Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ toán cho người mù --> Phạm vi, cấu trúc và yêu cầu đối với nội dung môn Toán xóa mù chữ & giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phạm vi, cấu trúc và yêu cầu đối với nội dung môn Toán xóa mù chữ & giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

1. Cấu trúc chung của chương trình

Khác với chương trình Tiểu học, chương trình XMC&GDTTSKBC được cấu trúc thành 2 giai đoạn kế tục nhau, nhưng có tính độc lập tương đối của mỗi giai đoạn.

            Giai đoạn I: Giai đoạn Xoá mù chữ (Lớp 1,2,3)                      

- Giai đoạn I dành cho những người chưa đi học bao giờ, bỏ học dở chừng hoặc những người tái mù chữ trở lại

- Giai đoạn I học 3 môn (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội)

- Giai đoạn I được thực hiện trong 250 buổi học. Mỗi lớp 80-85 buổi (Mỗi buổi 3 tiết)

-  Sau khi hoàn thành giai đoạn I, nếu qua kiểm tra đạt yêu cầu, học viên được cấp giấy chứng nhận biết chữ.

Giai đoạn II: Giai đoạn Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Lớp 4,5)

- Giai đoạn này dành cho những người mới được công nhận biết chữ hoặc những người bỏ học lớp 4, 5 trước đây.

- Giai đoạn này học 4 môn (Tiếng Việt, Toán, Khoa học; Lịch sử và Địa lí)

- Giai đoạn này được thực hiện trong 180 buổi học. Mỗi lớp 90 buổi. Mỗi buổi 3 tiết.

Chương trình Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ bao gồm hai giai đoạn.

 

  Môn học

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Toàn cấp(tiết)

Lớp 1

 

Lớp 2

 

Lớp 3

 

TS

 

Lớp 4

 

Lớp 5

 

TS

 

Tiếng Việt

180

140

140

460

120

120

240

700

Toán

60

85

85

230

80

80

160

390

TN-XH

0

30

30

60

0

0

0

60

Sử-Địa

0

0

0

0

35

35

70

70

Khoa học

0

0

0

0

35

35

70

70

Tổng số tiết

240

255

255

750

270

270

540

1.290

Số buổi học

(3 tiết/buổ)

80

85

85

250

90

90

180

430

 

Giải thích:

a) Các số ứng với mỗi môn học trong từng cột là số tiết học tối thiểu của mỗi môn theo từng lớp hoặc từng giai đoạn.

b) Thời gian học ở từng lớp (Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ) không tính theo tuần, tháng, năm mà tính theo tiết học, mỗi tiết học 35 phút. Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương, thời gian học trong  mỗi tuần có thể từ  2 đến 5 buổi, mỗi buổi có thểhọc từ 3 đến 5 tiết.

2. So sánh với chương trình tiểu học và các chương trình XMC, sau XMC trước đây :

.a) So với  chương trình tiểu học, chương trình XMC&GDTTSKBC có một số khác biệt sau

-Về số môn học: 

+ Có 5 môn học (giai đoạn I: 3 môn; Giai đoạn II: 4 môn) đó là: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

+ Học viên người lớn không học môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật và Thể dục

+ Nội dung hành dụng (bao gồm cả một số nội dung của môn Đạo đức) sẽ được lồng ghép vào các bài tập đọc, các bài khoá của môn Tiếng Việt.

  - Về thời lượng: Thời lượng của toàn bộ chương trình là 1.290 tiết (Tiểu học: 2.870 tiết), trong đó:

  + Môn Tiếng Việt sẽ tập trung ưu tiên học ở Lớp 1(180 tiết). Sau đó sẽ giảm dần xuống 140 tiết ở lớp 2,3 và chỉ còn 120 tiết ở lớp 4,5. Tổng số thời lượng toàn cấp dành là: 700 tiết (Tiểu học: 1.610 tiết)

+ Thời lượng dành cho môn Toán: 390 tiết (Tiểu học: 840 tiết)

+ Môn Tự nhiên-Xã hội: giảm từ 140 tiết còn 60 tiết

+  Môn Khoa học: giảm từ 140 tiết xuống còn 70 tiết

+ Môn Lịch sử và Địa lí: giảm từ 140 tiết xuống còn 70 tiết

 b) So với  chương trình Toán tiểu học, chương trình Toán XMC&GDTTSKBC có một số khác biệt sau :

 - Về thời lượng

Nếu tính riêng số tiết học toán của Chương trình XMC&GDTTSKBC  so với chương trình toán tiểu học  (2005) như sau:

 

TT

     Chươngtrình, lớp

 

Môn học

 

Lớp

CT

Tiểu học

(tiết)

CT

Xóa mù chữ

(tiết)

Tỉ lệ phần trăm của CT XMC so sánh với CTTH

 

1

 

    Toán 1, 2, 3

1

140

60

42,8%

2

175

85

48,6%

3

175

85

48,6%

TS

490

230

 

47%

 

2

 

   Toán 4, 5

4

175

80

45,7%

5

175

80

45,7%

TS

350

160

45,7%

3

     Tổng số

 

840

390

46,4 %

 

Thời lượng học môn toán nêu trên vẫn bảo đảm chuẩn Tiểu học và có tính khả thi dựa trên một số cơ sở sau:

Thực tế đặc điểm đối tượng học viên người lớn (hoặc được xem là người lớn) tham gia học chương trình XMC và GDTTSKBC có sẵn vốn kiến thức, kỹ năng về Toán và khả năng tư duy nhờ vào các hoạt động thực tiễn lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Chẳng hạn như:

+ Khả năng đếm và cộng, trừ, đặc biệt là vốn cộng trừ nhầm của học viên cần được khai thác để giảm thời gian học đếm, thời gian lập các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vị từ 3 đến 10, giảm thời gian học và luyện tập cộng trừ theo hàng ngang. Tuy nhiên, cần dành thời gian cho học đọc, viết số và cộng, trừ theo cột dọc.

+  Khả năng tư duy của học viêncũng rất cần được khai thác và tận dụng để tích hợp một số kiến thức, kĩ năng đơn giản (học viên đã biết một phần), hoặc có liên quan đến nhau hay tương tự nhau, nhằm giảm bớt thời gian học tập các kiến thức, kĩ năng này.

-Đối với học viên người lớn có thể giảm bớt số tiết luyện tập riêng cho từng loại kiến thức, kỹ năng, mà tăng cường luyện tập ngay trong các tiết có tính chất “lý thuyết”.

-  Về  cấu trúc nội dung

Lớp 1:

+ Ghép cộng trong phạm vi từ 3 đến 5 vào cùng một tiết học (trong khi đó ở tiểu học bố trí 3 tiết), phép cộng trong phạm vi từ 6 đến 9 vào cùng một tiết (ở tiểu học bố trí 4 tiết),

          + Ghép bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 vào cùng một tiết (ở tiểu học bố trí 4 tiết),

+ Ôn tập các số đến 10, các số đến 100 chỉ cần bố trí 2 tiết (ở tiểu học 8 tiết)  v.v…

Lớp 2:

+ Ghép bảng nhân 2, bảng nhân 3 vào cùng một tiết (ở tiểu học bố trí 2 tiết)

+ ghép bảng nhân 4, bảng nhân 5 vào cùng một tiết (ở tiểu học bố trí 3 tiết )

v.v…

Lớp 3:

+ Ghép bảng nhân 6, bảng chia 6 vào cùng một tiết

+ Ghép bảng nhân 7, bảng chia 7 vào cùng một tiết

v.v…

          Ở giai đoạn I, về cơ bản giảm số tiết học về đọc viết các số, thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Tuy nhiên, có những phần tăng số tiết luyện tập về cộng, trừ, nhân theo hàng dọc vì học viên người lớn thường cộng trừ nhẩm thì nhanh, nhưng khi cộng trừ các số có từ 3 chữ số trở lên đặt theo hàng dọc là khó khăn và dễ nhầm lẫn.  

3. So với chương trình XMC, sau XMC cũ, chương trình XMC&GDTTSKBC lần này có một số khác biệt sau:

a)  Về thời lượng:

 

 

 CT 1996

CT 2003

CT Mới

Giai đoạn I

150 buổi

150 buổi

250 buổi

Giai đoạn II

96 buổi

150 buổi

180 buổi

Tổng số

246 buổi

300 buổi

430 buổi

 

738 tiết

900 tiết

1.290 tiêt

b)  Về nội dung hành dụng :

Trong các chương trình cũ, Toán và kiến thức hành dụng (bao gồm các lĩnh vực Kinh tế-Thu nhập; Đời sống gia đình; Chăm sóc sức khoẻ, Y thức công dân, Dân số -Môi trường …) không dạy riêng rẽ theo môn học, mà được tích hợp, lồng ghép với dạy tiếng Việt thông qua các bài tập đọc, các bài khoá …

Chương trình mới được phân chia thành các môn học: Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên và xã hội... Các kiến thức hành dụng được tích hợp vào tất cả các môn học tuỳ theo đặc điểm của từng môn.

 

c) Về chuấn kiến thức, kỹ năng :

Khác với các chương trình XMC trước đây, chương trình XMC&GDTTSKBC quy định rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được sau khi học xong từng chủ đề/từng modun /từng chương...

“Chuẩn kiến thức, kĩ năng là mức tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học viên cần phải đạt được sau khi kết thúc từng lớp, từng giai đoạn và của cả Chương trình. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cho từng giai đoạn Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng giai đoạn của chương trình học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm bảo đảm tính thống nhất, bảo đảm chất lượng và hiệu quả XMC&GDTTSKBC.  

Đây là điểm mới quan trọng của chương trình XMC lần này. Chương trình XMC&GDTTSKBC chỉ qui định số tiết học tối thiểu của mỗi môn, mỗi nội dung theo từng lớp. Chương trình không qui định rõ thời lượng hoàn thành từng chủ đề, từng nội dung, mà chỉ qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương, từng lớp, các địa phương, giáo viên có thể chủ động về thời lượng những phải bảo đảm thời lượng tối thiểu và chuẩn kiến thức, kỹ năng đã qui định trong chương trình. 

3. Kế hoạch dạy học môn toán

 

 

TT

 

Nội dung

Thời lượng ( số tiết cho từng lớp)

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Cộng

1

 Số học

45

48

57

56

48

 254

2

Đại lượng và đo lường

 6

19

10

  8

10

   53

3

Yếu tố hình học

 5

  9

  9

  6

10

   39

4

Giải bài toán có lời văn

 4

  9

  9

10

12

   44

 

        Tổng số tiết

60

85

85

80

80

 390

 

                                   

  

Lượt xem : 816 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo