Trang chủ --> Gia đình --> Tâm lý trẻ thời kỳ trước tuổi đi học (4-6 tuổi) người mẹ cần biết
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tâm lý trẻ thời kỳ trước tuổi đi học (4-6 tuổi) người mẹ cần biết

(Hoàng Kim) - Sau 3 tuổi là thời kì quan trọng trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy và trí lực. Trọng lượng não trẻ lúc này đã đạt khoảng 80-90% so với người trưởng thành. 

 

 Hình minh họa (tẩm quất, người mù, Hoàng Kim)

Nếu nói ở thời kí ấu nhi, sự phát triển chủ yếu thể hiện ở sự vận động và hành vi hàng ngày, thì ở thời kì trước tuổi đi học, biểu hiện chủ yếu ở sự phát triển trí tuệ.

 

1/ Ngôn ngữ

Trước tuổi đi học, năng lực ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ trở nên đặc biệt thích nói, cho dù ở một mình cũng vừa chơi vừa tự nói, khi có người lớn hoặc bạn bè sẽ càng nói nhiều hơn. Bất kỳ đối tượng nào mà chúng tiếp xúc: mặt trời, mặt trăng trên cao hay cây cỏ dưới đất… đều có thể trở thành đối tượng giao tiếp của trẻ, đều trở nên sống động và có hồn. Ví dụ trẻ có thể nói với đám mây trên trời: “Mời xuống đây chơi”, hay nói với chiếc xe đẩy đang bị ướt sũng của mình: “Bạn khóc phải không? Tôi che ô cho bạn nhé?”. Đây là đặc điểm tâm lý nổi bật nhất ở trẻ 3-4 tuổi.

Khoảng 5 tuổi, chủ đề nói của trẻ càng nhiều hơn, đặc biệt là giữa những trẻ cùng độ tuổi. Trẻ có thể nói lên cảm nhận của mình sau khi xem một chương trình ti vi, và còn khoe với nhau: “Mẹ vừa mua cho tớ một khẩu súng…”. Tuy nhiên, ở bên ngoài, trẻ sẽ không nói nhiều như khi ở nhà, nhất là khi ở môi trường lạ. Lúc này người mẹ không nên sốt ruột, chỉ cần trẻ quen với nhiều người và môi trường khác nhau, biểu hiện này sẽ hết.

 

2/ Khả năng tư duy và tưởng tượng

Tư duy của trẻ ở tuổi này vẫn chưa thể tách khỏi những hình tượng sự vật cụ thể, vẫn mang tính trực giác, đa phần chỉ là căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của sự vật để đưa ra phán đoán.

Nhưng ở tuổi này trẻ đã có sức tưởng tượng phong phú, điều này thể hiện ở những hoạt động như đóng kịch, hội họa, thủ công, kể chuyện… Trẻ có thể đóng những vai khác nhau trong trò chơi đồng thời căn cứ vào thân phận của từng nhân vật để diễn: Đóng vai mẹ bón cơm cho con ăn, giáo viên đang dạy học hay bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân… Những thứ nghe thấy, nhìn thấy hàng ngày là nguồn sáng tạo của trẻ. Chúng có thể bắt chước người lớn lái xe hơi, chơi trận giá, chơi trò gia đình… Dần dần càng lớn lên thì tính sáng tạo và tính mục đích của hoạt động cũng nâng cao theo.

 

3/ Tâm lí

Trạng thái của trẻ lúc này đã tương đối phong phú, đồng thời cũng rất dễ biểu hiện ra ngoài, không ổn định, thiếu kiềm chế; thường có tâm lý sợ bóng tối, ma quỷ… Lúc này trẻ đã có những biểu đạt cao hơn như: đạo đức, lý trí… Có thể tuân thủ theo nhưng quy phạm hành vi thông thường.

Ngoài ra, trẻ sau 5 tuổi đã bắt đầu biết phân biệt giới tính, ý thức bản thân mình có sự phát triển. Những trẻ luôn nhận được sự đánh giá tích cực, sự khẳng định của người xung quanh sẽ rất tự tin; ngược lại những trẻ luôn nhận được sự đánh giá tiêu cực, phủ định của người khác sẽ rất dễ nảy sinh cảm giác cô độc, tự ti. Biểu hiện của tính khí, tính cách, tâm trạng, hành vi… thường là hạt nhân của cá tính một con người.

 

ôTự coi mình là trung tâm

Tư duy của trẻ ở độ tuổi trước khi đi học còn có một đặc điểm nữa là không thể suy nghĩ vấn đề từ góc độ khách quan, hay còn gọi là hiện tượng “ Tự cho mình là trung tâm”. Nhiều đứa trẻ chỉ biết “Tôi muốn”, “tôi có” chứ không thể thoát li ý thức của mình mà nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.

Một đứa trẻ nói với cô giáo của mình rằng: “Em có anh trai”. Khi cô giáo hỏi lại: “Anh trai của em có em trai không?” thì cậu bé lại trả lời: “Không có”.

Còn có một hiện tượng nữa là có trẻ sau khi phạm lỗi đã được người lớn nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không sửa, vẫn tiếp tục tái diễn. Thực ra, đây là do trẻ quá tự coi mình là trung tâm, không thấy được những nguy hại từ hành vi của mình. Trạng thái tâm lí này ở trẻ thông thường sẽ thay đổi sau 6-7 tuổi, trẻ sẽ dần dần thể nghiệm được cảm nhận của người khác. Nhưng nếu trẻ thiếu kinh nghiệm cuộc sống và nhận thức phát triển không đầy đủ thì giai đoạn tâm lí này sẽ kéo dài hơn.

Vì vậy, ở giai đoạn này, việc nâng cao khả năng nhận thức cho con trẻ là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm cả việc bồi dưỡng năng lực cho trẻ như khả năng quan sát, trí nhớ, tưởng tượng, lí giải sự vật hiện tượng…

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 27826 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo