Trang chủ --> Kinh doanh --> Chớ để lộ sơ hở
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chớ để lộ sơ hở

(Hoàng Kim) - Khổng Tử đã dạy: “Hãy xem xét cho kỹ, khi nào đáng nói hãy nói, để cho người ta không nắm được thóp của anh mà đơm đặt xuyên tạc”.

Câu nói của Khổng Tử đã nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố đúng thời cơ, có nghĩa là cần phải dựa vào tình hình phát triển khách quan, xuất phát từ thực tiễn, để xây dựng một cách ứng xử bằng cách phân tích tình hình và hiện thực khách quan đó. Ngày xưa ở vùng thôn quê tỉnh Hồ Bắc có một cậu bé rất thông minh, một ông tú tài nghe tin đồn như vậy định đến thử tài cậu bé xem sao.

            Mùa đông tháng chạp năm đó, ông tú tài tìm đến nhà cậu bé, ông tú tài nói: “Nghe người ta đồn rằng cháu rất thông minh, cái gì cũng biết, hôm nay ở nhà bác có một vị khách đến thưởng thức hoa Mai, chẳng may bị rắn cắn vào chân, theo cháu thì nên chữa trị bằng cách nào?”.

            Cậu bé nói: “Dễ ợt ấy mà, bác hãy đi kiếm ít tuyết trắng ở dưới chân bức tường phía Nam vào đúng ngày mồng sáu tháng sau để bôi vào vết thương, thì sẽ lập tức khỏi ngay”.

            Ông tú tài ngớ cả người, liền hỏi: “Tháng sáu là tháng hè nóng nực nhất, làm sao ở dưới chân bức tường phía nam lại có tuyến được?”.

            Cậu bé cười đáp: “Ngày đông tháng giá làm gì có rắn”.

            Ông tú tài không thể ngờ được cậu bé ứng đối nhanh như vậy, ông còn bị đòn phản công của cậu bé dồn vào thế bí. Đó là vì cậu bé nắm chắc được yếu tố thời gian, chọn đúng thời cơ nắm quyền chủ động lật lại thế cờ. Trong chiến tranh ai nắm bắt được thời cơ, khống chế được tình thế công thủ của hai bên, thì có thể lật ngược thế bị động thành chủ động. Nhà toán học Đức Eimi Nord sau khi nhận được bằng tiến sĩ, vẫn chưa thể mở lớp dạy học ngay, vì bà chưa có tư cách cán bộ giảng dậy. Trong một hội nghị bình xét có một nhân sĩ bảo thủ xem chừng hết sức cảm khái xúc động , tỏ rõ khí phách đàn ông phát biểu dõng dạc: “Làm sao có thể cho đàn bà làm cán bộ giảng dạy được, nếu được làm cán bộ giảng dạy thì sau này sẽ thành giáo sư, thậm chí tham gia hội đồng bình xét ở bậc đại học, làm sao có thể để cho phụ nữ tham gia vào cơ cấu học thuật cao nhất ở bậc đại học được”.

            Nhà nghiên cứu thuyết tương đối văn học là Himibeth cảm thấy buồn cười, liền phản bác lại: “Thưa các vị, giới tính của người được bình chọn không thể được coi là lý do để ông ta hay bà ta có trở thành giáo viên giảng dạy không. Tôi xin lưu ý các vị rằng; Hội đồng bình xét ở bậc đại học xét cho cùng thì đâu phải là nhà tắm công cộng”.

            Nhân sĩ bảo thủ đó đành lẳng lặng rút khỏi hội nghị.

            Trong một nhà chùa có hai vị sư vốn nuôi hiềm khích với nhau trong đó nhà sư A bụng dạ hẹp hòi, luôn luôn tìm cơ hội để khích bác nhà sư B, nhưng khổ nỗi vẫn chưa tìm ra cớ gì. Ông ta liền bắt đầu nhằm vào chú tiểu của nhà sư B.

            Nhà sư A báo cáo với sư trủ trì nhà chùa rằng: Hôm nay khi tụng kinh ở trên điện Đại Hùng, chú tiểu của Nhà sư B ngồi ở dãy cuối cùng đã cố ý làm mặt hề để phỉ bang phật tổ. Sư trụ trì nghe nói thế định bụng sẽ trừng phạt trước mặt tất cả chúng tăng khi làm lễ phật sau bữa ăn sáng hôm sau. Chú tiểu nghe tin đó sợ quá khóc thút thít đi tìm sư B nhờ cứu giúp. Sư B rỉ vào tai chú tiểu nói nhỏ tám chữ, chú tiểu gạt nước mắt nhoẻn cười. Sáng hôm sau, sau buổi hành lễ, sư trụ trì gọi chú tiểu ra hỏi về chuyện đó.

            Chú tiểu nói: “Tôi ngồi ở dãy cuối cùng làm trò hề, thì ai nhìn thấy ạ?”.

            Nhà sư A bước lên phía trước, nói một cách giận dữ “Chính mắt ta nhìn thấy, mày còn định chối cãi à?”.

            Chú tiểu thưa: “Xin hỏi lúc đó sư bá đứng ở đâu ạ?”.

            Nhà sư A: “Ai cũng biết là ta đứng ở hàng phía trước”.

            Chú tiểu lúc ấy mới dở con bàn của sư phụ dạy cho: “Ông không quay lại, làm sao nhìn thấy?”.

            Nhà sư A xấu hổ sượng chín cả mặt, định vu cáo người khác, hóa ra bị lòi đuôi cáo.

            Nói dối như thật

            Chỉ vào con hươu bảo là con ngựa là nói chuyện thật thành chuyện giả, liệu có thể lật ngược lại chuyện giả nói thành chuyện thật không.

            Nếu xét về mặt Logic, thì hươu và ngựa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, kể cả hình dáng bên ngoài có giống nhau đi nữa thì cũng không thể vơ đũa cả nắm được, như vậy được coi là sai lầm lẫn lộn về khái niệm. Tuy nhiên, trong thực tế điều đó không thuộc phạm trù logic, mà là cố ý lập lờ tráo trộn khái niệm để tạo cớ xác định phạm vi quyền lực, cũng có nghĩa là lợi dụng cách nhập nhằng khái niệm để bắt buộc đối phương tỏ rõ phản ứng từ đó tìm cách thuyết phục đối phương.

            Sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, khá nhiều người bạn cũ muốn dựa vào quan hệ vốn có từ trước để mưu cầu quan tước. Một số người chẳng kiêng dè gì, kể ra những chuyện hai người cùng nhau chơi những trò đùa ma quái chẳng lấy gì làm đẹp mặt từ những ngày hàn vi. Họ tưởng rằng bằng cách gợi lại tình cũ nghĩa xưa qua các kỷ niệm khó quên thuở trước, khiến cho hoàng đế cảm động mà trọng dụng mình, kết quả có người bị tống cổ ra ngoài,có người bị chém đầu.

            Thế mà có một người bạn thuở nhỏ đã cùng đi chăn trâu, nhờ múa ba tấc lưỡi mà kiếm được chức quan to. Giống như kẻ khác, anh ra cũng lặn lội đường xa tìm đến hoàng cung xin bái yết hoàng thượng. Chu Nguyên Chương hỏi anh ta đến có việc gì bẩm báo, sau khi bái lạy, anh ta nói: “Muôn tâu, Hoàng thượng không biết còn nhớ tôi không? Năm đó vị thần đi theo xa giá quét sạch phủ Lư Châu, đánh tan thành Quan Châu, đuổi nguyên soái Thang chạy dài, bắt sống tướng quân Đậu, Hồng hài tử chặn cửa ải, may phúc của Thái tướng quân”. Chu Nguyên Chương nghe anh ta nói thật hay, mà lại làm tôn thêm danh giá cho nhà vua. Thực tình thì anh ta đang kể lại những trò đùa nghịch ngổ ngáo của đám trẻ chăn trâu, ví dụ ăn trộm đậu ván, luộc ăn, đánh vỡ cả nồi, vì lo tranh giành nhau đậu để ăn. Chu Nguyên Chương bị mắc nghẹn vì lá cỏ, may nhờ người bạn chăn trâu đó dùng cọng rau lùa xuống dưới bụng mới thoát nạn. Chu Nguyên Chương nghe kể lại chuyện ngày xưa qua cách miêu tả tài tình của người bạn thuở nhỏ, trong lòng thấy rất vui lập tức phong cho người bạn đó chức tổng quản quân ngữ lâm.

            Họa sĩ Pháp Aulas Werna đang học vẽ ký họa bên bờ hồ Mamles, có hai cô gái nước ngoài cũng đến ngồi vẽ ký họa ở cách chỗ ông không xa, có một cô đến gần Werna để xem ông vẽ, cô chê bai hết chỗ này đến chỗ khác. Họa sĩ bậc thầy vẫn chịu khó lắng nghe, sau đó cảm ơn cô gái một cách lễ phép.

            Hôm sau họa sĩ lại gặp cô gái đó trên tàu thủy, cô gái nói với ông: “Thưa ông, ông là người Pháp chắc hẳn ông có biết nhà danh họa Aulas Werna chứ ạ, nghe nói họa sĩ cũng đang đi trên chuyến tàu này, nhờ ông giới thiệu cho tôi ra mắt họa sĩ được không ạ?”.

            “Thưa cô, cô muốn gặp ông ta lắm sao?”.

            “Vâng, tôi rất muốn làm quen với ông ta”.

            “Ồ, thưa cô, cô đã làm quen với ông ấy rồi đấy ạ, vì hôm qua cô đã lên lớp cho ông ta một buổi về cách vẽ tranh rồi mà”.

            Muốn vận dụng phương pháp này thì trước hết phải nắm được điểm tương đồng giữa hai sự vật, ví dụ giữa hươu và ngựa, như thế mới có thể nhập nhằng xáo trộn được, hơn nữa người vận dụng phải nắm quyền lực lớn trong tay. Ví dụ người đầu tiên cũng là bậc thầy về thủ pháp này là Triệu Cao, nguyên giữ chức thừa tướng, tức là dưới một người, trên vạn người, ông đã dùng biện pháp đó để trừng trị những người chống đối, ngoài ra muốn vận dụng nó, còn phải bảo đảm một số điều kiện, sức mạnh và phương tiện nhất định.

 

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 8706 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo