con rất dễ bị mắc.Dân gian cho rằng bệnh sởi mọc được mới thuận, nếu bị sởi mà mụn sởi không mọc ra được là biến chứng. Cho nên trẻ con mới bị lên sởi do cơ thể suy nhược nên mụn sởi không mọc dễ dàng hoặc mọc lên chậm. khi đó nên nấu cá diếc cho thêm một ít muối để trẻ ăn thịt cá và uống nước canh sẽ làm cho mụn sởi mọc nhanh, “sớm mọc sớm bay” rút ngắn được giai đoạn bị bệnh và cũng tránh được sinh biến chứng. Sauk hi sởi đã mọc đều có thể cho ăn cá diếc nấu với đậu phụ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Cá diếc không nên cùng ăn với rau cải, dễ sinh thủy thũng.

- Cá diếc không nên ăn cùng với gan lợn, dễ gân nên khí trệ đầy ứ trong gan.

- Cá diếc không nên ăn cùng với các vị thuốc đông như sơn dược, hậu phát, mạch đông, cam thảo.

17. Cá trèn:

+ Giá trị dinh dưỡng:

Cá trèn còn gọi là cá nhệch, lưng trắng. Lý Thời Trân gọi loại cá này là: “Hình dạng như con rắn, lưng có vẩy, kéo dài đến đuôi, không vẩy, có lưỡi, bụng trắng, lưng có độc, con lớn dài hàng thước rất béo”. Loại cá này có tính hung dữ, chuyên ăn cá lớn, cua, côn trùng dưới nước, giun, thậm chí cả chuột, một số con vật cũng bị nó săn bắt. Vì là loại thích ăn thịt nên thịt cá thơm ngon, giàu đạm, chất béo và vitamin A, là loại cá quý dùng làm thức ăn.Vì cá trèn giàu dinh dưỡng nên được mọi người rất coi trọng, dân gian coi là thức ăn quan trọng để bổ trợ chữa bệnh và đã ghi chép vào trong sách, tổng kết được nhiều kinh nghiệm phong phú.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

- Ăn cá trèn không nên ăn cùng cam thảo, bạch quả, vì dễ bị nhiều đờm, tiêu chảy.

18. Cua:

+ Tác dụng và dinh dưỡng:

- Nhiều người thích ăn cua, thịt cua ngoài ăn ngon còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong thịt cua có vitamin A, chất béo, chất đạm và các chất khoáng mà cơ thể cần thiết như canxi, lân, sắt. Vì vậy, thịt cua còn có tác dụng chữa bệnh. Dân gian thường dùng cua để chữa bệnh thủy thũng, không muốn ăn sẽ dùng cua thái ra nấu cháo ăn. Loại cháo này sẽ kích thích cảm giác thèm ăn và bệnh thủy thũng cũng sẽ hết.

+ Kiêng kị khi sử dụng:

Cấm kị về ăn cua, trong dân gian có nhiều cách nói thí dụ: Cua không nên ăn với quả hồng. Cách nói đó không còn cơ sở khoa học, nhiều khi chỉ là lời truyền tụng mà thôi. Cấm kị lớn nhất là ăn cua không được tươi. Hương vị tươi của cua là ở axti amin. Chất này rất dễ thối nát và khi đã thối rữa lại là chất độc, cho nên nhiều người ăn chỉ nên chọn cua sống. Không ăn cua chết là có lý, dù cho cua mới chết, ăn phải cũng có thể bị độc.

- do cua giàu đạm và chất béo, nên người tiêu hóa yếu hoặc loét ruột cũng không nên ăn quá nhiều.

- Cua không được ăn với quả hồng, rau kinh giới

Lượt xem : 39870 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo