Trang chủ --> Gia đình --> CHA MẸ NÊN LÀM GÌ TRƯỚC NHỮNG LẦM LỖI CỦA CON CÁI
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ TRƯỚC NHỮNG LẦM LỖI CỦA CON CÁI

 

    (Thế giới matxa) - Điều quan trọng nhất đối với cha mẹ là biết được căn nguyên lỗi lầm của con cái để giúp chúng sửa đổi. Nhưng cha mẹ thường dễ rơi vào tình trạng phán đoán trẻ một cách vội vàng, có thể dẫn đến thái độ kết án chung. Và khi đã bị hiểu lầm, bị cư xử một cách vô đoán, trẻ dễ có thái độ phản kháng chống đối cha mẹ.


1.
Những lỗi lầm của con dưới mắt cha mẹ

Con cái thường có những lỗi lầm làm cha mẹ lo lắng:

-         Cứng đầu cứng cổ:

Trẻ không biết văng tục nhưng thích tỏ ra chống đối người lớn. Điều ít ai nghĩ đến là: ẩn giấu dưới tính cách khó chịu ấy là một nhân cách cứng rắn mạnh mẽ, có thể sau này làm được những việc độc đáo, nếu được hướng dẫn đúng mực.

-         Khép kín

Trẻ ít nói quá làm ta không biết chúng nghĩ gì. Có thể do tính nhút nhát trẻ sợ không giám diễn tả những gì chúng có trong tâm hồn, không giám thực hiện những việc tốt đẹp mà chúng mơ ước. Cha mẹ có nghĩ được rằng đó là con người nhạy cảm, tế nhị không?

-         Nói dối, ăn cắp:

Đây là những lỗi lầm làm cha mẹ khó chấp nhận và lo lắng hơn hết. Nhưng thường thường trẻ con phạm hai lỗi trên một cách vô ý thức; nếu được giải thích cặn kẽ chúng sẽ khắc phục được khi lớn lên.

Cha mẹ phải có cái nhìn xa hơn những lỗi lầm.

Chắc chắn rằng một đứa trẻ cứng đầu nói dối, ăn cắp làm khổ tâm cha mẹ không ít. Phải có có can đảm vượt lên trên những nỗi khổ tâm này và tìm ra được nguyên nhân sâu xa đưa đến sự việc. Có những khuyết điểm trầm trọng hơn những khuyết điểm trên: đó là tính ích kỷ và kiêu ngạo, những lỗi lầm có thể có ngay cả nơi những đứa trẻ luôn tỏ ra ngoan ngoãn, siêng năng.

-         ích kỷ:

Chỉ nghĩ đến mình, đến những công việc của mình, hoàn toàn không quan tâm đến niềm vui cũng như nỗi buồn của người khác. Người ích kỷ có tâm địa hẹp hòi không thể cảm thụ, chia sẻ, làm vui lòng và phục vụ người khác.

-         Kiêu ngạo:

Quá tự tin đến độ ảo tưởng về chính mình, luôn muốn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, sẵn Sàng đánh giá thấp người khác để đưa mình lên và khi lầm lỗi không muốn nhận lỗi và sửa đổi.

Chính hai lỗi lầm trên đã ngăn cách đứa trẻ với mọi người, cha mẹ phải hết sức quan tâm và có biện pháp giáo dục kịp thời. Không phải chỉ giáo dục cho cho con biết sống lương thiện, có giáo dục mà quan trọng hơn là sống bác ái, yêu thương và biết sống vì mọi người.

 2. Tính lười biếng của trẻ

-         Nhìn nhận đúng cách:

Có thể do sức khỏe, do những đổi thay của trẻ đang lớn, do những khó khăn ở trường. Sự lười biếng tồn tại ở đa số trẻ em như một sự thiếu sót phổ biến. Thay vì chỉ nhìn thấy ở con cái lỗi lầm để rồi luôn miệng cằn nhằn, la mắng chúng: “ mày chỉ là một đứa lười biếng”, điều này có thể làm cho trẻ dần dần bám chắc vào lỗi lầm này của chúng, bởi vì chúng đã bị liệt kê vào hạng người ấy.

Nếu để ý kỹ hơn, ta sẽ nhận ra ở đứa trẻ có vẻ bề ngoài lười biếng, ẩn dấu những phẩm cách khác, những sự phong phú khác trong tâm hồn mà cha mẹ cần khám phá và giúp đỡ chúng cố gắng phát huy.

-         Cách xử lý đối với trẻ lười:

a, Tỏ tình thân ái, khích lệ trẻ.

b, Tỏ ra tin tưởng, giao cho trẻ chịu trách nhiệm về một công việc nào đấy phù hợp với khả năng của chúng chính là giúp chúng gián tiếp chiến thắng tính lười biếng.

Mỗi con người chúng ta phải có một cái nhìn thân ái đầy sự cảm thông, tin tưởng, một cái nhìn kêu gọi sự tiến bộ trong niềm vui và tình yêu thương. Đó chẳng phải là điều chúng ta nên biết và áp dụng nơi con cái chúng ta sao?

 3. Tính tắt mắt của trẻ

Khi một đứa trẻ ăn lấy trộm đồ của người khác hoàn toàn không giống như cách suy nghĩ của người lớn, bởi vì trẻ chưa có khái niệm sâu xa về quyền sở hữu, chúng chỉ làm theo nhu cầu tại chỗ thôi.

Vậy cha mẹ nên can thiệp cách nào?

- Đừng bi thảm hóa sự việc: một vài hành động lấy cắp vặt không có nghĩa là đã mất tất cả. Nhất là đừng có kiểu nói: “Phải bỏ tù mày thôi. Thật là một nỗi ô nhục cho gia đình!” kiểu mạt sát này càng gây nơi trẻ mặc cảm tội lỗi nặng, dường như muốn buông xuôi không gì cứu vãn được nữa.

- Hãy nói với con một cách rõ ràng và bình tĩnh về quyền hạn của mỗi người đối với vật sở hữu của người đó mà mình có nghĩa vụ phải tôn trọng.

- hãy tỏ ra tin tưởng con nhưng cũng đồng thời đừng tạo ra những cơ hội kích thích con như phơi bày trước mắt con một số tiền lớn.

- lên nhớ, gặp ai cũng kể lể, than phiền về hạnh động dại dột của con, thì đó là một sự xúc phạm đối với cháu.

- hãy nhớ rằng cháu cũng có quyền giữ uy tín của mình.

- Tùy theo mức độ sai phạm để có cách xử phạt tương ứng, nhưng khi đã tha thứ thì không nên nhắc đi nhắc lại lỗi lầm đã qua của con nữa.


4. tính hay nói dối

Những lí do  khiến trẻ có thể nói dối:

- Trẻ khao khát làm nhiều việc như người lớn. Đối với chúng, giấc mơ và hiện thực cuộc sống dường như pha lẫn vào nhau và rồi chúng có thể bịa đặt theo óc tưởng tượng của chúng để tạo cho mình giá trị trước mắt người khác.

- Có thể trẻ nói dối để làm vui lòng người lớn, để tránh bị khiển trách khi có lỗi. Do tính nhạy cảm, nhút nhát, sợ xấu hổ, sợ bị phạt trẻ không biết làm gì hơn là nói dối.

Trẻ bị ảnh hưởng bởi thói quen nói dối của người lớn.

Thái độ của cha mẹ như thế nào trước sự nói dối của con mình?

Đừng ép con phải nhận lỗi, nhất là trước mặt người khác. Điều này quả là vô cùng nặng nề đối với cháu và cả đối với người lớn nữa, bởi vì trẻ cũng cần được tôn trọng. Hãy kiến tạo cho gia đình một bầu không khí chân thành, cởi mở, tin tưởng, yêu thương. Điều này sẽ giúp trẻ chống lại cơn cán dỗ nói dối.

 
5.
tính hay nóng giận

Trẻ kêu gào, chửi rủa, đạp vỡ đồ đạc, mặt hầm hầm dận dữ hoặc lầm lì khó hiểu. Với mọi lứa tuổi đó là biểu hiện của tính hay nóng giận.

Phải đối phó như thế nào với tính cách khó chịu ấy đây?

- Đừng khiêu khích cơn giận của trẻ, công khai chống đối chúng, muốn khuất phục chúng ngay tức khắc.

- Đừng lấy nóng giận để đối đầu với nóng giận hoặc có thái độ chế nhạo, mỉa mai. Hãy tìm cách trấn an trẻ bằng sự trầm tĩnh, nhưng kiên định đợi chờ chúng qua cơn nóng giận.

- Đánh lạc hướng trẻ vào một mục tiêu khác để chúng tạm thời quên đi sự việc vừa qua và hòa mình vào cuộc vui mới, cơn giận sẽ có cơ hội lắng xuống.

- Đôi khi cần có hình phạt như cô lập chúng trong cơn nóng giận để giúp chúng tự chế ngự. Chính sự can thiệp đúng lúc giúp chúng giải phóng mình khỏi cơn giận.

Điều quan trọng là chính cha mẹ không để mình bị lôi cuốn vào cơn giận của con cái. Chính sự dịu hiền và êm ái sẽ trấn áp cơn giận. Bộ mặt êm dịu, bình tĩnh của cha mẹ giống như sự an bình, chiến thắng sự nóng nảy của đứa trẻ.

 
6.
tính kiêu căng tự mãn

Có lẽ ở trẻ em kiêu ngạo dường như không phải là lỗi thực sự trầm trọng.

Khi trẻ khoe với cha mẹ về thành tích của mình, chính là chúng muốn thấy cha mẹ hài lòng và nhận xét về công việc của chúng. Chính cha mẹ phải giúp con về nhìn nhận rõ sự việc và khích lệ những cố gắng của chúng. Để tiến bộ phải có đôi chút tự tin. Ngay chính lúc ta nhận ra rằng ta đã tiến bộ và có thể làm việc tốt hơn là ta đã có thể tự cứu mình khỏi thói kiêu ngạo và có thể hài lòng về thành tích đạt được.

Những người lớn huênh hoang thường là những người thiếu tự tin, luôn tự ti mặc cảm. Thời trẻ, khi các con tỏ ra tự mãn khoe khoang với cha mẹ về thành tích của mình, chính là chúng muốn tỏ ra mình đã lớn.

Với những biểu hiện có vẻ kiêu ngạo như thế, cha mẹ không nên trầm trọng hóa sự việc.

 

Lượt xem : 18469 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo