Trang chủ --> Dinh dưỡng --> các món ăn kị nhau theo quan niệm dân gian
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

các món ăn kị nhau theo quan niệm dân gian

 

 

     (Thế giới matxa) - Theo quan niệm dân gian, món ăn có sự tương sinh – thực phẩm ăn cùng lúc với nhau sẽ làm tăng tính bổ dưỡng bổ dưỡng của nhau, và tương khắc – dùng chung làm giảm tính bổ dưỡng của thực phẩm, hay gây bất lợi cho việc tiêu hóa.

Ảnh minh họa

          Nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy rằng món ăn cũng như thuốc chữa bệnh khi đưa vào cơ thể sẽ có sự tương tác phản ứng với nhau theo hai chiều hướng tích cực (hỗ trợ, bổ sung cho nhau chống lại được bệnh tật…); tiêu cực (nếu là thực phẩm có chứa chất độc hại thì ăn vào có thể gây ngộ độc, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng như: các loại nấm độc, thịt cóc và phủ tạng có lẫn chất độc bufogin từ nhựa cóc, cá nóc có chứa chất độctetrodomin, hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn 9do ôi thiu), nhiễm độc (có dư lượng chất bảo vệ thực vật quá cao)… Theo dân gian, có những loại thực phẩm khi dùng chung với nhau sẽ không có lợi cho việc tiêu hóa, sức khỏe, hay tùy theo cơ địa của mỗi người mà dùng thức ăn. Ví dụ “Những người có tì, vị hư hàn – lạnh bụng, hay bị tiêu chảy thì cần hạn chế dùng các món ăn lạnh, những người bị thể nhiệt – hay bị táo bón thì không dùng những thực phẩm có tính nóng”.

          Khi chế biến, sử dụng thực phẩm, bạn cần lưu ý tránh nấu hoặc ăn cùng các loại thức ăn kị nhau. Chẳng hạn thịt bò, thịt trâu không nên ăn cùng lươn và hẹ. Một số thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

          Trong thực phẩm cổ truyền phương đông việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không những giúp cho mọi đồ ăn, thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả cho cơ thể và làm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn mà còn phòng ngừa một cách tích cực các bệnh tật “theo miệng vào” (bệnh tong khẩu nhập). Sau đây là một số lời khuyên của dân gian về vấn đề kiêng kị giữa các loại thực phẩm.

- Cá diếc – đường: Không nên ăn chung vì sẽ bị nha cam ăn mũi.

- Cá diếc – rau cải: Không nên ăn chung vì sẽ bị phát thủy thủng.

- Cá diếc – tỏi : Không nên ăn chung vì sẽ vị tích nhiệt.

- Không nên ăn cà cùng ba ba, chuối và cá quả, cũng không nên ăn cùng rong biển vì sẽ làm mất hết chất tối có trong rong biển.

- Không nên ăn ớt cùng gan dê, đu đủ và củ cải.

- Thịt lợn không nên ăn cùng kiều mạch vì dễ gây rụng tóc, cũng không nên ăn cùng thịt chim bồ câu và cá diếc vì dễ gây đầy bụng.

- Mặt lợn không nên ăn cùng quả hồng vì sẽ bị sỏi thận.

- Không nên ăn bong bóng lợn với quả thông 5 lá vì sẽ dẫn đến tỳ hư, hoạt tinh.

- Tủy lợn không ăn cùng hạt dẻ vì dễ bị táo bón.

- Ruột gà, lợn không nên ăn cùng khoai môn (dễ gây tiêu chảy) và thịt thỏ (dễ gây đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu).

- Không ăn tiết lợn với rau chân vịt (cải bó xôi) và các loại trái cây có độ chua cao vì có thể gây sỏi tiết niệu.

- Thịt dê không nên ăn cùng kiều mạch và đậu đỏ.

- Không nên ăn cật dê cùng đậu đỏ và thịt gà rừng.

- Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá.

- Thịt chó kị hạnh nhân, đậu xanh, cá chép, lợn, chạch. Sauk hi ăn thịt chó không nên ăn thịt vịt vì dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, thịt chó còn kỵ cải trắng và kiều mạch.

- Thịt bò, thịt trâu không nên ăn cùng với lươn và hẹ.

-  Thịt lợn không nên ăn cùng ốc bươu, cam thảo.

- Gan dê không ăn cùng với măng tre.

- Măng tre không dùng chung với mạch nha.

- Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

- Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm bụng chướng đầy hoặc gây ra giun sán)..

- Cua không nên dùng với cam, quyết (vì dễ gây bồn nôn).

- Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả ly.

- Quả ly không nên nấu chung với cá trắm đen.

- Cua không nên ăn với mật ong, kem sẽ làm ứ trệ ở dạ dầy.

- Cua không nên ăn với bí đỏ.

- Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.

- Lươn kị nấu với táo đỏ.

- Ngô kị nấu với ốc.

- Không nên ăn mật ong cùng hành tăm (củ nén) vì hai thứ này kị nhau sinh độc.

- Mật ong rất kị đậu phụ, ân hai thứ này cùng lúc có thể gây ngộ độc chết người.

- Không ăn mật ong, mật mía cùng tỏi vì chúng rất kị nhau nên sinh ngộ độc chết người.

- Đường cát rất kị măng cụt, ăn hai thức này có thể sinh ngộ độc.

- Củ sắn (khoai mì) rất kị với nhãn lồng, me xoài và ổi. Ăn những thức này cùng lúc cũng sinh ngộ độc.

- Thịt con kì đà rất kị với giấm, gừng ăn cùng có thể gây ngộ độc chết người.

- Thịt chó rất kị với lá dây kềm là loại lá rất giống lá mơ, nếu ăn thịt chó mà ăn nhầm lá này sẽ gây ngộ độc.

- Cháo rắn hổ mang rất kị với bồ hóng, nếu ăn cháo mà bồ hóng rơi vào sẽ gây ngộ độc chết người.

- Thịt trâu rất kị với thịt lợn vì vậy ăn cùng cũng sẽ sinh độc.

- Thịt cá chép rất kị với lá tía tô, ăn chung hai thứ này có thể sinh độc, gây mụn nhọt.

- Các loại thịt như thịt chó, thịt chim trĩ, đều rất kị với hành tăm (củ nén), nếu ăn cùng sẽ sinh độc.

- Thịt ba ba rất kị với lá bạc hà, ăn cũng sẽ gây ngộ độc.

- Tiết canh lợn hay tiết canh vịt rất kị với rau dền, nếu ăn cùng sẽ gây ngộ độc hay tiêu chảy.

- Không nên ăn thịt lợn cùng với thịt lừa, thịt ngựa vì chúng kị nhau sinh độc.

- Không ăn dê cùng lúc với gỏi cá sẽ gây ngộ độc

- Thịt ba ba và lá sam, nếu ăn cùng lúc, cùng ngày sẽ đau bụng.

- Thịt gà và rau kinh giới, nếu ăn cùng ngày sẽ bị phong ngứa.

- Chuối hột, mật và đường nếu ăn cùng lúc, cùng ngày sẽ bị chướng bụng.

- Tráng trứng vịt với tỏi gây ra chất rất độc hại.

- Cam quýt và sữa bỏ trước (sau) 1 giờ nếu uống sữa bò thì không được ăn cam quýt.

- Sữa bò và nước hoa quả: Sauk hi uống sữa bò hoặc sản phẩm có sữa lại ăn hoa quả hoặc nước hoa quả, sẽ bị tiêu chảy.

- Khoai lang và quả hồng: Khoai có nhiều tinh bột, ăn nhiều kích thích dạ dày, lâu dần sẽ hình thành sỏi dạ dày, nặng sẽ gây dạ dày loét, chảy máu.

- Không ăn thịt dê cùng lúc với gỏi cá sinh ngộ độc.

- Lươn, cá trạch, cá trê không ăn cùng với hà thủ ô.

- Khi dùng các loại thuốc bổ như nhân sâm, nhung hươu, đản sâm, bạch truật, sơn dược, hoàng kì, địa hoàng, hà thủ ô…không được ăn củ cải, uống nước trà và thức ăn tính kiềm.

- Khi dùng cát cánh, cam thảo, hoàng lien, ô mai kiêng ăn thịt chó.

- Khi uống hoàng lien, ké đầu ngựa, cam thảo cần kiêng thịt lợn.

- Uống uy linh, thổ phục linh kiêng uống trà.

- Uống đản sâm, phục linh kiêng ăn nấm.

- Khi dùng bạc hà kiêng ăn thịt ba ba.

- Thường xuyên dùng sơn dược kiêng hành sống

- Khi dùng miệt giáp (mai ba ba) kiêng rau dền.

- Dùng kinh giới kiêng cua, cá

- Uống mật ong kiêng hành tỏi.

- Bạch truật kiêng ăn đào, mận.

- Địa long kiêng ăn với đậu phụ.

- Không cho thêm đường khi uống thuốc bắc.

Lượt xem : 13536 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo