Trang chủ --> Kinh doanh --> Chịu khó lắng nghe
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chịu khó lắng nghe

          (Hoàng Kim) - Chúng ta cần tự rèn luyện mình thành một thính giả kiên nhẫn biết lắng nghe ý kiến người khác, đó cũng là một cách biểu thị lòng kính trọng và thiện ý của mình trên nét mặt.

Khi Hình minh họa: Chịu khó lắng nghebạn đi xin việc, sai lầm tệ hại nhất của bạn có thể mắc phải chính là toàn nói những chuyện cao xa và tự khoe mẽ bản thân mình theo cách nói “tôi” thế này, “tôi” thế nọ. Ví dụ “tôi muốn được giữ cương vị đó, vì tôi tự tin vào khả năng của mình…”, “ý tưởng của tôi là…”. Những con người này chưa học được thói quen chịu khó lắng nghe người khác nói, không thật sự nắm được ý người ta nói gì, vì đang mải mê theo đuổi ý nghĩ của bản thân mình, chuẩn bị diễn thuyết tiếp. Chỉ vì không biết lắng nghe, mà bị cơ quan tuyển người gạt ra ngoài rìa, mất cơ hội việc làm mà vẫn không tỉnh ngộ ra.

            Một giám đốc nọ vào trường đại học để tuyển người, ông đã tiến hành điều tra cẩn thận đối với hơn hai chục sinh viên từ đó chọn ra ba người lọt vào vòng dự tuyển cuối cùng bằng phương pháp vấn đáp. Hai sinh viên đầu ba hoa khoác lác trước mặt ông giám đốc, tự khoe khoang năng lực của mình thế này thế kia, rồi đưa ra hàng loạt đề nghị và ý tưởng. Còn người sinh viên thứ ba ứng xử khác hẳn, khi trả lời các câu hỏi, anh chăm chú lắng nghe lời giải thích và yêu cầu của giám đốc, không hề xen vào, chờ giám đốc nêu câu hỏi, mới trả lời một cách ngắn gọn, rõ ràng. Khi buổi vấn đáp kết thúc, anh nói nhẹ nhàng, “Tôi rất quan tâm đến yêu cầu của ông, cũng hết sức đồng  tình với quan điểm của ông, nếu tôi may mắn được tuyển dụng, thì mong được ông tiếp tục chỉ bảo”. Ba hôm sau, chàng sinh viên biết lắng nghe đó nhận được thông báo tuyển dụng.

            Đương nhiên khi đi tìm việc, không thể chỉ biết lắng nghe một cách bị động, mà còn cần phát biểu quan điểm của mình hoặc tự trình bày về mình, khi giới thiệu bản thân cần tránh đề cao quá mức “cái tôi”, lấy “tôi” làm trung tâm, nên hết sức coi trọng đối phương, coi họ là nhân vật chính, ví dụ sử dụng cách nói “Tôi rất đồng tình với yêu cầu của ông”, “Không biết tôi có thể làm được gì cho quý công ty không?” “Tôi xin sẵn sàng phục vụ quý ông” “Tôi xin gắn hết sức mình để phối hợp với ông” “Tôi rất trân trọng ý kiến của ông” v.v…

            Một học sinh xuất thân từ gia đình cán bộ cao cấp, đến thi tuyển dưới hình thức vấn đáp ở một công ty bình thường. Lúc giới thiệu về bản thân mình đã nói. “Bố tôi là cán bộ cao cấp, nhưng ông luôn tỏ ra nghiêm khắc với tôi, trong nhà tuy có thuê người làm, nhưng không bao giờ để người làm làm thay những phần việc mà tự tôi có thể làm được, tự tôi phải làm lấy tất cả, tôi cũng không bao giờ dựa dẫm vào chức quyền của bố, do đó, tôi xin vào làm ở quý công ty, tôi sẵn sàng làm tất cả mọi công việc được giao” kết quả là anh được chấp nhận.

            Học sinh đó đã biết khai thác thế mạnh của gia đình mình so với các gia đình dân thường khác, nhưng chính thế mạnh đó cũng rất dễ gây ra hiểu lầm cho người tuyển dụng, do vậy khi tự giới thiệu, anh đã biết cách đưa ra những quan điểm mà đối phương dễ dàng chấp nhận nhất, chính trên cơ sở xây dựng được sự nhất trí và tương đồng về quan điểm mà anh đã xua tan được mọi vướng mắc, e ngại, rút ngắn được khoảng cách giữa hai bên.

 

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 24476 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo