Trang chủ --> PHCN --> Các cách dạy dỗ và tương lai trẻ khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Các cách dạy dỗ và tương lai trẻ khiếm thị

TƯƠNG LAI CỦA TRẺ KHIẾM THỊ SẼ RA SAO?

Với sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng. Trẻ bị khiếm thị có thể phát triển như những trẻ bình thường. Trẻ có thể ăn uống, tắm giặt, chăm sóc bản thân, đi lại trong nhà, làng xóm mà không cần giúp đỡ. Mặc dù trẻ không nhìn được tốt, trẻ vẫn phát triển các khả  năng khác như nghe, xúc giác và vị giác, trẻ cần được giúp đỡ để phát huy tối đa những khả năng này. Trẻ cũng cần được đi học, cho dù trẻ có thể không đọc được những chữ viết thông thường nhưng trẻ có thẻ phát triển nhờ khả năng nhớ.

Khi lớn lên, trẻ có thể trở thành nông dân hay thợ mộc. Nếu được đào tạo trẻ còn có nhiều khả năng trong các công việc khác. Ở những nơi mà người bị mù có cơ hội tốt, họ hội nhập vào xã hội, sống cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Trên nhiều nước những người mù đã lãnh đạo các tổ chức người tàn tật để giành quyền như người thường.

Không may là nhiều trẻ mù thiếu những cơ hội để được phát triển nhanh chóng và toàn diện. Một số khác quá nửa trẻ mù dưới 5 tuổi bị chết vì đói khát và quên lãng.

GIÚP Trẻ khiếm thị HỌC CÁCH VẬN ĐỘNG

Đứa trẻ bị khiếm thị thường học vận động một cách chậm chạp. Trẻ cần được giúp đỡ, động viên.   -    Khi trẻ đã biết bò bạn có thể để đồ chơi ở một vài nơi mà trẻ có thể tới và lấy được. Điều này sẽ động viên trẻ khám phá ra đồ vật.

  -    Khi trẻ bắt đầu đi được, cố gắng để mọi vật ở đúng vị trí của nó- điều này sẽ làm trẻ tránh được sự và đụng và tự tin hơn khi vận động. Nếu bạn thay đổi vị trí đồ vật, nên nói cho trẻ biết.

  -   Chơi đùa, kèm theo tập luyện sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi vận động và sử dụng cơ thể.

  -   Động viên trẻ khám phá và làm tất cả mọi việc như trẻ bình thường làm. Bảo vệ trẻ để tránh bị thương- nhưng không che chở quá mức. Nên nhớ rằng mọi trẻ khi tập đi, thỉnh thoảng bị ngã, đứa trẻ khiếm thính cũng vậy.

  -   Dạy trẻ cách tập đi bằng cách lần theo bờ tường. Trẻ có thể dùng chân để tìm ra ranh giới của đường và cũng có thể dùng cả tay để sờ cây và vật.

  -   Nếu trẻ muốn bắt đầu tập đi với dụng cụ trợ giúp thì hãy để trẻ tập đi bằng cách đẩy xe bằng ghế ghỗ. Đừng bắt trẻ đi một mình khi trẻ chưa sẵn sàng. Ngày nào đó trẻ sẽ bắt đầu đi một mình, tuy chỉ được một vài bước, nhưng đó là bước đi tự tin.

DẠY TRẺ KHIẾM THỊ CÁCH TỰ ĐI KHÔNG CẦN VỊN

  -   Để giúp trẻ tự đi một mình, trước tiên hãy dắt trẻ đi trên đoạn đường mà bạn muốn trẻ đi. Hãy nói cho trẻ các mốc đường như: cây cối, nhà cửa….

  -   Để hướng dẫn trẻ đi, bạn nên nắm một ngón tay trẻ, trẻ bước sau bạn.

  -   Vẫn đi trên con đường đó nhưng lần này bạn đi giật lùi phía trước trẻ, vừa đi vừa nói chuyện. Khi trẻ đã cảm thấy yên tâm khi bạn đi đằng trước trẻ, bạn hãy thử đi sau trẻ và bảo trẻ tả từng mốc đường.

  -   Giảm bớt sự trợ giúp của bạn và khuyến khích trẻ đi.

  -   Cuối cùng để trẻ đi một mình, hãy bắt đầu từ đoạn đường ngắn, sau đó để trẻ đi đoạn đường dài hơn với nhiều chỗ rẽ và vật cản hơn.

  -   Khi trẻ đã đi được xa, trẻ sẽ thích thú trong việc tìm đường một mình. Trẻ sẽ học được nhiều điều mới lạ khó khăn, phức tạp hơn.

  -   Đứa trẻ cần học cách “nhìn” bằng chân để tránh những vật nằm trên đường đi. Chơi với trẻ, nói với trẻ là bạn đặt một số vật cản trên đường đi quan sát xem trẻ có thể vượt qua mà không bị vấp ngã.

  -   Đôi khi trẻ bị ngã nên dạy trẻ tập ngã trên đát mềm. Dạy trẻ biết cách giơ 2 tay ra, trùng gối xuống khi bị ngã sẽ tránh được đau.

  -   Giúp trẻ phân biệt sự khác nhau của tiếng bước chân (hoặc gậy) khi trẻ đi gần nhà, tường…cách này sẽ giúp trẻ ước tính khoảng cách từ các vật đó.

HỌC CÁCH DÙNG GẬY

Sử dụng gậy sẽ giúp trẻ dễ dàng trong việc tìm đường đặc biệt ở những đường lạ. Với cách này cũng giúp trẻ đi nhanh hơn, với những bước đi chắc chắn như bình thường.

Tuổi tốt nhất để dạy trẻ đi bằng gậy là 6- 7 tuổi. Gậy nên nhỏ nhẹ, chiều cao bằng từ mặt đát lên tới điểm giữa thắt lưng và nách. Đầu gậy có thể uốn cong hoặc thẳng.

  -   Đầu tiên dưa cho trẻ gậy và bảo trẻ nhẹ nhàng chạm đầu gậy xuống mặt đát phía trước khi đi cánh tay thẳng. Chơi trò chơi “tự tìm đường”. Đừng giục trẻ đi nhanh, dừng tập trước khi trẻ mệt.

Tập 5- 10 phút là đủ, sau khi trẻ biết dùng gậy đi bên cạnh và động viên trẻ. Bảo trẻ khua gậy sang hai bên và quan sát xem trẻ có phát hiện được chướng ngại vật đi trên dường hay không.

SAU MỘT THỜI GIAN TRẺ DÙNG GẬY TỐT HƠN

  -   Di động gậy sang hai bên, khẽ quệt gậy xuống mặt đát. Khoảng cách giữa hai đầu gậy rộng hơn một chút. Gậy đưa sang trái thì chân phải bước lên và ngược lại.

  -   Dạy trẻ lắng nghe cẩn thận trước khi qua đường nhất là ở những con đường có nhiều xe cộ qua lại.

DẠY TRẺ KHIẾM THỊ SỬ DỤNG TAY ĐỂ HỌC CÁC KỸ NĂNG

  -   Để giúp trẻ nhận biết thức ăn nào có trên đĩa (mâm), hãy cố gắng đặt thức ăn ở vị trí giống nhau trong các bữa ăn. (Trước hết bạn phải dạy trẻ cách sờ các vật bằng tay).

Dạy trẻ cách xem giờ và hình dung mâm thức ăn như 1 cái đồng hồ lớn, bảo trẻ từng loại thức ăn sẽ đặt theo vị trí của giờ. VD: cốc đặt ở vị trí 2 giờ luôn luôn đặt cốc ở vị trí 2 giờ.

Dạy trẻ đặt cốc, chai…hoặc các vật dễ vỡ ở một vị trí nhất định. Dạy trẻ cách nhớ vị trí và cách lấy đồ vật sao cho không va đập vào các vật đó.

Với lấy các đồ vật bằng mu bàn tay sẽ tránh được đổ vỡ hơn (việc này cần phải tập luyện, có thể sẽ bị đổ vỡ, nhưng đó là cách học tốt, không giúp đỡ quá nhiều hoặc làm hộ trẻ, chỉ giúp trẻ cách xếp đặt vật theo đúng thứ tự).

  -   Dạy trẻ phân biệt hình dáng, trọng lượng, bề mặt khác nhau bằng tay. Cho trẻ chơi những đồ chơi xếp hình vì với đồ chơi này trẻ sẽ biết cách xếp đặt, tháo lắp các hình theo ý thích.

  -   Dạy trẻ biết không đứng gần những vật như cháo nóng, bếp lửa, dao sắc, chó…vì dễ bị bỏng hoặc bị thương.

Đừng nói với trẻ “không được” mà phải giải thích sự nguy hiểm nếu tới gần các vật đó.

Chú ý: nếu có thể, mọi nơi nguy hiểm nên có rào chắn hoặc để ra xa ngoài tầm với của trẻ.

Lưu ý bảo vệ trẻ cho tới khi trẻ đủ lớn để biết tự đề phòng.

  -   Khi trẻ đã phân biệt được các vật lớn hãy giúp trẻ học cách phân biệt các vật nhỏ.

  -   Tạo cho trẻ cơ hội bắt đầu biết giúp đỡ theo nhiều cách khác nhauvif việc đó sẽ giúp trẻ tăng cường các kỹ năng và biết tham gia vào cuộc sống của gia đình.

  -   Tìm những đồ chơi, trò chơi, giúp trẻ phát triển các kỹ năng phân biệt được các hình dáng nhỏ, chi tiết.

  -   Trẻ có thể học cách sờ các chấm trên hạt xúc xắc và trẻ sẽ học đém và số đếm. Bạn bắt đầu dạy trẻ bằng hạt xúc xắc lớn sau đó dùng hạt xúc xắc nhỏ hơn. Đây là dịp tốt để trẻ học số và chữ nổi sau này.

ĐI HỌC

  -  Trẻ khiếm thị phải có cơ hội đi học như trẻ bình thường. Hầu hết ở các nước có trường đặc biệt để dạy trẻ khiếm thính học chữ nổi. Chữ Braille là hệ thống chữ được hình thành bởi các nốt nổi. Trẻ có thể đọc được bằng cách sờ. Hệ thống chữ này được sáng tạo bởi một cậu bé khiếm thị người Pháp có tên là Louis Braille.

  -   Dùng máy ghi âm: đọc bài giảng, truyện, các thông tin và ghi lại.

Chú ý: để trẻ khiếm thị có thể tiếp tục được học, trẻ cần được giúp đỡ. Sau giờ học, trẻ cần được anh, chị, các bạn cùng lớp kèm cặp thêm.

  -   Hầu hết các trẻ khiếm thị còn nhìn được một chút, động viên trẻ sử dụng tối đa thị lực còn lại- Nếu trẻ có thể nhìn được chữ to trên bảng nên viết chữ to, rõ ràng và cho trẻ ngồi hàng ghế đầu gần bảng. Phải đảm bảo đủ sáng, dùng bút đen viết trên nền giấy trắng.

  -   Dạy trẻ học chữ bằng cách sờ, bạn có thể làm theo một trong những cách sau:

+ Chữ bằng cacton

+ Chữ chạm vào gỗ

+ Chữ bằng giấy dày

+ Viết vào cát, bùn.

  -   Ở trường trẻ có thể dùng khay cát bùn để học chữ

  -   Trẻ tập viết trên cát bùn ở bên ngoài lớp học

  -   Khi trẻ bắt đầu tập viết bạn nên căng dây ngang qua vở để giúp trẻ viết thẳng hàng.

  -   Để giúp trẻ học đếm bạn có thể làm loại bàn tính đơn giản. Trẻ có thể ấn các vòng sang một bên để học cách cộng trừ

Khi trẻ đã biết con số, có thể dạy trẻ tính bằng bàn tính, các phép tính cộng trừ nhanh hơn ở trên giấy nhiều 

Lượt xem : 65857 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo