Trang chủ --> Windows XP cho người mù --> Người mù sử dụng các cửa sổ ứng dụng:
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù sử dụng các cửa sổ ứng dụng:

 

1. Mở chương trình

Thông thường, để mở một chương trình có 3 cách:

Cách 1:Mở chương trình từ thanh Start Menu:

-Nhấn phím Windows để mở StartMenu.

-Nếu để kiểu hiển thị Classic Start Menu:

-Dùng mũi tên lên, xuống di chuyển đến Programs Submenu  và nhấn Enter hoặc mũi tên phải để mở. (Ta có thể gõ chữ P trên bàn phím để mở mục này).

-Nếu để kiểu hiển thị Start Menu của Windows xp:

-Dùng mũi tên lên xuống hoặc nhấn chữ P tìm đến All Programs Submenu và nhấn Enter hoặc nhấn mũi tên phải để mở.

-Một menu con chứa tất cả các chương trình mở ra

-Nhấn chữ cái gạch chân hoặc sử dụng mũi tên lên, xuống để di chuyển đến chương trình và kích hoạt phím Enter tại chương trình mà bạn muốn mở.

Ví dụ 1(đối với kiểu hiển thị Clasic Start Menu:

-Mở chương trình Wordpad

-Nhấn phím Windows để mở Start Menu.

-Nhấn phím mũi tên lên, xuống tìm đến Programs Submenu và nhấn phím Enter hoặc mũi tên phải để mở. (bạn cũng có thể gõ Chữ P để kích hoạt Menu này).

Nhấn chữ A hoặc di chuyển mũi tên lên, xuống tìm đến tùy chọn Accessories submenu và nhấn phím Enter hoặc mũi tên phải để mở menu con.

-Nhấn chữ W hoặc di chuyển lên tùy chọn Wordpad và nhấn phím Enter để mở.

Cửa sổ ứng dụng Wordpad mở ra trên màn hình nền Desktop. Đồng thời một phím bấm có tên Wordpad  hiển thị trên thanh tác vụ.

Nhấn tổ hợp Alt +F4 để đóng chương trình WordPad.

            Ví dụ 2 : đối với kiểu hiển thị Start Menu của Windows Xp

-Mở chương trình Windows Explorer.

-Nhấn phím Windows trên bàn phím.

-Nhấn chữ P hoặc dùng mũi tên lên, xuống để đi đến All Programs submenu và nhấn Enter hoặc mũi tên phải để mở.

-Nhấn tiếp chữ cái A tìm đến tùy chọn Accessories submenu và nhấn Enter.

-Nhấn phím W để đi tới tùy chọn Windows Explorer và nhấn Enter.

-Nhấn Alt +F4 để đóng chương trình Windows Explorer.

            Cách 2: Mở chương trình từ màn hình nền Desktop:

Nếu biểu tượng của chương trình đã có trên Desktop

-Nhấn Windows +M  để về màn hình Desktop.

-Nhấn chữ cái đầu hoặc dùng các phím mũi tên di chuyển đến chương trình mà bạn muốn mở và nhấn Enter.

            Ví dụ: mở chương trình NĐC:

-Tại màn hình nền Desktop

Di chuyển mũi tên hoặc nhấn N đến khi nghe JAWS đọc:  « NDC »  và nhấn Enter để mở .

            Cách 3 : Mở chương trình bằng phím tắt:

Nếu chương trình đã được đặt phím tắt thì bạn có thể sử dụng tổ hợp phím đã đặt để mở chương trình.

            Ví dụ : Nhấn Ctrl +Alt +N để mở chương trình NDC.

2. Mở nhiều chương trình và di chuyển qua lại giữa các chương trình đang mở:a.Mở nhiều chương trình:

Như bạn đã biết, Windows cho phép Bạn có thể mở đồng thời nhiều chương trình. Trong trường hợp này, chương trình mở sau cùng sẽ được kích hoạt.

Ví dụ:  Mở lần lượt các chương trình: Wordpad,Windows Explorer và Calculater Lúc này, chương trình Calculater được kích hoạt.

     nhấn tổ hợp phím Insert +T để nghe JAWS đọc chương trình mà bạn chọn.

b. Di chuyển qua lại giữa các chương trình đang mở

Nhấn tổ hợp phím Alt +Tab để di chuyển qua lại giữa các chương trình đang mở(bạn nên giữ phím Alt và nhấn liên tục phím Tab để hiển thị đầy đủ danh sách các chương trình đang mở).Giữ phím Alt đến khi nghe JAWS đọc đến tên chương trình mà bạn muốn kích hoạt.Danh sách chương trình sẽ mất khi bạn bỏ phím Alt ra và bạn sẽ ở chương trình mà bạn chọn.

3. Đóng chương trình

Nhấn tổ hợp phím Alt + F4, chương trình đang kích hoạt sẽ đóng lại.Thông thường, các chương trình kế tiếp sẽ lần lượt xuất hiện và bạn tiếp tục nhấn Alt +F4 cho đến khi các chương trình được đóng hết. Tuy nhiên, bạn nên nhấn tổ hợp phím Alt+Tab để kiểm tra và đóng các chương trình còn lại.

4. Hiệu chỉnh kích thước các cửa sổ ứng dụng

Một cửa sổ ứng dụng bất kỳ đều có 3 kiểu kích thước chuẩn là: 

- Maximize: Phóng cực đại, đây là kiểu cửa sổ mở toàn bộ màn hình.

- Restore: Phục hồi về kích thước trung bình,đây là kiểu cửa sổ hiện thị trên màn hình nhưng không bao trùm toàn bộ màn hình.

- Minimize: Thu nhỏ cực tiểu, đây là kiểu cửa sổ ứng dụng không hiểm thị trên màn hình, mà  chỉ có một phím bấm trên thanh tác vụ.

Khi bạn làm việc với JAWS, bạn nên chọn chế độ Maximized để tránh trường hợp bỏ sót thông tin.

a.Mở cực đại các cửa sổ ứng dụng

-Tại cửa sổ bạn đang làm việc,

Ví dụ:

-Mở chương trình Wordpad.

-Nhấn phím Alt để mở thanh Menu.

-Di chuyển đến Menu System và nhấn Enter  hoặc nhấn Space bar để mở (ta có thể thay thế các thao tác trên bằngtổ hợp phím Alt +Space bar).

-Nhấn chữ X hoặc di chuyển mũi tên xuống tùy chọn Maximize và nhấn phím Enter.

Lúc này cửa sổ Wordpad được mở cực đại.

b. Khôi phục cửa sổ ứng dụng về kích thước mặc định (Kích thước trung bình):

-Mở một chương trình ứng dụng bất kì. 

Chẳng hạn:

-Tại cửa sổ Wordpad

-Nhấn Alt +Space bar để Mở Menu System.

-Nhấn chữ R hoặc di chuyển mũi tên lên xuống tìm đến tùy chọn Restore và nhấn Enter.

Sau khi kích hoạt tùy chọn Restor, cửa sổ Wordpad sẽ trở về kích thước mặc định.

c. Thu nhỏ cực tiểu cửa sổ ứng dụng

Đôi khi bạn cần sử dụng các biểu tượng trên nền Desktop do đó bạn phải thu nhỏ cực tiểu những chương trình đang mở để loại chúng ra khỏi tầm nhìn. Có một phím tắt dùng để thu nhỏ cực tiểu tất cả các cửa sổ đang kích hoạt cùng một lúc là:  Windows +M.

Ví dụ:

-Mở chương trình MaTa Dictionary và Calculator

-Nhấn phím Windows +M

Bạn sẽ quay trở lại màn hình nền Desktop.

Lưu ý: muốn kiểm tra trạng thái về kích thước của các cửa sổ,bạn thực hiện các thao tác sau: 

- Đứng tại 1 cửa sổ bất kỳ đang mở

- Nhấn Insert +F10 để mở Windows List 

- Di chuyển các phím mũi tên để nghe tên và kích thước của các cửa sổ.

- Nhấn Esc để đóng Windows List

5. Các thành phần của cửa sổ ứng dụng

Như chúng ta đều biết, hầu hết các cửa sổ chương trình là một hình chữ nhật. Trong đó, nó được chia ra các phần và thể hiện các chức năng khác nhau. Ví dụ như trên thanh tiêu đề, bạn sẽ thấy tên của chương trình này; hoặc đối với thanh trạng thái, bạn sẽ biết được những trạng thái đang hoạt động của chương trình đó...

            Các thành phần cơ bản trên một cửa sổ ứng dụng:

a) Thanh tiêu đề (Title Bar):

Thanh tiêu đề nằm ở bên trên cùng. Bên góc trái của thanh tiêu đề là biểu tượng của chương trình, sau đó là tên của chương trình. Phía góc phải là 3 phím, nếu được kích hoạt sẽ thu nhỏ cực tiểu (Minimize), mở cực đại (Maximize) (nếu ứng dụng đang ở chế độ cực đại thì sẽ phím Restore (thay thế) hoặc là đóng (Close) chương trình.

           Bạn dùng tổ hợp phím Insert + T để nghe tên chương trình mà bạn đang có Focus.

b. Thanh Menu (Menu bar).

Thanh Menu dưới thanh tiêu đề. Tất cả các cửa sổ ứng dụng đều có thanh Menu cho dù có sự khác nhau giữa các chương trình. Bên dưới thanh Menu là một Menu con. Đôi khi các Menu con còn bao gồm các Menu nhỏ hơn nữa

Các lệnh trên thanh Menu :

-Nhấn phím Alt để mở thanh Menu

-Di chuyển mũi tên trái hoặc phải để tới các menu khác nhau trong thanh Menu

-Nhấn phím Enter hoặc di chuyển mũi tên, lên xuống để mở một Menu.

-Nhấn phím Enter để kích hoạt một tùy chọn

-Nhấn mũi tên phải hoặc nhấn Enter để mở Menu con(Submenu).

-Nhấn phím Escape một lần để đóng một tùy chọn.

-Nhấn phím Alt để đóng đồng thời tất cả các Menu và di chuyển con trỏ rời khỏi thanh Menu

c. Thanh công cụ (Toolbar):

Dưới thanh Menu là thanh công cụ của chương trình.

Thanh công cụ hiển thị các nút bấm ứng với các lệnh tương ứng khi kích hoạt. Tất cả các câu lệnh, nút bấm đều nằm trên  một Menu ở dưới thanh Menu.

d. Vùng làm việc của chương trình

Phía dưới thanh công cụ là một khoảng lớn hơn. Đây chính là vùng làm việc của chương trình.Vùng làm việc có những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào các chương trình.

Chẳng hạn, tại vùng làm việc của chương trình Microsoft Word (Edit), bạn có thể soạn thảo văn bản hay soạn nhạc...

Tại chương trình Windows Explorer(Tree View, List View), bạn có thể duyệt , mở, quản lí file và thư mục...

Để nghe thông tin về một mục trong vùng làm việc, nhấn Insert +Tab

e. Thanh trạng thái (Status Bar):

Ở dưới đáy của cửa sổ ứng dụng có một khu vực gọi là thanh trạng thái. Đây là nơi hiển thị các thông tin về vùng làm việc. Ví dụ như ở trong chương trình Word, nó hiển thị cho bạn biết rằng bạn đang làm việc ở trang số mấy và có tất cả bao nhiêu trang trong file tài liệu đó. Còn trong chương trình Recycle Bin, bạn sẽ được biết có bao nhiêu tài liệu đã gửi vào đây, nhấn tổ hợp 2 phím Insert Num3 để đọc thông tin trên dòng trạng thái

Ví dụ:

-Mở chương trình Windows Explorer.

-Nhấn tổ hợp phím Insert +T để nghe về thanh tiêu đề.

 -Nhấn phím Alt để di chuyển tới thanh Menu.

-Di chuyển sang phải chọn Menu View.

-Di chuyển xuống tùy chọn Arrange Icons by submenu và nhấn phím Enter hoặc nhấn mũi tên phải để mở.

-Di chuyển xuống để nghe về các tùy chọn của menu này.

-Nhấn Esc để đóng tùy chọn Arrange Icons by submenu.

-Nhấn phím ESC để đóng Menu View.

-Nhấn phím Alt để thoát khỏi thanh Menu.

-Di chuyển đến My Documents, nhấn tổ hợp phím Insert +Num3 để biết có bao nhiêu đối tượng trong mục này.

Lưu ý : Muốn di chuyển đến các thành phần trên một cửa sổ ứng dụng, bạn thực hiện các bước sau :

- Nhấn Insert + dấu trừ bên bàn phím số để đưa con trỏ JAWS về vị trí của con trỏ PC.

- Nhấn Pageup về đầu cửa sổ.

- Dùng các phím mũi tên lên, xuống để di chuyển tới các thành phần mà con trỏ Pc không đến được như : Thanh tiêu đề, thanh Menu, thanh công cụ và thanh trạng thái.

 

 

Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù- Hội người mù Việt nam

  

Lượt xem : 720 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo