Phương pháp giáo dục phù hợp với tính cách của trẻ
(Hoàng Kim) - Là một người mẹ, bạn đã hiểu được tính cách của con mình hay chưa?
Sau khi đi học về trẻ lặng lẽ vào phòng làm bài tập, hay cứ líu lô theo chân bạn? Có khách đến nhà trẻ nhiệt tình ra đón tiếp hay cứ đóng cửa im ỉm trong phòng? Khi tiếp xúc với những đứa trẻ khác, trẻ chủ động cởi mở hay tự thu mình lại…Đây đều là những biểu hiện khác nhau về tính cách của trẻ.
Với từng tính cách khác nhau ấy, các bậc cha mẹ cần có những phương pháp giáo dục tương ứng, phù hợp.
Làm mẹ ai cũng muốn nuôi dạy con nên người, nhưng luôn có những bà mẹ không khỏi kêu ca “dạy dỗ con cái sao mà khó khăn đến thế”, “Dạy con đúng là một việc vất vả”…Những bà mẹ nào có quan điểm như vậy nên nghiêm túc suy nghĩ lại, vì rằng bạn đã thực sự hiểu được con cái mình chưa? Phương pháp giáo dục đã thực sự phù hợp chưa? Nếu các bà mẹ biết áp dụng phương pháp giáo dục đúng đối tượng thì việc dạy dỗ con cái có gì là khó?
Nhưng làm thế nào để giáo dục đúng đối tượng?
Trước tiên mẹ phải hiểu được tính cách của con trẻ. Tính cách là đặc trưng tâm lý tương đối ổn định biểu hiện hành vi và thái độ của con người như: Nhu nhược, cương trực…đó là yếu tố quan trọng cấu thành nên cá tính.
Tính cách được hình thành dần trong thực tiễn cuộc sống, khi đã hình thành nó sẽ tương đối ổn định. Nhưng tính cách cũng không phải là “nhất thành bất biến”, nó giống như khí chất, cũng có tính thay đổi nhất định.
Những biểu hiện mang tính chất nhất thời, ngẫu nhiên không được coi là đặc trưng tính cách của một người; chỉ có những biểu hiện mang tính thường xuyên liên tục và mang tính bản chất mới được coi là đặc trưng tính cách.
Nói đến giáo dục đúng đối tượng, rất nhiều bà mẹ cho đó là sự giáo dục cá biệt. Kỳ thực thì giáo dục cá biệt không đồng nhất với giáo dục đúng đối tượng. Lý do rất đơn giản bởi hầu như việc giáo dục của các bà mẹ đối với con cái đều là sự giáo dục cá biệt một, nhưng cách giáo dục này chưa chắc đã phù hợp với trẻ. Do vậy giáo dục đúng đối tượng không phải là việc áp dụng hình thức nào mà nằm ở phương thức giáo dục, có phù hợp với trẻ không.
Nguồn: Hoàng Kim
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Không quá khắt khe với trẻ “có vấn đề”
- Ngày xuân bàn về lễ bán khoán
- Sơ cứu khi trẻ bị bệnh bạch hầu thanh quản giả mạc
- Không nên yêu cầu quá cao với trẻ
- Sơ cứu khi trẻ bị ngất
- Không nên quá nóng vội với những trẻ nhút nhát
- Bàn thêm về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
- Lời chúc cho những người phụ nữ không có 8-3
- Bệnh về gen: Càng mắc bệnh, càng muốn đẻ
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận