Trang chủ --> Gương sáng
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Gương sáng

Người dân thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) gọi thầy giáo Ðặng Ngọc Duy (37 tuổi) là “Ðồ Chiểu”, bởi đã tình nguyện dạy dỗ, cưu mang những đứa trẻ bất hạnh. Ðể thành lập mái ấm tình thương mang tên Hướng Dương, “anh hiệu trưởng” đã phải vượt qua vô vàn gian nan.

 

Dù không có hai cánh tay, cô bé Honh làm thành thạo mọi việc cá nhân từ mặc áo, chải đầu, đánh răng… rồi làm các việc nhà, từ việc kẹp cây chổi quét nhà bằng… cổ, nhen lửa nấu cơm, rửa chén bát… Đặc biệt, Honh là một trong 3 học sinh giỏi nhất lớp.

 

Một tuổi, sau trận đậu mùa, bé gái mồ côi cha Trương Thị Bích Diễm (sinh năm 1981, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) mù cả hai mắt. Sống chung với bóng tối nhưng ở Diễm luôn sáng bừng hoài bão. Bích Diễm đã bỏ ra biết bao nhiêu công sức với một nghị lực phi thường để được biểu diễn trên sân khấu, được ngồi chơi đàn tranh, ghitar, hay organ…

 

Ông Tân năm nay 72 tuổi, có tới 2 vợ và 10 đứa con. Đêm xuống, vợ chồng ông cùng 5 đứa con kéo nhau ra tượng đài Lê Lợi (TP Thanh Hóa) ngửa mũ ăn xin. Gia đình cái bang của ông khá "nổi tiếng" ở đất này.  

Tự mình liên hệ nhờ sự trợ giúp của những tổ chức, những người bạn chưa từng quen biết, sẵn sàng ăn cơm muối vừng một tháng liền để bố mẹ đồng ý cho đi học đại học là bản lĩnh đáng khâm phục của cô hoa khôi khuyết tật xinh đẹp Nguyễn Thị Ánh Ngọc.

Tai nạn hồi lớp 5 đã khiến Lệ Thu bị mất một bên chân. Gia đình còn nặng gánh khó khăn, nhưng Thu vẫn lạc quan và luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

 

Năm nay 22 tuổi nhưng Võ Trúc Duyên đã 21 năm nằm bất động, liệt giường. Cơ thể Duyên gầy gò bé xíu, chân tay teo hẳn không cử động được, chỉ còn hai ngón trên mỗi bàn tay có thể nhúc nhích.

 

Đôi bàn tay của Bé Năm quặp lại, cứng quèo, cố cầm sợi giấy nhỏ tí xíu, dùng chiếc kim “sào” cuộn sợi giấy lại thành bông hoa giấy tròn xoe. Hỏi chuyện, tôi mới biết rằng, ngoài đôi bàn tay tật nguyền, tư duy của Bé Năm cũng không bình thường. Ở tuổi gần 40, chị vẫn chỉ là Bé Năm. Thế nhưng, cũng giống như nhiều người khuyết tật trong trung tâm này, Bé Năm đã làm được những việc tưởng chừng không thể. 

Lên 8 tuổi thì Thành đã biết đi chăn trâu, cắt cỏ, những việc đó với những đứa trẻ bình thường bằng tuổi Thành thì nhiều đứa còn chưa làm được, nhưng với Thành thì cậu làm cực tốt.

                    Phải ngồi xe lăn nhưng hàng ngày Hậu vẫn vừa quản lý cửa hàng sim thẻ, vừa tham gia tích cực các hoạt động của Trung tâm sống độc lập Hà Nội và miệt mài đèn sách cho những ngày lên giảng đường.

 

Về thôn Quất Động huyện Thường Tín (Hà Nội) hỏi thăm chị Nguyễn Thị Phương là người làng trên xóm dưới không một ai không biết. 

Nhìn cách Đan đánh máy, sử dụng các chương trình phần mềm trong máy tính, nhắn tin và đọc tin nhắn qua điện thoại, có thể thấy lòng quyết tâm và nghị lực sống của chàng trai mù này. Những gì không thể nhìn thấy bằng mắt, Đan dùng đôi tai, hai bàn tay và cả trái tim để cảm nhận.

 

Đêm Noel, ánh đèn điện rực rỡ trên những con phố tấp nập của thủ đô. Khắp phố phường đặc quánh bởi không khí của ngày lễ Giáng sinh, đâu đó những cây thông sinh động lấp lánh đủ sắc màu, các ông già Noel xúng xính tại trước cửa một trung tâm vui chơi hay một nhà hàng, vô số ông già Noel khác bon bon trên đường đến các điểm phát quà. Bất chấp cái lạnh tê người đầy thi vị của mùa đông giá rét, dòng người đổ ra đường ngày một đông, đâu đó vang lên bản thánh ca.

 

 

Không nghe được, không thể nói hoặc nói rất khó nhọc, làm sao người khiếm thính có thể làm hướng dẫn viên du lịch? Nhưng, sự thật vẫn có đấy!

 

Anh đàn giỏi, hát hay, nhưng tiếc rằng anh không nhìn thấy được bởi anh là một người khiếm thị bẩm sinh. Nhưng tình yêu cao thương của một cô gái Hà thành xinh đẹp đã tiếp thêm sức mạnh trên con đường sự nghiệp tưởng chừng quá chông gai của anh.

Liên kết:

Logo quảng cáo