Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Chống kỳ thị người khuyết tật: Bắt đầu từ thay đổi nhận thức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chống kỳ thị người khuyết tật: Bắt đầu từ thay đổi nhận thức

Sự kỳ thị đối với người khuyết tật (NKT) dù không còn mới mẻ nhưng nhạy cảm. Giảm và tiến tới loại bỏ sự kỳ thị NKT chính là cách để đưa NKT hòa nhập cộng đồng nhanh nhất.

 

Nhiều cách kỳ thị

Năm 2002, cử nhân luật học Bùi Công Thanh bất đắc dĩ trở thành NKT sau bị cắt bỏ chân phải. Trở thành NKT, Thanh (mới được bầu là Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội) càng có điều kiện hiểu hơn về hậu quả của sự kỳ thị. Không ít lần trên xe buýt dù có dán thông báo nhường ghế cho NKT, nhưng hiếm khi anh được hưởng điều đó.

Anh kể: “Một người bạn của tôi cũng bị khuyết tật ở Phú Xuyên (Hà Nội) còn thê thảm hơn. Bị cụt cả 2 chân, anh ta được gia đình cho ngồi trên tầng 2 khi tổ chức cưới em trai với lý do có thể làm xấu mặt “ban đại diện”.

Trên mạng Internet, bạn Nguyễn Thị Thu Thương - NKT mắc bệnh xương thủy tinh - mở cơ sở làm hoa giấy ở Hà Nội, cũng chia sẻ chuyện buồn khi cô ngồi xe lăn đi đến nộp thuế, nhiều người ở đó còn nói “không cho trẻ con vào”!

“Năm 2010, Luật Người khuyết tật ra đời thay cho Pháp lệnh về Người tàn tật, NKT phần nào tự tin hơn khi hòa nhập. Tuy nhiên, nhận thức chống lại sự kỳ thị là một quá trình dài và NKT rất cần sự tham gia của cộng đồng” - Thanh tâm sự.

Thiệt hại kinh tế

VN hiện có khoảng hơn 7 triệu NKT, trong đó có khoảng 500.000 người bị khuyết tật nặng. Dù có nhiều tiến bộ trong xóa đói giảm nghèo, nhưng NKT vẫn tiếp tục rơi vào nhóm người nghèo nhất xã hội. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (Hà Nội) vừa công bố kết quả của cuộc điều tra về kỳ thị với hơn 4.200 người (NKT chiếm hơn 1/2) tại 8 tỉnh thành - cho thấy: Chi phí kinh tế do khuyết tật có mức kỳ thị cao gây ra cao hơn chi phí kinh tế của khuyết tật nhưng không bị kỳ thị từ 4-5 lần. Nếu kỳ thị bị loại bỏ thì sẽ giảm được 19,5 -31,6% sự khác biệt về thu nhập giữa hộ gia đình có NKT và hộ gia đình không có NKT...

Theo bà Kim Bảo Giang, thành viên của cuộc khảo sát, mong muốn kết quả của cuộc điều tra là sự nhắc nhở tới toàn xã hội về sự thiệt hại do hậu quả của sự kỳ thị NKT. Muốn hạn chế sự kỳ thị, bà Giang cho rằng việc định hướng nhận thức và hành vi đúng đắn của gia đình và cộng đồng với NKT.

Theo anh Trịnh Công Thanh, cần quan tâm xây dựng các tấm gương NKT biết vượt qua số phận và vươn lên hòa nhập cộng đồng; tăng cường công tác thông tin chủ trương chính sách pháp luật nhà nước về NKT; phát hiện và đấu tranh với những hành vi, nhận thức sai trái về NKT, tăng cường phổ biến các quyền lợi và trách nhiệm của NKT để cộng đồng hiểu được đúng về NKT.

Kết quả điều tra cho thấy:

- Khoảng 20% NKT trong độ tuổi lao động (16-60 tuổi) không đi làm (tỉ lệ này ở nhóm NKT nặng lên tới 95%). Đối với NKT hiện đang làm việc, thu nhập bao gồm cả lương và phụ cấp thấp hơn đáng kể so với người không khuyết tật làm cùng một loại công việc. So với người không khuyết tật, hộ gia đình của NKT nghèo hơn và có điều kiện sống thấp hơn nhiều.

- Chi phí kinh tế liên quan đến khuyết tật rất đáng kể, từ 8,5-9,5 % thu nhập hằng năm của hộ gia đình có NKT. Kỳ thị liên quan tới khuyết tật phổ biến và tác động tiêu cực đến cuộc sống của NKT. Đứng đầu trong nhóm NKT bị kỳ thị là NKT dạng giao tiếp (95,5 %), khuyết tật ghi nhớ (81,5%) và khuyết tật tự chăm sóc bản thân (80.1%).

- NKT trong nhóm độ tuổi trẻ thường hay bị kỳ thị nhiều hơn NKT nhóm cao tuổi; NKT trình độ học vấn càng cao càng ít bị kỳ thị; NKT nhóm nghèo nhất phải chịu sự kỳ thị nhiều nhất, phụ nữ khuyết tật bị kỳ thị nhiều hơn nam giới khuyết tật.

Hoàng Kim (Theo Người Lao Động)

Lượt xem : 29975 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo