tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Quản lí hoạt động làm và sử dụng đồ dùng, phương tiện giáo dục và dạy học phù hợp với trẻ khuyết tật
1.2.4.4. Quản lí hoạt động làm và sử dụng đồ dùng, phương tiện giáo dục và dạy học phù hợp với trẻ khuyết tật
Đồ dùng, phương tiện giáo dục và dạy học của trẻ khuyết tật là điều kiện có vai trò gần như tiên quyết để đảm bảo cho trẻ có thể tham gia vào các hoạt động học tập. Bên cạnh bộ thiết bị, đồ dùng giáo dục và dạy học chung, mỗi nhà trường cần chú ý đến những phương tiện, thiết bị, đồ dùng đặc thù dành riêng cho từng dạng trẻ khuyết tật, cụ thể:
Dạng khuyết tật |
Yêu cầu về đồ dùng và phương tiện dạy học |
Khiếm thị Mù
Nhìn kém |
|
Giấy viết: sách giáo khoa nổi (Braille); sách truyện tranh hình nổi; sách nói; bộ đồ dùng dạy học; bộ đồ chơi; bảng viết; dùi viết; bộ vẽ hình; bàn tính soropan; máy chữ... |
|
Sách phóng to, sách truyện tranh phóng to, tranh vẽ, bộ phương tiện dạy học, kính, bảng chỉnh dòng, bút viết chuyên dụng; giá viết... |
|
Khiếm thính |
Sách ngôn ngữ kí hiệu: băng hình kí hiệu; sách hình và khái niệm; máy trợ thính; bộ đồ dạy học... |
Chậm phát triển trí tuệ |
Bộ tranh hình; bộ đồ dùng học tập bằng nhựa; bộ lắp ghép; sách giáo khoa biểu tượng,... |
Ngôn ngữ và giao tiếp |
Bộ sách luyện phát âm; băng luyện phát âm; tập đọc; băng hình luyện phát âm; bộ phương tiện hỗ trợ phát âm;... |
Vận động |
Xe lăn; bút viết chuyên dụng; bộ đồ chơi cho trẻ khuyết tật vận động; giá đỡ; ghế cho trẻ ngồi học; bộ phương tiện phát triển vận động; giấy viết chuyên dụng;... |
Để đảm bảo có đồ dùng, phương tiện cho từng dạng trẻ khuyết tật, Hiệu trưởng cần tính đến các nguồn:
- Nguồn được cung ứng tới trường học từ Bộ GD&ĐT
- Nguồn do giáo viên và học sinh tự thiết kế, tự làm bằng những phương tiện sẵn có, rẻ tiền và hữu ích tại địa phương.
- Nguồn tìm kiếm, sưu tầm.
Trong quá trình giáo dục và dạy học, Hiệu trưởng cần quán triệt và chỉ đạo thực hiện việc sử dụng đồ dùng, phương tiện theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng đúng mục đích: Mỗi đồ dùng, phương tiện có một chức năng riêng, chúng phải được nghiên cứu sử dụng phù hợp với mục đích của công việc trong quá trình giáo dục và dạy học.
- Sử dụng đúng lúc: Trình bày vào lúc cần thiết của bài học, lúc học sinh cần nhất, mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm lí phù hợp nhất. Một đồ dùng, phương tiện sẽ được sư dụng có hiệu quả cao nếu nó xuất hiện vào đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến.
- Sử dụng đúng chỗ:
* Vị trí để trình bày hợp lí nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học có thể tiếp nhận thông tin từ các đồ dùng, phương tiện bằng nhiều giác quan. Đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kĩ thuật đặc biệt khác, như ổ điện, tủ hút khí độc, thiết bị cung cấp nước sạch và thoát nước bẩn,...
* Đặt ở những vị trí đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sin, đồng thời làm phải bố trí sao cho không ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập của các lớp khác.
* Phải cất đồ dùng, phương tiện chưa dùng, đến hoặc đã dùng rồi để tránh làm phân tán tư tưởng và sự tập trung chú ý của học sinh.
* Đối với đồ dùng, phương tiện lưu giữ bảo quản phải được sắp xếp một cách ngăn nắp, khoa học giúp giáo viên và học sinh dễ thấy, dễ lấy, để sử dụng.
- Sử dụng đúng mục đích bao gồm:
* Thời gian sử dụng phù hợp
* Phù hợp với yêu cầu của bài học
* Phù hợp với phương pháp dạy học
* Phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm hoạt dộng nhận thức củ từng dạng trẻ khuyết tật. Đồ dùng, phương tiện dạy học chỉ có hiệu quả khi trẻ khuyết tật thích thú khám phá nhận thức với đồ dùng, phương tiện đó.
1.2.4.5. Quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho trẻ khuyết tật
Đối với trẻ khuyết tật, hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội to lớn trong việc hình thành và phát triển kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cho trẻ, nhất là đối với trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ khiếm thíh, trẻ khuyết tật vận động,..đoàn thể trong nhà trường, các tổ chức ngoài nhà trường thiết kế và tổ chức cá hoạt động phong phú cho trẻ khuyết tật có thể tham gia cùng với các học sinh khác trong nhà trường.
Một số nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trẻ khuyết tật có thể tham gia tùy vào mức độ và khả năng của trẻ bao gồm:
- Hoạt động tổ chức xen kẽ trong quá trình dạy học
Hàng ngày:
- 15 phút trước giờ học:Truy bài, đọc báo, văn nghệ.
- 20 phút ra chơi: Tập thể dục, hoạt động thể thao, múa, hát, vui chơi giải trí.
- Thời gian trẻ ở tại gia đình: Tự học, lao động tự phục vụ, tham gia giúp việc gia đình,...
Hàng tuần:
- Duy trì các hoạt động hàng ngày theo kế hoạch giáo dục năm học chung của nhà trường.
Các hoạt động khác trong tuần có thể bao gồm:
- Tiết chào cờ đầu tuần: Thông tin tuyên truyền về hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật trong và ngoài nhà trường, các trường bạn, trong ngành,...
- Tổ chức các hoạt động theo từng nhóm với những chủ đề và hứng thú riêng như hoạt động văn hoá, văn nghệ, câu lạc bộ, thể dụcl, thể thao,...
- Thời gian sinh hoạt tập thể cuối tuần định kì của các lớp.
- Hoạt động được tổ chức hàng tháng và theo năm học
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường thông thường gắn với chủ điểm hoạt động của từng tháng theo từng năm học. Đối với mỗi chủ điểm như vậy, có thể gắn kết những nội dung hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật.
Ví dụ:
Thời gian |
Chủ điểm hoạt động chung |
Nội dung có thể gắn kết cho trẻ khuyết tật |
Tháng 9 |
Ngày Hôi khai trường (5/9) Ngày tết trung thu |
Tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ khuyết tật đến trường Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động tập thể,... Tặng quà như cặp, sách, vở, bút viết,.. |
Tháng 10 |
Kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho sinh viên, học sinh sau ngày độc lập (15/10) Ngày phụ nữ Việt Nam |
Tổ chức các cuộc thi như làm thơ, viết văn diễn tả xúc cảm, vẽ tranh, hoạ,.. để tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác, với các Bà mẹ, Phụ nữ Việt Nam |
Tháng 11 |
Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) |
Tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao, làm nhiều việc tốt kết thành những bông hoa đẹp nhất kính tặng các thầy cô giáo,... |
............. |
.............................................. |
.................................................. |
- Hoạt động mang tính cộng đồng , xã hội.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục trẻ khuyết tật của các nhóm học sinh, nhóm hỗ trợ cộng đồng, Ban đại diện cha mẹ học sinh,...
- Hoạt động nhân đạo, từ thiện như tổ chức phong trào hồ trợ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho trẻ khuyết tật có thể theo học, hoạt động đưa đón trẻ đi học.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt động nhân ngày lễ lớn, Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu,... tại địa phương, cộng đồng tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được tham gia như một thành viên đầy đủ.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Một số kĩ năng dạy học trẻ khuyết tật đặc thù
- Kĩ năng dạy học trẻ chậm phát triển trí tụê.
- . Kĩ năng dạy trẻ khuyết tật ngôn ngữ và giao tiếp.
- Quan điểm đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật
- Mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
- Một số vấn đề tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí giáo dục trẻ khuyết tật.
- Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật
- Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
- Quản lí chỉ đạo hỗ trợ hoạt động của Nhóm hỗ trợ cộng đồng
- Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận