tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Viết về các đối tượng thiệt thòi cần có cái tâm
Ngày 23/11, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về cách làm việc, các thuật ngữ khi làm việc trong lĩnh vực có người khuyết tật cho gần 50 đại biểu là phóng viên báo đài và người khuyết tật (NKT).
Tại buổi tập huấn, các đại biểu bàn nhiều về những sai lầm khi báo chí đưa tin về cộng đồng NKT nói riêng và các nhóm thiệt thòi nói chung. Nhiều đại biểu là NKT đánh giá báo chí đang ca ngợi thái quá 1 số NKT điển hình khi họ đạt được 1 thành tích nào đó. Cũng có khi báo chí lại nói quá lên những khó khăn trong cuộc sống của NKT làm cho người đọc thấy thương hại mà không phải là cảm thông. Nhiều sai lầm còn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân vật cụ thể được đề cập trong bài viết một cách vô tình chỉ vì người viết và nhân vật chưa hiểu nhau…
Một phóng viên chia sẻ: “Khi đưa tin về 1 trung tâm nuôi dưỡng trẻ có HIV, người nhà trẻ cho phóng viên chụp hình thoải mái, không đề nghị gì về việc bảo vệ thông tin. Khi báo đăng lên hình ảnh gia đình trẻ thì hàng xóm xung quanh nhận ra và họ bắt đầu bàn tán, gia đình lúc ấy mới phản ứng với phóng viên”.
Theo nhà báo Thái Bình (báo Tuổi Trẻ), khi viết về các đối tượng thiệt thòi, nhà báo cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng về các thông tin liên quan đến nhân thân, định vị nhân vật, cần có cái tâm khi đặt bút. Anh cho biết: “Đôi khi nhà báo viết bài giới thiệu về 1 nhân vật là đối tượng thiệt thòi chỉ với mục đích tốt nhưng vì thiếu hiểu biết nên vô tình gây hại cho nhân vật”.
Đơn cử như các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người có HIV, người bị bệnh phong… rất ngại báo chí tuyên truyền. Bởi đơn giản có nhiều người khi biết sản phẩm (là các vật dụng sinh hoạt hay thực phẩm) do bệnh nhân phong, người có HIV làm ra thì không dám sử dụng vì sợ… bị lây bệnh. Nhà báo muốn tuyên truyền để nhiều người biết đến sản phẩm của họ, để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; nhưng tác dụng thực tế lại trái ngược với mong muốn.
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc DRD cho biết, những trường hợp phản tác dụng trên không hiếm gặp khi truyền thông đề cập đến cộng đồng NKT nói riêng và các nhóm thiệt thòi nói chung. Bà Hoàng Yến cho rằng: “Chỉ cần 1 cách dùng từ sai, 1 quan điểm thiếu tích cực mà báo chí vô tình đăng tải cũng khiến thông điệp truyền thông biến dạng, ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về các nhóm thiệt thòi”.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cách thức các phương tiện truyền thông đưa tin có thể giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về những khó khăn thực tế mà NKT phải đối mặt, giảm bớt lối mòn trong suy nghĩ, những định kiến và những cách hành xử gây ảnh hưởng không tốt cho NKT, đồng thời nâng cao nhận thức về khả năng và sự đóng góp của NKT cho xã hội.
Thạc sĩ Hoàng Yến cho rằng: “Nhận thức đúng dẫn đến thái độ đúng, từ đó hành vi sẽ thay đổi tích cực theo thái độ. Các thông điệp truyền thông của báo chí ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của xã hội đối với các nhóm người thiệt thòi, trong đó có cộng đồng NKT. Do đó, khi viết về NKT, nhà báo cần trang bị kiến thúc đúng về cộng đồng này”.
Tại buổi tập huấn, thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến cũng giới thiệu về một số khái niệm, các mô hình hỗ trợ NKT đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam, vấn đề bình đẳng đối với NKT và cách dùng từ ngữ chính xác trong vấn đề khuyết tật…
Tùng Nguyên
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRẺ EM MÙ
- CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI MÙ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
- Trung tâm đào tạo – dạy nghề cho người mù thực trạng và giải pháp
- toi can hien giac mac cho nhung nguoi can giac mac
- Phụ nữ mù dạy cách thay đổi thế giới
- Hiếp dâm người tàn tật: Phần 'con' man rợ của kẻ đồi bại
- Mở cánh cửa tri thức cho người khiếm thị
- Nơi thắp sáng niềm tin cho người khiếm thị
- Mới ra tù, cùng bạn cướp vé số của người khuyết tật
- Án tù cho người mù chứa mại dâm
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận