Trang chủ --> Gương sáng --> Hai cô gái tên Nhung
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hai cô gái tên Nhung

          Dương Hồng Nhung sớm nổi danh trên con đường thể thao. Cô đã có trong tay bộ sưu tập 10 huy chương vàng và bạc trong các kỳ thi xe lăn dành cho người khuyết tật trong nước và khu vực. Lê Trang Nhung học trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.


Họ cùng tên Nhung, nhưng là Dương Hồng Nhung, và Lê Trang Nhung. Họ có cùng một bất hạnh là bại liệt từ bé và cùng đam mê làm báo. Không biết hai cô gái còn có gì giống nhau nữa không. Nhưng chừng đó tương đồng cũng cho ta nhiều thú vị, tìm hiểu và chia sẻ.

Dương Hồng Nhung sớm nổi danh trên con đường thể thao. Cô đã có trong tay bộ sưu tập 10 huy chương vàng và bạc trong các kỳ thi xe lăn dành cho người khuyết tật trong nước và khu vực. Lê Trang Nhung học trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp  Hà Nội. Cô nổi lên trong nhiều hoạt động xã hội, đặc biệt là tinh thần vượt lên số phận để vui sống, phấn đấu cho một tương lai, trong đó người khuyết tật đủ năng lực sánh cùng những người bình thường. Hai cô gái đã tìm đến nghề làm báo bằng sức hút của nghề nghiệp và bây giờ Hồng Nhung, Trang Nhung đang có mặt trong hai tòa soạn uy tín: Tạp chí Người Bảo trợ và  Báo Ảnh Việt Nam. Một là PV, đó đây trên nhiều vùng đất để có tin bài và một là họa sĩ trình bày trên tờ báo sang trọng, có dư nửa thế kỷ tồn tại.

Tâm sự của Hồng Nhung khi chuyển hẳn môi trường hoạt động:

- Em là vận động viên. Đây là môi trường thu hút em, bởi giúp em luôn phải phấn đấu, luôn phải vượt lên mình để có thể khẳng định, tàn tật là một thiệt thòi không nhỏ, nhưng vẫn có thể cải thiện hình ảnh mình. Hãy phấn đấu, hãy gắng đạt những mục tiêu từ thấp lên cao để chứng minh điều đó. Qua những thành công của mình trong tập luyện và trong thi đấu, sẽ động viên được những bạn trẻ cùng cảnh ngộ với mình.

Nhưng giờ đây em chuyển sang một hoạt động khác, làm PV. Đây là môi trường mới và cũng là cơ hội để em thể hiện khả năng của mình với tư cách là người khuyết tật, có nhiều hạn chế trong cuộc sống, cụ thể là đi lại, vận động, sức khỏe… Nhưng nghề làm báo đã thu hút em ngay từ lúc mới chập chững vào nghề. Đây cũng là một mặt của cuộc đời mà em có thể chứng minh: Người khuyết tật có thể làm một PV năng động. Hãy phấn đấu.

Với Trang Nhung, công việc thiết kế, môi trường lặng lẽ hơn, song cũng không ít suy tư:

- Báo Ảnh Việt Nam là tờ báo đối ngoại, có uy tín. Độc giả cũng là sự lựa chọn, đòi hỏi khe khắt, không chỉ lượng thông tin mà còn chỉn chu trong trình bày, tạo mặt báo chuyên nghiệp, hấp dẫn. Môi trường một trung tâm truyền thông lớn như Thông tấn xã Việt Nam, đội ngũ PV, biên tập viên Báo Ảnh không chỉ chuyên sâu nghề nghiệp, mà khá nhạy cảm mỹ thuật.

Đội ngũ ấy là chỗ dựa tin cậy cho người mới vào nghề như em. Việt Nam rất cần mở rộng tuyên truyền. Trình bày mỹ thuật là một mắt xích trọng tâm. Vừa làm nhưng cũng phải học nhiều lắm, có thể như một học sinh, sinh viên khóa đầu trong thế giới báo chí bao la.

Nhưng có một điều khiến em cảm thấy mình vượt lên được những hạn chế: Báo chí có sức hút ghê gớm. Ở đây mỗi ngày em có cả một panorama tin tức Việt Nam. Chính điều này đã cho em hứng thú, tự tin, gắn bó với nghề nghiệp. Miễn là ngày ngày, mình tích lũy, mỗi ngày mình vượt lên mình một ít.

Hai cô gái tên Nhung thật khiêm nhường, cũng như hai anh em Tuấn, Tú hồi nào báo PL&XH đã giới thiệu, đang tác nghiệp trên một lĩnh vực báo chí, một thử thách không nhỏ với người khuyết tật. Nhưng hơn ai hết, họ  khao khát thể hiện mình với năng lực được khơi gợi, khám phá. Họ hoàn toàn đủ tự tin để đứng vững trên hoạt động mà họ say mê.   


    Nguyên Phước
 
Lượt xem : 17388 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo