Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 5. Đánh giá khung pháp lý Việt Nam hiện hành về sự tham gia của tổ chức xã hội, công dân vào quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

5. Đánh giá khung pháp lý Việt Nam hiện hành về sự tham gia của tổ chức xã hội, công dân vào quản lý công

5. Đánh giá khung pháp lý Việt Nam hiện hành về sự tham gia của tổ chức xã hội, công dân vào quản lý công

Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia...

Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý.

Tổ chức xã hội là một tổ chức nhân dân hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự quản của các thành viên nhằm thỏa mãn những lợi ích và nguyện vọng của nhân dân lao động, thu hút họ vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội. Đặc điểm: Hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự quản của các thành viên nhằm thỏa mãn lợi ích của các thành viên, của xã hội; Hoạt động trên cơ sở thuyết phục, giáo dục và các biện pháp tác động xã hội, không mang tính cưỡng chế Nhà nước; Các quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực nội bộ, trừ một số trường hợp pháp luật quy định khác; Quan hệ giữa các thành viên dựa trên nguyên tắc bình đẳng; Tài sản của tổ chức xã hội do sự đóng góp của các thành viên, do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức đó, các nguồn tài trợ khác nhau của Nhà nước, tổ chức phi chính phủ ở trong và ngoài nước. Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình, không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do qui định của pháp luật; Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên.

Phân loại tổ chức xã hội:

 Phân loại theo vị trí trong hệ thống chính trị: Đảng chính trị là tổ chức chính trị, có cương lĩnh, đường lối và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị; Các tổ chức chính trị - xã hội; Các hội quần chúng trong các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thể theo và quốc phòng (theo tiêu chuẩn nghề nghiệp); Các cơ quan xã hội được hình thành theo sáng kiến của Nhà nước và không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước.

Phân loại theo phạm vi: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn.

Ðịa vị pháp lý của các tổ chức xã hội được quy định trong Hiến pháp, các luật, những văn bản dưới luật. Những vấn đề cơ bản được pháp luật điều chỉnh gồm lập hội, mối quan hệ giữa Ðảng và Nhà nước, giữa các tổ chức xã hội và Nhà nước, trình tự giải thể hoạt động của các tổ chức xã hội, các hình thức khen thưởng... Nhưng pháp luật không điều chỉnh mọi hoạt động của các tổ chức xã hội.

Việc lập hội được tiến hành theo trình tự :

- Những hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả nước phải được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép.

- Những hội quần chúng hoạt động ở Tỉnh, Thành phố và cấp tương đương do Chủ tịch Tỉnh, Thành phố và cấp tương đương cấp giấy phép và phải báo cho Thủ tướng Chính phủ biết.

- Những tổ chức quần chúng hoạt động có tính chất tương thế, phúc lợi ở xã, phường, thôn, ấp như hội bảo thọ, hội bảo trợ học đường do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường cho phép, nhưng phải báo cáo cho Chủ tịch huyện, quận biết.

Các tổ chức xã hội tự thảo và quyết định điều lệ hoạt động của mình. Song khi đăng ký lập hội phải báo cáo điều lệ với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét và cho phép hoạt động. Nếu sửa lại điều lệ cũng phải báo cáo cơ quan Nhà nước đã cho phép thành lập. Nguyên tắc này được áp dụng đối với các hội tổ chức quần chúng theo tính chất nghề nghiệp, không áp dụng đối với tổ chức xã hội là thành viên của ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Những hoạt động tổ chức nội bộ như bầu cử ban lãnh đạo, chi phí tài chính, phát động các phong trào thi đua, sắp xếp cơ cấu do các tổ chức xã hội quyết định theo quy định của điều lệ hoặc quyết định của Ðại hội đại biểu.

Các tổ chức xã hội có thể chấm dứt hoạt động khi có các cơ sở sau :

Thứ nhất: Ðã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và tuyên bố tự giải thể. Pháp luật qui định sau khi tuyên bố tự giải thể, chậm nhất một tháng phải nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép toàn bộ hồ sơ, con dấu, tài liệu thanh quyết toán tài sản chuyển giao theo hướng dẫn của cơ quan tài chính Nhà nước.

Thứ hai: Hoạt động của tổ chức đó vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, uy tín của tổ chức đó một cách nghiêm trọng. Trong ba trường hợp nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cho pháp hoạt động có thể thu hồi giấy phép hoạt động.

Thứ ba: Tổ chức xã hội tự ý không hoạt động mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp này, cơ quan Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ra quyết định giải thể tổ chức đó.

Quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội không giống nhau. Nó thể hiện ở chỗ một số tổ chức xã hội được quyền trình dự án luật (đó là những thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), hoặc được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ, hoặc của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Nhưng ngược lại, một số hội quần chúng không có khả năng đó. Pháp luật quy định quyền hạn không có khả năng đó. Phát luật qui định quyền hạn khá rộng rãi cho các tổ chức công đoàn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, bảo vệ các quyền, tự do, hợp pháp của công dân. Năng lực pháp lý - hành chính của tổ chức công đoàn được thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất trong Luật Công Ðoàn (thông qua ngày 30/06/1990).

Trong mối quan hệ giữa Ðảng và Nhà nước đặc trưng là quan hệ lãnh đạo. Ðường lối của Ðảng được thể chế thành pháp luật, các cơ quan Ðảng cao nhất lựa chọn người vào các chức vụ chủ chốt của Nhà nước. Kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện đường lối của mình.

Các tổ chức xã hội không chỉ khác nhau về năng lực pháp lý - hành chính, mà còn khác nhau ở các sự tác động của Nhà nước đối với chúng. Nhà nước không trực tiếp lãnh đạo, can thiệp vào các đoàn thể xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà chỉ quy định những quyền hạn, nghĩa vụ pháp lý. Ðối với cơ quan xã hội (Hội bảo vệ hoà bình thế giới, Hội đoàn kết á Phi...), cử cán bộ lãnh đạo Nhà nước sang chuyên trách hoặc bán chuyên trách ở các tổ chức xã hội, định hướng hoạt động và chỉ đạo các hoạt động cụ thể tùy theo tình hình xã hội.

Sự điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động của các tổ chức xã hội không giới hạn ở việc quy định các quyền và nghĩa vụ, mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội phát huy được tính tích cực chính trị tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Nhà nước quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, người có chức vụ (trách nhiệm kỷ luật, hành chính, hình sự) nếu có những biện pháp, hành vi cản trở các tổ chức xã hội và nhân viên các tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ của họ.

Ðối với những hội quần chúng ở các địa phương, các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ tạo điều kiện để các hội đó nắm được chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phối hợp cùng với hội động viên các hội viên hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và thu thập ý kiến hội đóng góp với cơ quan Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, nhiệm vụ công tác của ngành và địa phương.

* Vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý công được thể hiện ở việc:Tham gia vào tổ chức bộ máy nhà nước; Xây dựng, ban hành pháp luật; Kiểm tra, giảm sát thực hiện pháp luật

 

            * Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam

  • Các quyền, tự do, nghĩa vụ của công dân trong quản lý công:

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành 3 nhóm:

  • Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính – chính trị;

-    Các Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội;

-     Các quyền, tự do cá nhân của công dân.

Cụ thể là:

Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng, đồng thời là mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thực hiện dân chủ, tôn trọng và bảo đảm trên thực tế quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với nhà nước mà chúng ta đang xây dựng để trở thành Nhà nước pháp quyền, đối với việc tăng cường uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản cầm quyền trong xã hội mà còn là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mặt khác, phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân còn thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, là thước đo, là tiêu chí đánh giá tính chất của dân, do dân, vì dân trong tổ chức hoạt động của Nhà nước ta trên thực tế.

- Trong xây dựng Nhà nước: dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở việc nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia các công việc quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở, tham gia xây dựng, đánh giá chủ trương, chính sách của Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương, góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa các chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn; có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức nhà nước; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát hiện và đề nghị thanh tra, xử lý các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, các vụ việc vi phạm chính sách, luật pháp, đạo đức của cán bộ công chức.

Trong quản lý xã hội:phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở những nội dung và phương thức chủ yếu như:

- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng phương thức tự nguyện, dựa vào những thể chế đã được ban hành, kết hợp với nhà nước đồng thời nhà nước dựa vào dân để cùng nhau huy động và phối hợp các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, gắn với lợi ích, nhu cầu của nhân dân, nhất là ở cơ sở.

- Nhân dân tham gia quản lý xã hội thông qua các tổ chức, thiết chế phi nhà nước, đó là các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và các tổ chức khác mang tính xã hội, tự nguyện, tự quản, tự quyết định với những hình thức hoạt động đa dạng, linh hoạt, hỗ trợ cho các công việc quản lý của Nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong đời sống cộng đồng.

- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng sự kết hợp, phối hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện phát triển kinh tế - văn hoá, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định chính trị - xã hội, tổ chức đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng đạo đức, lối sống...

 

 

Lượt xem : 2773 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo