Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: người mù

 

Đã thành nếp, từ 5 năm nay, vào các buổi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần, dù trời mưa hay nắng, giá rét hay oi bức, cô và trò của đội tuyển bơi khiếm thị đều có mặt ở bể bơi Yết Kiêu, kiên trì với những bài tập thể lực, bài tập chuyên môn.
 
Các vận động viên khiếm thị đang tập thể lực tại bể bơi Yết Kiêu (TP Hải Dương)
Vào một buổi sáng mùa xuân trời rét ngọt, chúng tôi có mặt ở bể bơi Yết Kiêu (TP Hải Dương) và tận mắt chứng kiến một buổi tập luyện của các vận động viên (VĐV) khiếm thị, với các bài tập thể lực như tạ đẩy, tạ kéo, xà đơn… Trời rét, nhưng trên vầng trán của các em vẫn lấm tấm mồ hôi. Huấn luyện viên Đinh Thị Tới, người đã có 5 năm gắn bó với đội bơi của người khiếm thị cho biết: Lĩnh vực thể thao đòi hỏi các VĐV phải có năng khiếu, một nền tảng thể lực tốt, niềm đam mê và ý chí quyết tâm cao. Những VĐV khiếm thị càng phải nỗ lực bội phần để bù đắp cho khiếm khuyết của cơ thể. Đã thành nếp, từ 5 năm nay, vào các buổi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần, dù trời mưa hay nắng, giá rét hay oi bức, cô và trò của đội tuyển bơi khiếm thị đều có mặt ở bể bơi Yết Kiêu, kiên trì với những bài tập thể lực, bài tập chuyên môn. Ban đầu, cô và trò gặp không ít khó khăn để tìm được “tiếng nói” chung. Chưa có kinh nghiệm huấn luyện cho VĐV khiếm thị nên cô phải mày mò tự nghiên cứu và rút kinh nghiệm dần qua từng thời gian tập luyện. Cô đã linh hoạt “phiên dịch” những động tác cơ thể giàu tính hình tượng thành những âm thanh gần gũi, dễ hiểu. Ví dụ: chân đập nước nghe tiếng bộp bộp hoặc sục sục là động tác sai. Động tác đập chân xuống nước đúng phải phát ra tiếng vút vút...
Vận động viên khiếm thị luyện tập bơi.  Ảnh: Thành Chung
VĐV Phạm Anh Tú, 19 tuổi, quê ở xã An Thanh (Tứ Kỳ) đã có hơn 3 năm gắn bó với đội tuyển. Hồi bé, mắt Tú kém nhưng em vẫn theo các bạn đi tập bơi. Em biết bơi từ năm lên 8 tuổi. Đến năm 14 tuổi, khi mắt mù hoàn toàn, Tú không còn xuống nước nữa. Năm 2006, trong quá trình tham gia lớp phục hồi chức năng do Hội Người mù tỉnh tổ chức, Tú được huấn luyện viên Đinh Thị Tới phát hiện nhờ em có thể lực tốt. Tuy được cô Tới cùng các chú, các cô trong hội động viên, nhưng Tú vẫn tự ti bởi em đã không nhìn thấy ánh sáng. Cảm giác sợ hãi, áp lực tập luyện căng thẳng cũng khiến Tú nhiều lần xin bỏ cuộc. Nhưng huấn luyện viên Đinh Thị Tới luôn biết động viên em đúng lúc. Nhờ những lời động viên chân thành ấy, Tú đã “đánh thức” và từng bước phát huy được năng khiếu của mình. Năm 2007, lần đầu tiên tham gia Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, Tú đã giành 2 huy chương (HC) vàng nội dung bơi tự do ở 2 cự ly 50 mét và 100 mét. Năm 2008, em tiếp tục giành 2 HC vàng, 1 HC bạc và năm 2009, giành 3 HC vàng.

 VĐV Tân Văn Trung quê ở xã Nam Tân (Nam Sách) cũng biết bơi từ bé, khi mắt em chưa bị mờ. Lên lớp 3 thì em phải nghỉ học vì mắt hầu như không nhìn thấy gì. Trung những tưởng cuộc đời sẽ bị trói buộc vĩnh viễn sau bức tường rào của gia đình, em mất dần sự tự tin, yêu đời. Năm 2005, nhờ sự giới thiệu của một người quen, Trung trở thành hội viên của Hội Người mù TP Hải Dương và trong ngày hội xuống nước do Hội Người mù tỉnh tổ chức vào tháng 5-2006, Trung đã mạnh dạn xuống bể bơi và đây đã trở thành bước ngoặt quan trọng đưa Trung đến với đường đua xanh. Trung tâm sự: “Chính những giờ tập luyện nghiêm túc, cảm giác hồi hộp trước mỗi hội thi và ý thức về trọng trách mang vinh quang về cho thể thao dành cho người khuyết tật tỉnh đã làm thay đổi suy nghĩ của em, giúp em hiểu rằng mình vẫn còn có ích”. Năm 2007, Trung giành 2 HC vàng (nội dung trườn sấp cự ly 50 mét và nội dung tiếp sức đồng đội); năm 2009, Trung giành 1 HC vàng, 2 HC bạc. Hiện nay, Trung là một trong 3 VĐV được hưởng trợ cấp thường xuyên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi tháng 600 nghìn đồng để tham gia luyện tập thường xuyên, làm nòng cốt cho đội tuyển VĐV khuyết tật tỉnh tham gia thi đấu trong các Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc. Ngoài thời gian tập luyện, hằng ngày Trung làm nghề xoa bóp bấm huyệt ở Hội Người mù thành phố, mỗi tháng cũng có thêm thu nhập từ 400 đến 900 nghìn đồng. Tuy cuộc sống còn vất vả nhưng Trung rất vui bởi em đã tự mình nuôi sống bản thân và tìm lại được sự tự tin.Ngoài Phạm Anh Tú và Tân Văn Trung, còn có nhiều VĐV khiếm thị đóng góp thành tích  cho tỉnh tại các Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc như VĐV Đặng Văn Phong (Kinh Môn), Nguyễn Văn Đại (Thanh Hà) từng giành nhiều HC vàng ở môn bơi lội; VĐV Nguyễn Văn Liên (Ninh Giang) giành HC đồng ở môn nhảy xa. Hiện nay, trong tỉnh còn có rất nhiều người khuyết tật say mê tập luyện các môn thể thao khác như cờ vua, bóng bàn... Bàn cờ của người khiếm thị phân biệt ô đen, ô trắng bằng ô nổi, ô chìm; quân trắng có khấc ở chân, quân đen không có khấc. Bóng bàn của người khiếm thị khác với bóng bàn của người sáng mắt ở chỗ: bóng phải lăn trên mặt bàn và chui dưới lưới. Hai đầu bàn bóng có 2 cửa gôn giăng lưới. Nếu đối thủ nào không đỡ được, để bóng rơi khỏi bàn hoặc rơi vào gôn sẽ bị xử thua. Quả bóng được đục lỗ và có bi ở trong để phát tiếng kêu, giúp người chơi định vị được hướng bóng... Chứng kiến những khó khăn của người khiếm thị khi đến với thể thao mới thấy niềm đam mê thể thao của họ thật đáng trân trọng.

MAI LIÊN
 
 

 

Sau khi học nghề, nhiều người tự đứng ra mở điểm tẩm quất cổ truyền, tạo thu nhập khá ổn định, bảo đảm cuộc sống hằng ngày... 
 

Khát khao được làm mẹ khiến cô gái khiếm thị “đánh liều” có con với người đàn ông lạ. Đứa trẻ chào đời được đặt tên là Phạm Văn Cường với ước mong bé được khoẻ mạnh, tinh tường. Nhưng lớn lên, cuộc sống của Cường hoàn toàn chìm trong bóng tối.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Ban phòng chống mù loà tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức phi chính phủ FHF mà rất nhiều bệnh nhân thuộc đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số, cán bộ hưu trí bị mù do đục thủy tinh thể tuổi già được mổ mắt bằng phương pháp hiện đại – phương pháp Phaco. Ba năm nay, các bác sỹ khoa Mắt của BVĐK tỉnh và khoa Mắt của Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội đã phối hợp và tổ chức nhiều đợt khám, điều trị các bệnh về mắt tại các huyện trong địa bàn toàn tỉnh. Nhờ đó giúp cho những bệnh nhân không có điều kiện đi tuyến trên có thể khám và điều trị ngay tại địa bàn của huyện mình. Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Vũ Mạnh Hà, Trưởng khoa Mắt- BVĐK tỉnh cho biết: “Đa số bệnh nhân không có điều kiện đi khám và điều trị ở tuyến tỉnh hoặc không biết mổ là có thể sáng mắt ra được, một số trường hợp thì cho rằng già rồi không đi mổ nữa vì nếu có mổ cũng chẳng chữa được”. 

Nhằm phát huy truyền thống vẻ vang và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Gia Lai nói riêng, góp phần xoa dịu những mất mát, thiệt thòi của các phụ nữ bị mù neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện truyền thống tương thân tương ái, nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
 

Không bằng cấp, không nghề nghiệp, sức khỏe không như người bình thường, những người khiếm thị luôn mang trong mình mặc cảm về bản thân. Tuy nhiên, đã có không ít người vượt lên số phận để tìm cho mình những công việc phù hợp với khả năng lao động. Và, trên bước đường mưu sinh gian nan ấy, có bao câu chuyện khóc, cười với người khiếm thị…  

Đưa bàn tay lần mò bề mặt bếp vừa được bàn giao, bác Trương Văn Hiểm, đại diện cho Hội người mù Nhơn Trạch, ấp Trầu, xã Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai, không giấu được nỗi xúc động. Mười thành viên khiếm thị sống ở đây có lẽ chưa bao giờ nghĩ đến một ngày căn bếp đơn sơ của họ có thể trở nên gọn gàng và sáng sủa đến thế. 

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, công ty dược phẩm Tâm Bình lại kết hợp cùng với TW Hội chữ thập đỏ Việt Nam để mang thuốc men, chăn ấm và quà Tết cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. 
 

Nhân ngày quốc tế người tàn tật, vừa qua Đoàn công tác của tỉnh do bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Y’ Long — Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội đã đi thăm và tặng quà cho người tàn tật trên địa bàn huyện Cư Jút và Trung Tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, là nơi đang nhận nuôi dưỡng 46 đối tượng gồm: người già, tâm thần, trẻ em và người tàn tật không nơi nương tựa của tỉnh Đắk Nông.
 

Nhiều cặp vợ chồng đều là người khuyết tật. Họ đến với nhau bằng “trái tim không khuyết tật” và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng gia đình hạnh phúc. Ðôi vợ chồng Hoàng Văn Ưng và chị Dương Thị Hòa vừa sinh được một bé gái khỏe mạnh, lành lặn mang cái tên dịu dàng Hoàng Thị Nhi. 


 

Ông mù lòa, nghèo kiết xác từ thủa còn nằm nôi, dung nhan nham nhở với khuôn mặt lỗ chỗ tàn nhang, dáng người thô cộc thế mà lại được hai người phụ nữ yêu tha thiết. 

Cuộc sống luôn diễn ra với những điều kỳ diệu. Thực tế, khoa học hiện đại đã đem đến cho con người những món quà vô giá. Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp PhaCo là một trong những điều kỳ diệu ấy. Với phương pháp này, những người mù do đục thủy tinh thể có thể nhìn thấy được ánh sáng ngay sau khi phẫu thuật. Song, điều đáng nói ở đây là những người mù nghèo cũng có cơ hội được sáng mắt bởi những tấm lòng nhân ái của các đơn vị hảo tâm, các nhà từ thiện. 

Ở Bến Tre có một câu chuyện lạ : Một học sinh khiếm thị đi học vi tính về làm cô giáo dạy học trò khiếm thị. 

Trong những năm gần đây, hoạt động của Hội người mù Bình Dương có nhiều thay đổi, nổi trội nhất là chăm sóc đời sống, tạo việc làm ổn định cho người mù trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc cho vay vốn, tạo việc làm cho đa số người mù tại gia đình, các cấp Hội trong tỉnh còn tổ chức sản xuất tập trung, vừa tạo việc làm cho người mù, vừa cung cấp 4 sản phẩm chính là chổi bông cỏ, tàu cau, cọng dừa và nylon cho người tiêu dùng, tạo nguồn thu trang trải cho các hoạt động của Hội.  

Ngôi trường ấy chỉ vỏn vẹn ba phòng học. Không có bảng đen, phấn trắng, không có các dãy bàn ghế học trò xếp thẳng tắp. Ánh sáng là điều xa xỉ ở nơi này, vì đa số cả thầy và trò đều là người khiếm thị hoặc có thị lực rất kém.  

Theo chân đoàn làm chương trình truyền hình “Khát vọng sống”, chúng tôi đã tìm đến Hội người mù Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Gần 370 hội viên người mù nơi đây, mỗi người đều có một hoàn cảnh đáng thương, nhưng trong họ đang ấp ủ những khát vọng vươn lên từ chính đôi tay của mình.

 

Liên kết:

Logo quảng cáo