Trang chủ --> Kinh doanh --> Chìa khóa mở rộng hiểu biết chính là nghệ thuật nêu câu hỏi
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chìa khóa mở rộng hiểu biết chính là nghệ thuật nêu câu hỏi

(Hoàng Kim) - Nêu câu hỏi là điều kiện hàng đầu để tìm tòi học hỏi kiến thức mới, để giải đáp băn khoăn thắc mắc nhằm thu thập thêm hiểu biết cho mình, vì vậy nêu câu hỏi được ví như chiếc mở cửa nhà kho tư tưởng và tin tức của đối phương.

 

Một ông viện sĩ đang chủ trì thi cử, ông hỏi thí sinh: “Nếu anh cần làm cho bệnh nhân vã mồ hôi, thì anh làm thế nào?”.

            “Cho bệnh nhân uống thuốc ra mồ hôi liều mạnh” thí sinh trả lời rất đúng bài bản.

            “Xin nêu ví dụ”.

            “Chẳng hạn chè nóng, quả Marin, hoa Tilia khô”.

            “Ngộ nhỡ tất cả những thứ đó đều không phát huy tác dụng thì sao?”.

            “Thì tôi bắt đầu dùng thử hoa dại”, thí sinh tỏ vẻ bối rối, vừa trả lời, cậu ta vừa dơ tay  quệt mồ hôi trán.

            “Nếu như dùng đủ cách mà vẫn không đưa đến hiệu quả?”.

            “Thế thì… tôi sẽ đưa bệnh nhân đến đây để ông vấn đáp”.

            Cách nêu câu hỏi phải minh bạch ngắn gọn, nhấn mạnh điểm cần hỏi, để người nghe nắm bắt một cách dễ dàng, không ấp úng, mập mờ, câu hỏi không quá lớn, không chung chung, thì câu trả lời nhận được cũng trống rỗng, không cụ thể và chẳng giải quyết được vấn đề gì thiết thực cả. Vì vậy cách đặt vấn đề là từ lớn đến nhỏ, từ diện rộng đến diện hẹp, từ tổng thể đến chi tiết trong một chuỗi mắt xích, rồi gỡ ra từng đối tượng một.

            Ngày xưa có một chàng tú tài, tài hoa nhưng rất nghèo, do thời đó tệ nạn tiêu cực trong trường thi rất nặng nề, nên anh ta thi mãi mà chẳng đậu. Năm đó nghe đồn chủ khảo là ông quan nổi tiếng thanh liêm, mục đích là chọn được người hiền tài, nên anh tú tài khăn gói trẩy kinh để ứng thi, không may là khi anh ta đến nơi thì người ta đã kết thúc khóa thi, anh ta trình bày xin xỏ mãi, may sao đã khiến cho quan chủ khảo động lòng, cho anh thi bù.

            Chủ khảo ra đề, yêu cầu anh làm một vế câu đối trong đó phải bao gồm hệ đếm từ 1 đến 10. Anh tú tài liền nghĩ, sao mình không kể ra đây nỗi nhọc nhằn vất vả dọc đường và đến nơi lỡ kỳ thi, không chừng còn được chủ quản khảo đại nhân thương tình châm chước, anh liền ứng khẩu đọc luôn.

            Một con thuyền cô quạnh, hai ba khách văn chương, bốn mái chèo khỏa nước, năm cánh buồm gió căng, đi qua sáu bãi bảy bến, nếm đủ tám lận đận, chín lênh đênh, thật đáng tiếc mười phần vì đã đến muộn.

            Nghe xong, chánh chủ khảo khen thầm trong bụng, thí sinh này quả có tài năng! Tiếp đó ông ta yêu cầu anh làm tiếp vế thứ hai trong đó đếm ngược từ 10 đến 1. Chàng tú tài nghĩ bụng, nhân đây mình nên kể quá trình học hành thi cử không may mắn trong mấy năm vừa qua, anh đọc tiếp:

            Trải qua mười năm đèn sách, theo học chín tám nhà trường phớt lờ bảy loại tình cảm, sáu lọai thêm muốn, nghiền ngẫm hết ngũ kinh tứ thư, đi thi ba lần hai lượt, hôm nay “nhất” thiết phải đậu.

            Quan chủ khảo nghe xong không tiếc lời khen ngợi, những câu hỏi tiếp sau, tú tài đều trả lời trơn tru và kỳ thi đó chàng đỗ trạng nguyên, học vị cao nhất lại thuộc về tay người đến muộn.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 11210 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo