Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 13. Những nội dung chủ yếu của pháp luật hiện hành về kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

13. Những nội dung chủ yếu của pháp luật hiện hành về kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương?

13. Những nội dung chủ yếu của pháp luật hiện hành về kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương?

- Các phương thức kiểm soát;               - Các chủ thể kiểm soát;

- Thẩm quyền kiểm soát                                    - Hệ quả pháp lý của kiểm soát

            Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ta và khác về bản chất so với cách thức tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước tư sản. Trong bộ máy nhà nước không một cơ quan nhà nước nào trọn vẹn nắm một nhánh quyền lực nhà nước. Hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước nằm trong mối liên hệ với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, đều chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan khác hoặc của các tổ chức xã hội, công dân.

            Trong quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đã hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, các thiết chế xã hội để chống những biểu hiện lạm quyền, vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý HCNN, bảo đảm và bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước, của xã hội.

            Ở Việt Nam, chức năng quản lý HCNN chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, có nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành các quyết định pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước và điều hành các quá trình phát triển xã hội trên cơ sở và để thi hành pháp luật. Trong quá trình đó đồihỉ các cơ quan quản lý HCNN chấp hành nghiêm chỉnh, đúng đắn pháp luật nhằm duy trì một trật tự, kỷ cương và pháp chế. Vì vậy, bảo đảm pháp chế trong tổ chức vàh oạt động của các cơ quan HCNN là một yêu cầu thường xuyên. Thiếu nó, hoạt động quản lý HCNN sẽ bị rối loạn và không thể kiểm soát được dẫn tới tình trạng vô chính phủ.

            Quản lý HCNN là hoạt động mang tính dưới luật, điều đó đỏi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan HCNN phải bị kiểm soát của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hội và công dân, nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý HCNN. Hoạt động kiểm soát đối với quản lý HCNN không đối lập, không cản trở hoạt động đó, ngược lại làm cho nó trở nên trong sạch, vững mạnh.

  

Lượt xem : 2166 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo