Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Sưởi ấm những trái tim đường phố
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sưởi ấm những trái tim đường phố

 

          Chương trình “Đón Tết của những người tha hương, cơ nhỡ” được Giám đốc Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam Trần Duyên Hải thực hiện đã 15 năm nay. “Ngày Tết ai chẳng muốn có một mái ấm gia đình để về. Những người lang thang, cơ nhỡ ở Hà Nội ngày Tết thường đến các điểm vui chơi, di tích lịch sử để làm nghề đánh giày, ăn xin…Từ 15 năm trước tôi đã có ý tưởng đưa họ về Trung tâm của mình ăn Tết và đã thực hiện được đến nay”- ông Hải chia sẻ.

“Hận ơi! Dậy có người gặp” - cô gái trẻ lảnh lót gọi với lên gác xép. “Dạ” - tiếng trả lời đùng đục, ồm ồm cất lên. Ánh sáng bàng bạc hắt qua ô cửa sổ nhỏ chỉ đủ để nhìn rõ mặt người. Hận gạt tấm chăn về một góc, tay lần lần tìm thành giường rồi buông chân xuống. Nhiều ngày nay, cậu đã ăn, uống thuốc rồi lại nằm ở đó. Cả cái Tết này, Hận cùng với 37 người lang thang, cơ nhỡ được trú trong không gian ấy. Dù những ngày xuân có mưa phùn, ẩm ướt và lạnh giá, dù nơi ở không được rộng rãi nhưng họ đã cảm thấy ấm lòng khi được cưu mang, bao bọc bởi tình thương và lòng nhân ái của con người.

Câu chuyện cảm động của chàng trai khiếm thị

Nguyễn Văn Hận, 26 tuổi, ở xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Trước mặt chúng tôi, Hận thật hiền lành và đáng thương. Cậu kéo cổ áo sơ mi ra, để lộ một mảng da bất thường trông như vết sẹo bỏng sâu. Mảng sẹo từ dưới chân tóc kéo dài ra phía trước ngực. Ánh mắt của Hận cứ ngước lên, chớp chớp như cố nhìn thấy một cái gì đó trước mặt mà đành bất lực. “Em không nhìn thấy gì từ trong bụng mẹ” – cậu giải thích rồi lần lượt lý giải hành trình lưu lạc từ Bạc Liêu ra Hà Nội rồi có mặt tại Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm).

Hận mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cậu lang bạt khắp nơi, kiếm sống bằng nghề bán vé số. Ông trời lấy đi đôi mắt của Hận nhưng bù lại cho em một giọng hát làm phương tiện nuôi sống bản thân. Cũng giống như nhiều người nghĩ về Hà Nội như một miền đất hứa, năm 2006, Hận theo bạn bè ra Hà Nội hát rong kiếm sống. Cậu lang bạt khắp Hà Nội, “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Nơi trú ngụ của em là vỉa hè, gầm cầu. Hận đâu cần nơi ở đẹp đẽ vì trước mắt cậu lúc nào cũng chỉ là bóng tối.

Năm 2008, Hận thấy nổi hạch quanh cổ, có lần hát xong, máu tứa ra bên ngoài cổ. Em được đưa vào bệnh viện và được kết luận mắc bệnh lao hạch. Hận mang theo nỗi lo lắng về quê chữa bệnh. Ở Bạc Liêu, bác sỹ bảo em phải chuẩn bị nhiều tiền lên Sài Gòn chữa bệnh – khoảng chừng trăm triệu gì đó.

Với một đứa con đường phố, Hận chẳng bao giờ nghĩ đến con số đó chứ nói gì là của mình để mang đi chữa bệnh. Không còn cách nào, em quay trở ra Hà Nội, mặc kệ số phận. Và rồi may mắn khi Hận được các thành viên của diễn đàn “Người tôi cưu mang” và Câu lạc bộ nhân ái giúp đỡ. Họ dẫn em đi bệnh viện, hàng tháng quyên góp chi trả tiền chữa bệnh cho em. “Bây giờ thì em sung sướng lắm rồi” – Hận cao giọng – “Em đã khỏi bệnh, nhưng vẫn phải uống thêm thuốc. Tết này lại được ăn Tết ở trong nhà, trong Trung tâm của thầy Hải cũng được ăn bánh chưng, uống nước ngọt, không sợ mưa rét như ngoài đường phố”.

Bỗng chốc câu chuyện quay trở về thực tại. Hận thấy mình như nằm mơ khi được ăn Tết ở Trung tâm. Nếu như không có ông Trần Duyên Hải, Giám đốc Trung tâm thì những ngày Tết vừa qua, Hận vẫn như một số người không gia đình lang thang ở Hà Nội. Hận cùng 38 người tha hương cơ nhỡ được đón về Trung tâm của ông Hải ăn Tết Nguyên đán từ 28 Tết đến tận bây giờ. Những người tha hương được hưởng một cái Tết trọn vẹn với đúng phong tục cổ truyền, được sống và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn dưới mái nhà chung đầy ấm áp. Hỏi Hận: “Em có ước mơ gì không?”, khuôn mặt em chợt bừng sáng, nói vội như sợ người ta lấy mất ước mơ: “Có chứ! Em ước được học chữ nổi, học nghề mát xa, thuốc nam…”.

 

Nguyễn Văn Hận tâm sự với phóng viên tại nơi trú ngụ trong dịp Tết Quý Tỵ ở Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam.

 

Nơi trái tim rộng mở 

Nằm trong con hẻm ngoằn ngoèo ở ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam từ lâu là địa chỉ đỏ cho những hoàn cảnh lang thang, cơ nhỡ đến tá túc. Chương trình “Đón Tết của những người tha hương, cơ nhỡ” được Giám đốc Trung tâm Trần Duyên Hải thực hiện đã 15 năm nay. “Ngày Tết ai chẳng muốn có một mái ấm gia đình để về. Những người lang thang, cơ nhỡ ở Hà Nội ngày Tết thường đến các điểm vui chơi, di tích lịch sử để làm nghề đánh giày, ăn xin…Từ 15 năm trước tôi đã có ý tưởng đưa họ về Trung tâm của mình ăn Tết và đã thực hiện được đến nay”- ông Hải chia sẻ.

Tết Quý Tỵ, Trung tâm đã đón một số người ở xóm trọ sau chợ Long Biên và khu vực bãi giữa sông Hồng. Chương trình năm nào cũng diễn ra từ 28 đến mùng 5 Tết, nhưng có nhiều người ở đến qua Rằm tháng Giêng. “Tết năm ngoái có 37 người đến, năm nay có 39 người, trong đó có 1 gia đình 4 người và 1 gia đình 2 người. Có người không biết địa chỉ đã gọi điện về Trung tâm và chúng tôi cho người ra đón. Tôi chỉ muốn năm sau nhiều người biết tới chương trình này hơn để đến đây đón Tết” – ông Hải kể.

Anh Phạm Văn Đại, lang thang không nhà ở Hà Nội cho biết: “Sống ở đây chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ, ấm cúng và được đón một cái Tết đúng nghĩa. Chúng tôi được đón giao thừa, mỗi bữa cơm Tết đều có bánh chưng, thịt gà nấu đông, sườn nấu khoai tây, giò, chả… đầy đủ”. Theo thầy Hải thì có lẽ do buồn về thân phận của mình và có nỗi niềm day dứt nên suốt cả những ngày Tết, họ ít khi ra ngoài, chỉ đi chơi rồi về. Triển khai 15 năm, đến nay Trung tâm đã đón được hơn 500 người tha hương về ăn Tết.

Nguồn kinh phí chính để tồn tại và phát triển của Trung tâm để tổ chức những chương trình này thu từ hoạt động của văn phòng giới thiệu việc làm. Những học sinh sau khi được đào tạo nghề tại đây đi làm việc ở các đơn vị mới thì được đơn vị đó ủng hộ để tái đào tạo. Trung tâm cũng nhận được một số sự ủng hộ của doanh nghiệp, cá nhân vào các dịp lễ, Tết như bánh chưng, con gà, bánh kẹo, tiền… “Chương trình để lại ấn tượng tốt, mọi người ra đi đều vui vẻ. Nếu tỉnh, địa phương nào cũng có phong trào thế này thì Tết chúng ta không phải thấy người lang thang, cơ nhỡ không có nơi để về” - ông Hải nhấn mạnh.

Khá nhiều tổ chức từ thiện biết đến Trung tâm của ông Hải nên đã hướng dẫn người lang thang cơ nhỡ về đây tá túc trong một khoảng thời gian, nhất là khi cả Hà Nội nghỉ ngơi sau một năm lao động.

Tấm lòng và ý tưởng tổ chức chương trình Tết cho người tha hương của ông Giám đốc Trung tâm thật là đặc biệt. Những câu lạc bộ, những diễn đàn, tổ chức làm từ thiện có thêm một địa chỉ để phối hợp giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Người tốt vẫn luôn ở quanh ta. Việc thiện không phải là những gì to tát

 

Trần Hằng - Việt Hà

 

Hoàng Kim (theo CAND Online)  

Lượt xem : 16049 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo