Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 11. Những giải pháp để phòng ngừa, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

11. Những giải pháp để phòng ngừa, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong quản lý công

 11. Những giải pháp để phòng ngừa, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong quản lý công

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.

            Vi phạm pháp luật là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, bảo vệ và theo quyết định của pháp luật phải bị xử lý bằng các biện pháp trách nhiệm pháp lý. Vi phạm pháp luật là cơ sở nảy sinh trách nhiệm pháp lý. Không có vi phạm pháp luật thì không có trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý liên quan tới việc áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với các cán bộ công chức viên chức hay các cơ quan, đoàn thể vi phạm pháp luật.

            Trong hoạt động công vụ, đại bộ phận cán bộ công chức, viên chức đều tôn trọng pháp luật, thực hiện các hành vi hợp pháp, chấp hành nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn những hiện tượng làm trái với những điều quy định của pháp luật, quy định đã đặt ra tại các cơ quan nhà nước. Điều này làm ảnh hưởng tới uy tín, kinh tế của bộ máy nhà nước.

Trước chúng ta có Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhưng do vấn đề vi phạm ngày một gia tăng lên Quốc hội đã ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Luật xử lý vi phạm hành chính cần thực hiện có hiệu quả hơn. Được ban hành đầu tiên vào năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC) đã từng bước được hoàn thiện góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính ở nước ta, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện, Pháp lệnh XLVPHC đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

 

 

  

Lượt xem : 2538 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo