Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 9. Các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật trong quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

9. Các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật trong quản lý công

9. Các  giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật trong quản lý công

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là tính bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật ở một giai đoạn nhất định, trong một không gian nhất định và đối với những chủ thể pháp luật nhất định (cá nhân, cơ quan, tổ chức). Như vậy, hiệu lực là thuộc tính của văn bản quy phạm pháp luật. Đã là văn bản quy phạm pháp luật thì phải có tính bắt buộc thi hành. Nếu không, văn bản quy phạm pháp luật đó sẽ không còn giá trị tồn tại.     Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

Hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật là kết quả của sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật đến các quan hệ xã hội so với các yêu cầu, mục tiêu khi ban hành văn bản đó. Nếu như hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thể hiện thuộc tính của các quy phạm pháp luật, thì hiệu quả của một văn bản quy phạm pháp luật lại là những gì mà văn bản đó có thể đem lại trong cuộc sống, là kết quả của sự tương tác giữa pháp luật và xã hội, bởi chức năng chính của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật hướng cho các chủ thể sống và làm việc một cách hợp tác với nhau, để cùng nhau đạt được những gì họ muốn, vì lợi ích của tất cả thành viên trong xã hội.

Có rất nhiều các yếu tố tác động đến pháp luật trong quản lý công như là sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, các yếu tố truyền thống (văn hóa, tập quán, tín ngưỡng, …), sự lãnh đạo của Đảng, quá trình hội nhập, năng lực chủ quan của hệ thống cơ quan nhà nước, trình độ dân trí… Tất cả yếu tố này đều giữ vị trí quan trọng, chúng tác động đến pháp luật trong quản lý công ở những khía cạnh khác nhau, theo những cách thức khác nhau.  Trong đó yếu tố năng lực chủ thể quản lý hành chính nhà nước có tác động tích cực đến pháp luật trong quản lý công, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong quản lý công,

Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, góp phần đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong quản lý công:

- Năng lực pháp luật của chủ thể QLHC NN: chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có đầy đủ thẩm quyền trong ban hành văn bản pháp luật, đảm bảo cho văn bản pháp luật có tính hiệu lực.

- Năng lực hành vi của chủ thể QLHC NN: Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có đầy đủ năng lực hành vi, bao gồm: năng lực soạn thảo văn bản, năng lực kỹ năng soạn thảo, năng lực về tư duy, trình độ… góp phần xây dựng nên văn bản pháp luật mang tính hợp lý.

Đó là các yếu tố liên quan đến chất lượng của các quy phạm pháp luật. Để văn bản quy phạm pháp luật phát huy được hiệu lực, các quy phạm pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức cũng như nội dung. Về mặt hình thức, một quy phạm pháp luật dù được soạn thảo đúng quy trình, thủ tục, nhưng không bảo đảm kỹ thuật soạn thảo, (ví dụ không đảm bảo đúng cấu trúc của quy phạm pháp luật, hoặc không rõ ràng về mặt ngữ nghĩa), sẽ khó có thể đem lại hiệu lực mong muốn. Ngược lại, những quy phạm được soạn thảo tốt về mặt kỹ thuật nhưng không được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cũng sẽ không có hiệu lực. Do vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng được tính hợp pháp.

Những yêu cầu về mặt nội dung cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những yêu cầu thuần túy về mặt câu từ, ngữ nghĩa, mà cần phải hiểu ở việc tiếp nhận văn bản này từ đối tượng mà nó hướng tới, cũng như tác động của nó đến xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật đó cần phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; phải hợp lòng dân, thể hiện ý chí, lợi ích chung của người dân. Đó là tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật . Tính hợp lý của một văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở mức độ phù hợp với thực tiễn hoặc ở mức độ phát sinh các chi phí bất hợp lý cho các đối tượng áp dụng của văn bản đó. Nếu như tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện quyết định sự tồn tại của văn bản quy phạm pháp luật, thì tính hợp lý mang lại cho văn bản khả năng thực thi cao. Một văn bản quy phạm pháp luật có tính hợp lý sẽ giúp cho các chủ thể tuân thủ một cách nghiêm túc và tự nguyện, bởi nó không chỉ mang lại lợi ích cho chủ thể mà còn mang lại lợi ích chung cho cả xã hội. Tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật tuy không phải là yếu tố quyết định việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể, nhưng không phải vì thế mà mất đi ý nghĩa quan trọng của nó trong việc đảm bảo tính pháp chế của pháp luật. Trong một đất nước mà nền pháp chế ngày càng được đề cao, thì tính hợp lý của luật ngày càng được coi trọng. 

Văn bản quy phạm pháp luật có tính hợp lý khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, nó phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của xã hội, mà cụ thể là của người dân. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là nhằm để giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra. Do đó, việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật cần phải phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, và lấy lợi ích của người dân, của xã hội, của nhà nước làm nền tảng. Một văn bản quy phạm pháp luật không hợp lý có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân thường gặp là do kỹ thuật lập pháp còn yếu kém làm cho luật pháp không còn phù hợp với các quan hệ xã hội, với thực tiễn sinh động. Hậu quả là các quy phạm pháp luật đó khó có thể thực hiện trong cuộc sống. Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với đối tượng, phải điều chỉnh đúng đối tượng. Nếu văn bản đó luật đó không điều chỉnh đúng đối tượng, sẽ không làm cho đối tượng đó tuân thủ luật một cách tự nguyện. Điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật. Về mặt lý thuyết, một văn bản quy phạm pháp luật sẽ vẫn luôn tồn tại dù nó không được tuân thủ. Về mặt pháp lý, việc không tuân thủ một quy phạm không thể đưa đến việc hủy bỏ một quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật này sau một thời gian dài không được áp dụng trong thực tiễn, vẫn có thể được các chủ thể nhận biết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật đó sẽ không phát huy hiệu lực. Một văn bản quy phạm không có hiệu lực trong một thời gian dài sẽ bị coi như không có giá trị . Chỉ khi đối tượng của nó chấp nhận và áp dụng nó trong thực tế, văn bản quy phạm pháp luật mới thực sự phát huy hiệu lực và có giá trị. Tính hợp lý chính là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật. Một văn bản quy phạm pháp luật hợp lý sẽ được người dân tuân thủ nghiêm túc và có hiệu lực lâu dài. Có thể lấy ví dụ về Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. Thông tư này chưa kịp có hiệu lực đã bị thu hồi lại do không đạt được tính hợp lý. Theo quy định của Thông tư 33, thịt tươi sống chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ đồng hồ kể từ khi giết mổ nếu được bảo quản ở nhiệt độ thường. Thông tư này bị chỉ trích vì thiếu thực tế, chưa sát với điều kiện thực tế, cũng như chưa chặt chẽ (không nêu rõ được đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, chế tài xử phạt ra sao,...).

Ngoài ra, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật sẽ được nâng cao nếu như có nội dung thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật. Thực tế cho thấy, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật dù đảm bảo tính hợp pháp trong mối quan hệ dọc với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn nhưng lại có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong mối quan hệ ngang. Những mâu thuẫn thậm chí những quy định trái ngược nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo nên những xung đột pháp luật gây cản trở cho việc thực thi văn bản luật. Những xung đột pháp luật này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, việc bảo đảm tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp cho các văn bản này đạt được hiệu lực cao.

            Khi chủ thể ban hành văn bản pháp luật có chất lượng tốt (có hiệu lực) là điều kiện không thể thiếu để văn bản pháp luật đó đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, để văn bản pháp luật có hiệu quả thì ngoài việc nó phải có hiệu lực thì khả năng tổ chức thực thi của các cơ quan thi hành pháp luật, khả năng tiếp cận pháp luật của các chủ thể, tình trạng tuân thủ pháp luật của các chủ thể, khả năng được xã hội chấp nhận… là yếu tố quan trọng thứ 2.

Năng lực chủ thể quản lý công góp phần đảm bảo cho pháp luật được thi hành:

- Văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực cao khi được các cơ quan thực thi thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để việc áp dụng luật. Các cơ quan này có đầy đủ năng lực pháp luật cũng có nghĩa là được trang bị không chỉ về cơ sở pháp lý, mà còn cả cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân sự để đảm bảo việc thực hiện pháp luật ở mọi cấp độ. Quản lý hành chính nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt nó bao gồm cả yếu tố khoa học và nghệ thuật, vì vậy, năng lực chủ thể quản lý hành chính càng quan trọng hơn các chủ thể quản lý khác.

- Năng lực về mặt pháp luật: quy định rõ ràng về thẩm quyền, năng lực hành vi: chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có đầy đủ khả năng tổ chức, thực thi pháp luật sẽ tạo nên tính hiệu lực và hiệu quả một cách rõ ràng cho pháp luật trong quản lý công.

            Tóm lại, năng lực chủ thể quản lý hành chính nhà nước giữ vai trò quan trọng, tác động không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của luật trong quản lý công. Chủ thể quản lý hành chính ban hành văn bản dưới luật trên cơ sở luật, cụ thể hóa luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào thực tiễn của cuộc sống, qua đó góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và năng lực chủ thể quản lý hành chính còn góp phần đảm bảo cho pháp luật được thi hành và áp dụng triệt để. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, toàn diện, có vậy mới tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung.

            Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật trong quản lý công:

            1.

            2.

 

 

  

Lượt xem : 9062 Người đăng :

Bình luận

Ninh Quốc Văn

Cho em hỏi có tài liệu nào đề cập tới \"Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả áp dụng pháp luật\" không ạ? em tìm mà không thấy.

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo