Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Viết về các đối tượng thiệt thòi cần có cái tâm
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Viết về các đối tượng thiệt thòi cần có cái tâm

Ngày 23/11, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về cách làm việc, các thuật ngữ khi làm việc trong lĩnh vực có người khuyết tật cho gần 50 đại biểu là phóng viên báo đài và người khuyết tật (NKT).

Tại buổi tập huấn, các đại biểu bàn nhiều về những sai lầm khi báo chí đưa tin về cộng đồng NKT nói riêng và các nhóm thiệt thòi nói chung. Nhiều đại biểu là NKT đánh giá báo chí đang ca ngợi thái quá 1 số NKT điển hình khi họ đạt được 1 thành tích nào đó. Cũng có khi báo chí lại nói quá lên những khó khăn trong cuộc sống của NKT làm cho người đọc thấy thương hại mà không phải là cảm thông. Nhiều sai lầm còn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân vật cụ thể được đề cập trong bài viết một cách vô tình chỉ vì người viết và nhân vật chưa hiểu nhau…

 

Cộng đồng NKT là một nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương khi thông điệp truyền tải về họ sai lạc
Cộng đồng NKT là một nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương khi thông điệp truyền tải về họ sai lạc

Một phóng viên chia sẻ: “Khi đưa tin về 1 trung tâm nuôi dưỡng trẻ có HIV, người nhà trẻ cho phóng viên chụp hình thoải mái, không đề nghị gì về việc bảo vệ thông tin. Khi báo đăng lên hình ảnh gia đình trẻ thì hàng xóm xung quanh nhận ra và họ bắt đầu bàn tán, gia đình lúc ấy mới phản ứng với phóng viên”.

Theo nhà báo Thái Bình (báo Tuổi Trẻ), khi viết về các đối tượng thiệt thòi, nhà báo cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng về các thông tin liên quan đến nhân thân, định vị nhân vật, cần có cái tâm khi đặt bút. Anh cho biết: “Đôi khi nhà báo viết bài giới thiệu về 1 nhân vật là đối tượng thiệt thòi chỉ với mục đích tốt nhưng vì thiếu hiểu biết nên vô tình gây hại cho nhân vật”.

Đơn cử như các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người có HIV, người bị bệnh phong… rất ngại báo chí tuyên truyền. Bởi đơn giản có nhiều người khi biết sản phẩm (là các vật dụng sinh hoạt hay thực phẩm) do bệnh nhân phong, người có HIV làm ra thì không dám sử dụng vì sợ… bị lây bệnh. Nhà báo muốn tuyên truyền để nhiều người biết đến sản phẩm của họ, để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; nhưng tác dụng thực tế lại trái ngược với mong muốn.

Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc DRD cho biết, những trường hợp phản tác dụng trên không hiếm gặp khi truyền thông đề cập đến cộng đồng NKT nói riêng và các nhóm thiệt thòi nói chung. Bà Hoàng Yến cho rằng: “Chỉ cần 1 cách dùng từ sai, 1 quan điểm thiếu tích cực mà báo chí vô tình đăng tải cũng khiến thông điệp truyền thông biến dạng, ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về các nhóm thiệt thòi”.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cách thức các phương tiện truyền thông đưa tin có thể giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về những khó khăn thực tế mà NKT phải đối mặt, giảm bớt lối mòn trong suy nghĩ, những định kiến và những cách hành xử gây ảnh hưởng không tốt cho NKT, đồng thời nâng cao nhận thức về khả năng và sự đóng góp của NKT cho xã hội.

Thạc sĩ Hoàng Yến cho rằng: “Nhận thức đúng dẫn đến thái độ đúng, từ đó hành vi sẽ thay đổi tích cực theo thái độ. Các thông điệp truyền thông của báo chí ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của xã hội đối với các nhóm người thiệt thòi, trong đó có cộng đồng NKT. Do đó, khi viết về NKT, nhà báo cần trang bị kiến thúc đúng về cộng đồng này”.

Tại buổi tập huấn, thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến cũng giới thiệu về một số khái niệm, các mô hình hỗ trợ NKT đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam, vấn đề bình đẳng đối với NKT và cách dùng từ ngữ chính xác trong vấn đề khuyết tật…

Tùng Nguyên

Lượt xem : 25319 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo