Trang chủ --> Y học --> Mệt mỏi mãn tính dễ nhầm là Mệt mỏi mãn tính dễ nhầm là "bệnh giả vờ"
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Mệt mỏi mãn tính dễ nhầm là Mệt mỏi mãn tính dễ nhầm là "bệnh giả vờ"

 

 

Hội chứng mệt mỏi mãn tính trước kia được coi là vấn đề tâm lý, thậm chí nhiều người xem nó như một cách giả ốm để xin nghỉ việc, nhưng thực tế đây là một căn bệnh, ảnh hưởng tới rất nhiều người.

Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh Mỹ đã khuyến cáo: “Hội chứng mệt mỏi mãn tính là một chứng bệnh nguy hiểm khiến người bệnh không thể tham gia các hoạt động hằng ngày cũng như làm những việc mà họ thích”. Tại Việt Nam, số người mắc hội chứng này ngày càng tăng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn, trưởng khoa C4, Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, "hội chứng mệt mỏi mạn tính” là tên gọi những rối loạn đặc trưng bởi sự mệt mỏi, yếu sức và những khó chịu khác của thể trạng và tâm lý như mệt mỏi, khó tập trung, đau đầu, đau cơ khớp, khó ngủ, các rối loạn tâm lý, đau họng, sốt nhẹ... Hội chứng này gặp ở nữ giới nhiều gấp đôi nam giới, hay gặp ở lứa tuổi 25 - 45, trên khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám đa khoa.

Những nghiên cứu gần đây đối với bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính cho thấy có sự bất thường về chức năng nội tiết, có những bất thường về thần kinh - nội tiết. Trầm cảm mức độ từ nhẹ đến vừa thấy ở 2/3 số bệnh nhân.

Trong trường hợp điển hình, hội chứng mệt mỏi mạn tính khởi phát đột ngột ở những người trước đây vốn năng động. Một số bệnh nhân có một vài sự căng thẳng cấp tính, mệt mỏi dai dẳng hoặc dễ bị mệt mỏi tới mức không thể chịu đựng được, không đỡ sau khi nghỉ ngơi. Những triệu chứng khác là đau đầu, đau họng, sưng hạch, đau cơ và đau khớp. Bệnh nhân thường sốt nhẹ khiến có thể nhầm lẫn với một số bệnh nhiễm khuẩn. Sau vài tuần, những dấu hiệu này giảm đi thì những triệu chứng đặc trưng của hội chứng trở nên rõ rệt hơn như rối loạn giấc ngủ, khó tập trung sự chú ý và trầm cảm.

Người bệnh đi khám chuyên khoa dị ứng, tim mạch, truyền nhiễm, tâm thần... song thường không tìm ra bệnh. Vào giai đoạn mệt mỏi đạt cao điểm, người bệnh thường cảm thấy đau ở nhiều nơi và khó tập trung. Người bệnh cũng cảm thấy căng thẳng quá mức về thể xác và tinh thần, điều này có thể làm triệu chứng của họ trầm trọng hơn. Phần lớn bệnh nhân vẫn duy trì được các công việc gia đình hay ở nơi làm việc. Một số người cảm thấy không đủ khả năng thực hiện bất kỳ công việc nào, thậm chí yêu cầu được giúp đỡ trong các sinh hoạt hằng ngày. Cuối cùng, cảm giác bị cô lập, sự cam chịu và hẫng hụt có thể xuất hiện theo tiến trình kéo dài của bệnh.

Không có xét nghiệm cận lâm sàng nào là đặc hiệu để có thể chẩn đoán được trạng thái này hay đo được mức độ trầm trọng của bệnh. Phải dựa vào chẩn đoán loại trừ.

Người bệnh cần được biết về bệnh và bệnh sinh của nó, ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể, cũng như tiên lượng. Bệnh nhân thường thấy yên tâm hơn khi những khó chịu của họ được bác sĩ hay người nhà quan tâm. Cần tái khám định kỳ để đánh giá tiến triển của việc điều trị cũng như những triệu chứng mới phát sinh.

Có nhiều triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính đáp ứng với điều trị. Thuốc chống viêm giảm đau không steroid làm giảm đau đầu, đau lan toả và sốt nhẹ. Viêm mũi và viêm xoang dị ứng thường hay gặp ở các bệnh nhân này, do vậy các loại thuốc kháng histamin có thể hiệu quả. Mặc dù bệnh nhân không muốn được chẩn đoán là mắc một loại bệnh tâm thần nhưng vẫn phải đối mặt với triệu chứng trầm cảm nổi bật. Thuốc chống trầm cảm giúp xoa dịu, cải thiện khí sắc và rối loạn giấc ngủ, do đó phần nào làm giảm mệt mỏi.

Bệnh nhân cần có một chế độ hoạt động thể lực và sinh hoạt phù hợp. Ăn nhiều, uống rượu và cà phê vào ban đêm có thể gây khó ngủ cùng với cảm giác mệt mỏi. Nghỉ ngơi hoàn toàn là có hại, bởi nó làm tình trạng bệnh lý xấu đi và bệnh nhân tự cho là mình đã tàn phế. Cảm giác kiệt sức tăng lên nếu quá cố gắng hoạt động, căng thẳng... do vậy sẽ làm cho bệnh nhân né tránh hoàn toàn sự luyện tập.

Liệu pháp tâm lý rất có hiệu quả nhằm xua tan những nhận thức sai lệch khiến người bệnh không chịu hoạt động và thất vọng.

Lượt xem : 11933 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo