Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ toán cho người mù --> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ

            1.Về đánh giá kết quả học tập các môn học mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn

Chương trình XMC&GDTTSKBC đã quán triệt tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá nói chung và đã nêu rõ căn cứ, hình thức và nội dung đánh giá như sau:

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, từng giai đoạn để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp.

- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và hình thức đánh giá khác

- Phối hợp giữ đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ...

2. Về đánh giá kết quả học tập toán

- Việc đánh giá kết quả học tập của học viên cần dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong chương trình. Thang đánh giá trình độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng trong chương trình Toán Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ có 3 mức: biết, hiểu (hoặc thông hiểu), ứng dụng (hoặc vận dụng) ; trong đó mức thấp nhất là ‘biết’, mức trung bình là ‘hiểu’, mức cao là ‘ứng dụng’ và được cụ thể hóa bằng các ví dụ ghi trong cột ghi chú của phần chuẩn kiến thức, kỹ năng. Học viên phải giải được các bài tập  nêu trong các ví dụ này.

- Đối với Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, khi đánh giá kết quả học tập toán của học viên, nên chú ý kỹ năng làm tính, đo lường và giải các bài toán có nhiều ứng dụng trong đời sống lao động và sản xuất.

- Tạo mọi điều kiện để học viên tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả đạt được của các học viên khác trong nhóm, trong lớp khi học toán.

- Cần phải coi trọng việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì, giữa đánh giá bằng điểm và bằng nhận xét, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học viên .

- Bộ công cụ và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập toán phải :

+ Đảm bảo toàn diện, khách quan, công bằng cho  mọi đối tượng nhưng coi trọng khích lệ học viên học tập.

+ Phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận, giữa kiểm tra viết và kiểm tra bằng hình thức vấn đáp, thực hành ở trong và ngoài lớp...

3. Về vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học viên

            Căn cứ vào đặc điểm của học viên, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, miền giáo viên cần chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học toán sao cho :

- Đảm bảo dạy học theo đúng mục tiêu, chuẩn kiến thức và kỹ năng của các chủ đề đã xác định. Đảm bảo những yêu cầu tối thiểu cần đạt sau mỗi giai đoạn Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ .

- Cần thay thế hoặc bổ sung những bài toán sát với thực tế của học viên (đặc biệt là những bài toán ứng dụng thực tiễn với đời sống văn hóa, lao động, sản xuất của họ...)

- Cần quan tâm đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của từng đối tượng.

 

C. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN

Câu hỏi thảo luận:

1. Mục tiêu chung của chương trình Toán XMC và GDTTSKBC ? So sánh với chương trình với chương trình Toán XMC và sau XMC trước kia?

2. Nội dung dạy học đối với từng lớp trong chương trình Toán XMC và GDTTSKBC ? sự khác nhau giữa chương trình Toán XMC và GDTTSKBC  chương trình Toán XMC trước kia và chương trình tiểu học hiện hành ?

3. Cấu trúc chương trình Toán XMC và GDTTSKBC  có gì khác biệt so với chương trình XMC trước kia? Nêu một số vấn đề cụ thể.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ?

  

Lượt xem : 2288 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo