Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: học trò

Với mỗi người, ai cũng mang trong mình hình ảnh tốt đẹp về người thầy tôn kính. Họ có thể là một thầy giáo làng tận tụy và trăn trở với nghề, một thầy giáo khiếm thị vượt lên số phận để tiếp sức cho những em có hoàn cảnh giống mình, cũng có thể là những quản giáo ở trường giáo dưỡng, những cô giáo ở các lớp học tình thương… Tất cả đều vì mục đích dạy bảo, uốn nắn những học trò của mình nên người, sống có ích cho xã hội.

 

 

Ngày ngày, học sinh và thầy cô vẫn thường thấy em lặng lẽ đến lớp. Nhưng, trong dáng vẻ lặng lẽ đó, em không hề mặc cảm bị mù lòa mà đang “lượm lặt kiến thức cho bằng mọi người”. Em là Trần Văn Báu, học sinh khiếm thị. Sau nhiều năm học chữ nổi ở Tỉnh hội Người mù, Trần Văn Báu được chuyển đến học với học sinh bình thường ở lớp 6A6, trường THCS Phú Hòa. Bằng sự nỗ lực của bản thân, em đang “cố duy trì thành tích học sinh giỏi từ năm lớp 5”. Bởi, hơn ai hết, em biết mình phải cố gắng hơn rất nhiều mới theo kịp bạn bè.

Trong thời gian này, mảnh đất nghèo Quảng Trị xôn xao và vui mừng trước tin cậu bé mù đầu tiên của đất Quảng đậu Đại học. Đó là Trần Tuấn Anh (sinh năm 1984) ở làng quê nghèo Vĩnh Tú, Vĩnh Linh, Quảng Trị. 

Đặng Triệu Phương, học sinh trường Nguyễn An Ninh, đã được Bộ GD-ĐT xét đặc cách tuyển thẳng vào khoa Toán của Đại học Sư phạm TPHCM. Điều đặc biệt hơn, Phương là một người khiếm thị. Nhờ nghị lực cậu bé đã vượt lên hoàn cảnh của mình để sống tốt như bao người lành lặn khác. Thành công đó của Phương một phần lớn là nhờ vào những bài học sâu sắc mà cậu nhận được từ người mẹ của mình. 

Suốt những năm học cấp 1 và cấp 2, sáng nào, Tường cũng được mẹ cõng đến trường, chiều muộn lại đón về.

 

Người dân thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) gọi thầy giáo Ðặng Ngọc Duy (37 tuổi) là “Ðồ Chiểu”, bởi đã tình nguyện dạy dỗ, cưu mang những đứa trẻ bất hạnh. Ðể thành lập mái ấm tình thương mang tên Hướng Dương, “anh hiệu trưởng” đã phải vượt qua vô vàn gian nan.

 

Từ khi bố bị liệt, Lê Văn Hóa (SN 1994, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đã đi tìm mua phế liệu khắp nơi về làm xe lăn, giường đa năng cho bố.

Từ khi bố bị liệt do một tai nạn giao thông, ngoài thời gian học, em Lê Văn Hóa thường đi khắp các bãi phế liệu chọn lựa mua bánh xe, bình ắc quy… về làm xe lăn, giường đa năng cho bố. Giờ đây, sức khỏe ông Lê Văn Hiếu (bố em Hóa) đã tiến triển rất tốt và ông cảm thấy hạnh phúc và yêu đời trên một chiếc giường đa năng - có thể xoa bóp chân, ghế ngả có thể ngồi và nằm; một chiếc xe lăn điều khiển bằng đầu để đi thăm bà con chòm xóm do chính con trai ông sáng tạo.

 

Chưa đầy 2 tuổi, nỗi bất hạnh ập đến khiến trước mắt em chỉ là khoảng không tối mịt. Vượt qua nghịch cảnh, em Võ Văn Nhật, lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã gặt hái nhiều huy chương và giải thưởng về bóng đá, cờ vua và đánh đàn organ.

<< Về trước Tiếp theo >>

Liên kết:

Logo quảng cáo