Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN LÝ CÔNG
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN LÝ CÔNG

CHƯƠNG 2

MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG

              Mỗi tổ chức đều vận hành trong những môi trường nhất định. Những yếu tố môi trường có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng (hiệu lực và hiệu quả) hoạt động của tổ chức. Chương này tập trung vào nghiên cứu các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng tới cách thức và chất lượng hoạt động của các tổ chức công và các nhà quản lý công như thế nào.

  1. MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN LÝ CÔNG
  2. Môi trường bên ngoài của quản lý công

              Môi trường bên ngoài được xác định rất rộng bao gồm tất cả những yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, có tác động tới tổ chức một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Đối với một tổ chức công, các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm:

  1. Môi trường chính trị, pháp luật

              Hệ thống chính trị trong xã hội có ảnh hưởng to lớn tới mọi tổ chức trong xã hội và các nhà quản lý phải quan tâm tới điều này. Điều này hoàn toàn đúng đối với các tổ chức công như một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước vì về bản chất, bộ máy nhà nước là bộ máy thực thi quyền lực nhà nước để hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền.

              Môi trường chính trị bao gồm: môi trường chính trị trong nước và môi trường chính trị quốc tế.

              Môi trường pháp luật bao gồm hai yếu tố: hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật phải đầy đủ khoa học, cụ thể, không chồng chéo. Việc thực hiện pháp luật phải nghiêm minh, bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với những tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật.

              Các quy định pháp luật về thể chế kinh tế, chính trị, xã hội và các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, các chế độ, chính sách về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng… đối với cán bộ, công chức là căn cứ để các tổ chức công hoạt động. những quy định pháp luật hợp lý có tác dụng phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để các tổ chức công thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả.

  1. Môi trường kinh tế

              Trình độ quản lý nhìn chung không thể vượt qua khỏi trình độ kinh tế nói chung của xã hội. Những yếu tố cấu thành môi trường kinh tế như định hướng phát triển kinh tế, tiềm lực kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ và khuynh hướng tiêu dùng, mức sống của người dân, giá cả thị trường, chính sách tài chính, thuế… có ảnh hưởng to lớn tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của khu vực công. Những biến đổi bất lợi trong nền kinh tế có thể là những trở ngại đối với quản lý công.

  1. Môi trường văn hóa – xã hội

              Các giá trị, niềm tin, thói quen, mức độ tự giác, thái độ tôn trọng pháp luật… đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động quản lý xã hội nói chung. Đối với hoạt động của nhà nước phục vụ lợi ích của cộng đồng, những yếu tố này càng có vai trò quan trọng.

              Nhân dân ta có truyền thống cần cù lao động, tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong lao động. Mặt khác, nhân dân ta cũng bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán văn hóa xấu như tư duy cục bộ địa phương, gia trưởng, thiếu dân chủ, tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún, hẹp hòi, đố kỵ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không có tác phong công nghiệp…

              Xã hội dân sự ở nước ta chưa phát triển, quyền tự do, dân chủ của nhân dân nhiều lúc, ở nhiều nơi chưa được tôn trọng, an ninh, trật tự xã hội còn thiếu… Tất cả những vấn đề này đều tác động không tốt đối với quản lý khu vực công ở nước ta hiện nay.

  1. Môi trường khoa học – công nghệ

              Ứng dụng khoa học và công nghệ làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào, trong đó có các cơ quan nhà nước. Mức độ phát triển khoa học – công nghệ và sự ứng dụng chúng vào hoạt động của khu vực công làm tăng chất lượng hoạt động và thay đổi phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong khu vực công.

  1. Môi trường quốc tế

              Lịch sử thế giới chứng kiến quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày một rộng lớn hơn về hình thức cũng như sâu sắc hơn về nội dung. Quá trình này, vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau có một gia tốc khác nhau nhưng gia tốc đó ngày càng tăng theo mỗi bước tiến của nhân loại. Và ngày nay, khi mà một cánh bướm vỗ cánh ở Braxin có thể gây bão tố ở Texas, hương hoa lài từ Tuynidi có thể khiến Ai Cập rung chuyển thì việc phân chia môi trường chính trị trong nước và ngoài nước đang dần trở nên lạc hậu. Biên giới quốc gia đang mong manh hơn bao giờ hết, và nói như Thomas L. Friedman, thế giới đang “ dần phẳng ra”.

              Đặt trong tương quan với hoạt động quản lý nhà nước, việc phân chia này có thể tạo lập những phạm vi cần thiết để nhận rõ những yếu tố quan trọng của môi trường chính trị trong nước và quốc tế, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng to lớn mà chúng tạo ra.

              Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng tăng dẫn tới sự phân công lạo động trên phạm vi toàn cầu và tạo nên môi trường cạnh tranh toàn cầu. Việc chuyển giao công nghệ và tri thức diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn khiến cho việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiêm của các nước khác nhau ngày càng trở nên khả thi hơn. Các quy định quốc tế cũng ngày càng có ảnh hưởng đối với các chế định bên trong mỗi quốc gia đang trong quá trình hội nhập quốc tế.

              Khác  với môi trường bên trong, môi trường bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Nhà quản lý hầu như không thay đổi được môi trường bên ngoài. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các nhà quản lý buộc phải thích nghi với môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài luôn mang lại cho tổ chức cả cơ hội và thách thức. Vì vậy, hiểu và dự báo được xu thế biến động của môi trường bên ngoài là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhà quản lý. Tổ chức chỉ có thể phát triển nếu có một môi trường bên ngoài thuận lợi.

  1. Môi trường bên trong của quản lý công

              Môi trường bên trong của quản lý công được hiểu là những yếu tố biểu hiện bên trong tổ chức. Đây là một phần của môi trường nói chung, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể tới hoạt động của một tổ chức. Môi trường bên trong là môi trường có thể tác động và thay đổi. Môi trường bên trong bao gồm: cách thức tổ chức bộ máy; đội ngũ nhân sự; hoạt động lãnh đạo, điều hành; các nguồn lực vật chất.

  1. Cách thức tổ chức bộ máy

              Cách thức tổ chức bộ máy bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy; chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng bộ phận trong bộ máy đó; sự phân công, phối hợp theo chiều ngang và chiều dọc giữa các cấp và các bộ phận có liên quan.

              Cách thức tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các bộ phận cụ thể, không bị chồng chéo; các cấp, các bộ phận có sự phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau… là điều kiện quan trọng tạo môi trường cho tổ chức hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.

  1. Đội ngũ nhân sự

              Đội ngũ nhân sự là người giữ vai trò vận hành mọi hoạt động của các tổ chức công. Nếu đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, có trình độ, năng lực, có ý thức và trách nhiệm có đạo đức thì tổ chức đó sẽ hoàn thành tốt được nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Ngược lại, đội ngũ nhân sự yếu kém về trình độ, năng lực, có những biểu hiện tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, quan lieu, tham ô, tham nhũng, bố trí không đúng chuyên môn, cơ cấu bất hợp lý, bè phái, mất đoàn kết… sẽ là rào cản lớn ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý của tổ chức.

  1. Hoạt động lãnh đạo, quản lý

              Người lãnh đạo, quản lý là trung tâm của tổ chức, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động cũng như về mọi mặt đời sống của một tổ chức. Chính vì vậy, trong một tổ chức hoạt động lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, là một trong những  yếu tố cơ bản tạo nên hiệu quả hoạt động và có ảnh hưởng lớn đến mỗi cán bộ, công chức trong tổ chức. Nếu người lãnh đạo, quản lý có nhân cách tốt, có tâm, có tài và có phong cách lãnh đạo dân chủ, công khai, công bằng thì dễ tạo dựng môi trường làm việc tích cực, ảnh hưởng tốt đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, và ngược lại.

              Người lãnh đạo, quản lý có sứ mệnh điều khiển, chỉ dẫn, thậm chí đi trước để cấp dưới noi theo. Vì vậy, phong cách lãnh đạo của nhân viên, của các nhóm trong tổ chức để tận dụng khả năng tối đa của cấp dưới cùng đạt tới mục tiêu chung của tổ chức. Trong quá trình tạo lập môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, người lãnh đạo không chỉ có vai trò trong hệ thống thứ bậc chính thức (trong mối quan hệ cấp trên với cấp dưới) mà còn thể hiện cả trong những nhóm không chính thức (hoạt động dựa trên uy tín, niềm tin…). Do đó, nếu lãnh đạo biết cách sử dụng quyền lực của mình một cách hợp lý kết hợp với việc xây dựng uy tín cá nhân thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đối với cấp dưới, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của tổ chức.

  1. Các nguồn lực vật chất

Thiếu các nguồn lực vật chất thì bất kỳ tổ chức nào cũng không thể tồn tại và phát triển. Nguồn lực vật chất chính là những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, tranh thiết bị làm việc và nguồn lực tài chính.

              Nguồn lực vật chất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, giúp tổ chức có điều kiện để lập kế hoạch, triển khai các chương trình, dự án, thực hiện và đánh giá kế hoạch. Khi nguồn lực vật chất thiếu thốn, không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của tổ chức. vì vậy, để quản lý công có hiệu quả các nhà quản lý công phải chuẩn bị tốt các nguồn lực vật chất cần thiết.

  

Lượt xem : 4117 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo