Trang chủ --> Kinh doanh --> Chớp lấy thời cơ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chớp lấy thời cơ

(Hoàng Kim) - Muốn nắm lấy cơ hội làm ăn buôn bán, phát triển mở hướng mới, phải có gan dám mạo hiểm, dám đánh ván dốc túi.

 

Con người có dũng khí lớn tất nhiên cũng có mưu lược lớn, nhất định làm nên sự nghiệp lớn, đó chính là thể hiện rõ nhất biết phát huy sức mạnh của mình.

            Mọi quyết sách sáng tạo để nắm lấy và lợi dụng cơ hội đều phải mạo hiểm nhất định. Tính chất sáng tạo càng mạnh, tiền đồ và hiệu quả càng tốt và tính chất mạo hiểm càng lớn. Những việc không có gì mạo hiểm hoặc ít mạo hiểm, tất nhiên mọi người đều phải tranh nhau làm, như vậy người tham dự, kẻ cạnh tranh sẽ rất nhiều, hiệu quả sau khi thành công cũng nhỏ. Ngược lại việc càng mạo hiểm, nhiều người sợ, nhìn mà không dám bước, người tham dự kẻ cạnh tranh sẽ ít, hiệu quả khi thành công sẽ lớn.

            Nhưng làm bất cứ việc gì cũng không thể vội vàng hấp tấp, phải nắm được chắc. Nhưng nếu lợi dụng cơ hội mà cứ nhất định đợi có đầy đủ tự tin, hoàn toàn hiểu rõ tình hình mới quyết định, nhất định phải nắm chắc tình hình 100% mới dám làm, thì sẽ lỡ mất cơ hội. Người xưa nói, tính được trên 60 phần là tốt, có nghĩa là nắm được trên 60% tình hình thì cần có dũng khí làm ngay, đó là kinh nghiệm.

            Muốn có được dũng khí đón chờ mạo hiểm, cần phải khắc phục tâm trạng “sợ phạm sai lầm”. Như Phơ – lăng – cơ nhà vật lý học nổi tiếng của Đức khi nhận giải thưởng Nô – ben đã nói: “Tôi ghi nhớ lời của Gớt, con người ta theo đuổi sự nghiệp, không thể không phạm sai lầm”. Có một số nhà doanh nghiệp giỏi của phương Tây thậm chí còn nói, một nhân viên đặc biệt là nhân viên phụ trách công việc có tính chất khai phá, nếu trong một năm trời mà không phạm bất cứ sai lầm hợp lý nào, thì cần phải xem xét có nên tiếp tục thuê anh ra nữa hay không. Vì theo họ con người mà không có chí tiến thủ, không dám mạo hiểm, cũng tức là không phạm sai lầm, là con người không có tính sáng tạo, là bảo thủ, tầm thường. Những người đó sẽ mất nhiều cơ hội trong thị trường cạnh tranh và khó nắm bắt được cơ hội.

            Có thể nói phạm sai lầm là chiếc nôi, là bậc thang của sáng tạo. Phạm sai lầm có thể mang lại thất bại và tổn thất, đồng thời cũng có thể làm người ta tăng thêm kiến thức và tài năng. Trong kinh doanh xí nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều mặt có nhiều nhân tố không xác định như môi trường thiên nhiên, tình hình kinh tế, sự kiện chính trị, sự phát triển của khoa học, sự biến đổi của thị trường, mỗi xí nghiệp kinh doanh mà “không có mạo hiểm” là không thể. Nhất là đối với những xí nghiệp muốn “phát triển tăng tốc” hoặc muốn “thoát khỏi cảnh khốn quẫn”, không mạo hiểm lại chính là tiềm ẩn của một sự mạo hiểm ghê gớm.

            Trường đại học Ha – vớt và đại học Yale của Mỹ tổ chức một cuộc đấu bóng bầu dục. Giôn, thạc sĩ kinh tế học của trường đại học Ha – vớt cho rằng đây là cơ hội kiếm tiền. Anh ta ra cửa hàng mua về một lô mũ vải, nghĩ ra cách in chữ “H” là lô – gô của đại học Ha – vớt vào mũ, rồi mang ra quảng trường để bán, kết quả là bán hết veo. Anh ta mua vào với giá buôn là 1 đô la, mà bán ra với giá 2,5 đô la. Thắng lợi đó đã khuyến khích anh ta và cũng làm cho anh ta thấy rõ nghiệp vụ này làm ăn được. Anh ta vay của bà nôi 1.500 đô la, lập ra một công ty mũ bình dân. Gặp dịp có những trận đấu quan trọng, anh ta lại mang mũ có in sẵn lô-gô của hai bên thi đấu ra bán. Nghiệp vụ của công ty phát triển rất nhanh, về sau thu nhập hàng năm tới 15 triệu đô la, gấp vạn số lần số tiền anh ta đầu tư ban đầu.

            Các nhà thiên văn tính rằng ngày 13-9-1981 xuất hiện nhật thực toàn phần. Sau khi tin này được công bố, các nhà quản lý kinh doanh của nhà máy linh kiện ô-tô Ngũ Tam Hương khu Đông Lăng thành phố Thẩm Dương dự tính sẽ có  rất nhiều người muốn được nhìn thiên tượng kỳ lạ này. Nhưng nhìn bằng mắt thường hay kính râm sẽ bị hỏng mắt, mà tự làm lấy công cụ quan sát thì rất phiền phức. Họ liền nghĩ rằng đây chính là cơ hội hiếm có để sản xuất và tiêu thụ tấm kính quan sát nhật thực có hiệu quả kinh tế cao. Họ dùng tấm các-tông hình chữ nhật, giữa kẹp lớp giấy bóng kính đen, làm thành tấm “các” quan sát nhật thực, trên tấm “các” có in hình vẽ giản đơn và giới thiệu về nguyên lý nhật thực. Loại “các” này tung ra thị trường có vài ngày đã bán được mấy triệu chiếc, riêng ở Thượng Hải bán được 500.000 chiếc.

            Dù là mũ có in hình chữ “H” của Giôn, hay tấm “các” quan sát nhật thực của nhà máy chế tạo linh kiện ô-tô Ngũ Tam Hương, ai dám bảo đảm là họ nghĩ ra cách nắm bắt và lợi dụng cơ hội đó nhất định sẽ thành công? Họ đã “chiến thắng”, rõ ràng là họ dám dũng cảm chấp nhận mạo hiểm.

           

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 20625 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo