Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: khiếm thị

Một dự án có tên OpenGlass với 2 dịch vụ là Question-Answer và Memento giúp người mù, người khiếm thị dùng Google Glass nhận diện đồ vật 1 cách dễ dàng.

> 

Mất đi ánh sáng của đôi mắt, bị gia đình ngăn cản, nhưng Phong và Hùng vẫn quyết tâm đến với nhau bằng tình yêu, sự đồng cảm. Và kết tinh tình yêu của 2 người là cô con gái hơn 3 tuổi lành lặn. 

Trong ba ngày 12, 13 và 14-7, tại 63 địa điểm tỉnh Bến Tre, gần 800 người khiếm thị đã dự khóa huấn luyện định hướng di chuyển. Dự án do Tổ chức MAPS tài trợ với sự phối hợp thực hiện của 200 tình nguyện viên là giáo viên, SV Trường CĐ Bến Tre, cán bộ các huyện hội người mù, giáo viên Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Bến Tre.

 
 

Sự tâm đắc của ông Dương Văn Cần, Phó chủ tịch Hội người mù thị xã Hưng Yên về ý nghĩa xã hội thông qua hoạt động của dịch vụ “tẩm quất hội người mù” đã dẫn dắt chúng tôi tìm hiểu về cuộc sống của những người khiếm thị, qua đó mới thấy sự có mặt và hoạt động của Hội người mù thị xã Hưng Yên nói riêng và của Hội người mù nói chung như một “điểm sáng” dẫn đường cho những người khiếm thị hòa nhập cộng đồng, góp phần bù đắp cho họ những thiệt thòi đang phải gánh chịu...  

“Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Mất đi đôi mắt, cuộc sống của những người mù thật sự khó khăn. Mặc dù vậy, trong những năm qua, Hội Người mù các cấp trong tỉnh đã có những bước phát triển bền vững, xây dựng Hội vững mạnh, là chỗ dựa tinh thần cho hội viên. 

Chị khiếm thị bẩm sinh, anh khiếm thị từ nhỏ, cuộc đời họ tưởng sẽ vô định trong tăm tối. Nhưng số phận đã cho họ gặp rồi yêu nhau, xây một cuộc sống hạnh phúc, dựng một sự nghiệp mà nhiều người sáng mắt phải mơ ước. 
 

Sáng 31.7, tại Hà Nội, Language Link Việt Nam và Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc Language Link Việt Nam đào tạo tiếng Anh miễn phí cho các học viên khiếm thị.  

Hưởng ứng Đề án 34 của Chính phủ về việc phát triển nghề công tác xã hội, rất nhiều cơ quan ban ngành, trung tâm bảo trợ xã hội trong cả nước đã vạch ra những kế hoạch cụ thể để thực hiện và bước đầu thu được kết quả tích cực, một trong số đó phải kể đến Hội người mù thị xã Ninh Hòa – tỉnh Khánh Hòa.  

Trang bị kiến thức nghề phù hợp với sức khỏe và khả năng là yếu tố quan trọng giúp cho người khiếm thị có việc làm. Mô hình trồng nấm Rơm không phải mới, nhưng đây là lần đầu tiên người khiếm thị của huyện Nam Đông được tiếp cận. Những sản phẩm của họ làm ra đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Có thể nói họ thực sự đã được trao “cần câu”, đó là cơ sở vững chắc từng bước giúp người khiếm thị thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.  

Căn bệnh viêm giác mạc biến chứng đã cướp đi đôi mắt của Đỗ Thị Nguyệt, thôn Tam Hợp, xã Hương Mai (Việt Yên) cùng biết bao ước mơ khi mới ở tuổi 12. Bố mẹ Nguyệt tìm mọi cách mong cứu lại đôi mắt cho con gái nhưng tất cả chỉ chìm trong vô vọng...
Trong lúc bạn bè cùng trang lứa háo hức cắp sách đến lớp thì Nguyệt phải rời xa mái trường, suốt ngày ngồi trên giường im lặng. Đó là những tháng ngày khủng khiếp nhất trong cuộc đời của chị khi phải chấp nhận nỗi đau vĩnh viễn thiếu đi ánh sáng của đôi mắt. Mặc cảm về mình, nhiều lần chị đã định buông xuôi tất cả...
 

Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì? Chắc hẳn bạn sẽ đau buồn, khóc lóc, dằn vặt. Vui sao được khi “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà bạn lại không còn đôi mắt sáng. Chắc bạn sẽ trách trời cao, đất dày sao quá bất công. Bạn có quyền làm thế: cứ khóc cho thỏa thích, cứ đau buồn cho đến lúc không thể buồn hơn được nữa. Nhưng xin đừng mất đi niềm vui sống và niềm hy vọng. Biết đâu câu chuyện của tôi có thể làm cho bạn không bao giờ mất niềm tin vào những điều kỳ diệu trên đời cho dù bạn ở trong bất kỳ một hoàn cảnh khó khăn nào. 

 

 

Dáng người cân đối, nhỏ nhắn, đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt với cử chỉ mềm dẻo, linh hoạt cộng thêm nụ cười tươi rói và câu nói hài hước là những ấn tượng ban đầu khi chúng tôi gặp và tiếp xúc với anh. Chỉ nhìn thoáng qua, ngỡ tưởng anh cũng như biết bao người bình thường khác. Vẫn nghe anh nói, vẫn nhìn anh cười nhưng ánh mắt anh đăm chiêu… Khách hàng quen gọi anh là Nam - một người khiếm thị làm nghề xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền. Anh Nguyễn Văn Nam là một trong số hàng chục hội viên Hội người mù thành phố Việt Trì xóa bỏ mặc cảm tật nguyền, vươn lên khẳng định mình. 

 

Hồ Thị Cúc, dân tộc Pa Kô sinh ra và lớn lên ở bản A Máy, xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Cúc bị mù bẩm sinh, nhưng với nghị lực cùng sự quan tâm của Hội người mù Quảng Trị, mới đây, Hồ Thị Cúc đã nhận được giải Nhì cuộc thi viết chữ Braille do Hội người mù thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức.  

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng, trong những năm qua những người tàn tật, đặc biệt là người mù, trên địa bàn tỉnh Phú Yên tự tin, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

  

Họ gồm có 15 thành viên bị khiếm thị với tuổi đời còn rất trẻ, được đào tạo nghề tẩm quất bài bản ở Học viện Y học cổ truyền Việt Nam. 15 người, với những cảnh đời riêng lẻ, đã nương tựa vào nhau dưới mái nhà chung là cơ sở xoa bóp cổ truyền, thuộc Hội Người mù thành phố Đồng Hới. 

Tsang Tsz-kwan, một nữ sinh 20 tuổi, bị khiếm thị có khả năng đặc biệt: đọc chữ nổi bằng môi.

 

Liên kết:

Logo quảng cáo