Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ toán cho người mù --> Giới thiệu chương trình Toán xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Giới thiệu chương trình Toán xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

(Ban hành theo Quyết định số 13/2007./QĐ -BGD &ĐT ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 A. MỤC TIÊU

           Giúp cho cán bộ chỉ đạo có được một số kiến thức về chương trình Toán xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, bao gồm: mục tiêu; nội dung và kế hoạch dạy học; chuẩn kiến thức và kĩ năng; phương pháp, thiết bị và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, góp phần thực hiện tốt việc dạy học Toán XMC- GDTTSKBC ở địa phương

B. NỘI DUNG CỤ THỂ

I. Một số yêu cầu quán triệt khi xây dựng Chương trình Toán Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

1. Quan điểm chung

            Khi xây dựng chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nói chung và chương trình Toán nói riêng đã dựa vào các căn cứ sau:

- Chuẩn của chương trình Tiểu học và các định hướng đổi mới hiện nay của giáo dục tiểu học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và cách kiểm tra, đánh giá v.v…

- Đặc điểm, nhu cầu, vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người lớn, cũng như điều kiện và khả năng thực tế của họ.

- Kinh nghiệm dựng chương trình XMC và Sau XMC trước đây.   

    Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ đã quán triệt các yêu cầu sau:

- Bảo đảm phù hợp với đối tượng là người lớn. (Ngắn gọn, Cơ bản, Tinh giản, Thiết thực và Vận dụng ngay)

- Bảo đảm tương đương, bảo đảm chuẩn của chương trình Tiểu học để những người có nhu cầu có thể học tiếp lên THCS. Đây là một yêu cầu mới đối với chương trình  Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ lần này.   

2. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình toán

Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Toán Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ là:

a) Dựa trên cơ sở chương trình chuẩn môn Toán của Tiểu học và những định hướng, yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông (về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập).

b) Kế thừa và phát triển truyền thống dạy học Toán trong Giáo dục thường xuyên ở nước ta, cụ thể là:

-  Lựa chọn các kiến thức Toán theo phương châm “Cơ bản, tinh giản, thiết thực” phù hợp với điều kiện học tập và trình độ nhận thức của học viên người lớn.

-  Khai thác triệt để vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của học viên để giảm bớt thời gian giải các bài toán dẫn đến việc hình thành bước đầu những khái niệm toán học. Khai thác khả năng tư duy của học viên để tích hợp một số kiến thức, kỹ năng đơn giản (người học đã biết một phần) hoặc có liên quan với nhau, hay tương tự nhau, nhằm giảm bớt thời gian học tập các kiến thức, kĩ năng này.

-  Kiến thức Toán phải hỗ trợ, gắn bó với việc dạy học các môn học khác.

c) Tạo điều kiện cho việc đổi mới phương pháp dạy học Toán Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học viên

d) Về nội dung và cách sắp xếp kiến thức toán Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

- Nội dung bao gồm:  Số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học; cùng những ứng dụng của chúng trong thực hành tính, đo lường, giải bài toán có lời văn. Một số yếu tố thống kê được giới thiệu ở dạng sơ giản, chủ yếu là thực hành nêu lên nhận xét từ một số thông tin trên bảng số liệu thống kê, trên một số loại biểu đồ. Dạy học số học tập trung vào số tự nhiên và số thập phân. Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản và sơ giản nhất phục vụ chủ yếu cho dạy học số thập phân và một số ứng dụng trong thực tế. Các yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần nổi rõ dần một số quan hệ số lượng và cấu trúc của các tập hợp số.

-  Sắp xếp kiến thức toán theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, 100, 1000, 100 000, đến các số nhiều chữ số, phân số, số thập phân; đảm bảo tính hệ thống,  sự liên tục giữa môn Toán của Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ với môn Toán của Giáo dục thường xuyên cấp Trung học cơ sở.

- Gắn bó chặt chẽ giữa kiến thức toán với thực tiễn và phục vụ thực tiễn.

II. Mục tiêu chương trình

1. Mục tiêu chung của chương trình Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ              

Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để học viên có thể tiếp tục học Trung học cơ sở.

2.  Mục tiêu môn toán

Học xong  môn Toán trong ch­ương trình Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:

a)Có được những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; một số đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

b)Có được một số kỹ năng cần thiết như: các kĩ năng thực hành tính, đo lường; giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống lao động, sản xuất.

c)Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) ý nghĩ của mình, khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Có trí tưởng tượng, hứng thú học tập toán, có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày. Bước đầu biết cách tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

 

Lượt xem : 1201 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo