Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ toán cho người mù --> NỘI DUNG DẠY HỌC toán xóa mù chữ TỪNG LỚP
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NỘI DUNG DẠY HỌC toán xóa mù chữ TỪNG LỚP

Lớp 1

1.1. Số học                                                                                          

a) Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.

- Nhận biết quan hệ số lượng, biết sử dụng các dấu: =, >, < .

- Đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 10.

- Số 0 trong phép cộng, phép trừ.

b) Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.

- Đọc, viết, so sánh các số đến 100.

- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết.

- Bảng cộng, trừ trong phạm vi 20. Phép cộng và phép trừ có nhớ một lượt trong phạm vi 100.

- Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.

            1.2. Đại lượng và đo đại lượng                                                    

a) Đơn vị đo độ dài: Xăng-ti-mét, mét. Đọc, viết, các số đo độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét, mét. Thực hiện phép tính với các số đo độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét, mét (các trường hợp đơn giản).

b) Đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Thực hành đọc ngày, tháng trên tờ lịch hàng ngày, đọc giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12.

1.3. Yếu tố hình học                                                                          

a)  Nhận dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn.

b) Điểm. Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Đoạn thẳng. Thực hành vẽ đoạn thẳng (có độ dài không quá 13 cm) và đo độ dài đoạn thẳng.

            1.4. Giải bài toán có lời văn                                                                     

a)  Giới thiệu bài toán có lời văn.

b) Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.

 

Lớp 2

2.1. Số học                                                                                                                  

a) Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.

- Đọc, viết các số, đếm trong phạm vi 1000.

- Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. So sánh các số trong phạm vi 1000.

- Phép cộng và phép trừ các số có không quá ba chữ số không nhớ hoặc có nhớ một lượt (tổng không quá 1000).

- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng và phép trừ.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.

- Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ và không có ngoặc (các trường hợp đơn giản).

b) Phép nhân và phép chia.

- Giới thiệu khái niệm phép nhân, phép chia và tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân và phép chia.

- Các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Nhân, chia ngoài bảng.

- Số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia.

- Tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.

- Tính giá trị của biểu thức số có không quá hai dấu phép tính, trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia (nhân, chia trong các bảng tính đã học) và không có ngoặc.

- Giới thiệu về :  , , , , , ,, .

            2.2. Đại lượng và đo đại lượng                                        

a) Đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, ki-lô-mét và  mi-li-mét. Đọc, viết các số đo độ dài theo đơn vị đo mới học. Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. Thực hiện phép tính với các số đo độ dài theo đơn vị đã học (các trường hợp đơn giản). Tập đo và ước   lượng độ dài.

b) Đơn vị đo dung tích: lít. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo dung tích theo đơn vị lít (các trường hợp đơn giản). Tập đong, đo, ước lượng dung tích theo lít.

c)  Đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo khối lượng theo đơn vị ki-lô-gam (các trường hợp đơn giản). Tập cân, ước lượng khối lượng theo ki-lô-gam.

d) Đơn vị đo thời gian: giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, thế kỉ. Thực hành phép tính với các số đo thời gian (các trường hợp đơn giản). Thực hành xem đồng hồ chính xác đến phút, giây; xem lịch (lịch hàng ngày) để xác định ngày trong một tháng bất kỳ nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy (trong tuần lễ).

e) Giới thiệu tiền Việt Nam. Thực hành nhận biết các loại đồng tiền Việt nam bằng cách đọc số hoặc chữ ghi trên đồng tiền và  quy đổi các loại đồng tiền Việt Nam.

2.3. Yếu tố hình học                                                                              

    a) Đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.

    b) Đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.

    c) Hình tứ giác, hình chữ nhật.

    d) Chu vi của một hình. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

     2.4. Giải bài toán có lời văn                                                                

Giải các bài toán đơn giản về phép cộng và phép trừ (có bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị), về phép nhân và phép  chia (chủ yếu là các bài toán tìm tích của hai số và bài toán về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm).

 

Lớp 3

3.1. Số học                                                                                   

a) Các số trong phạm vi 100 000.

   - Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

   - Giới thiệu hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. So sánh các số trong phạm vi 100 000.

   - Phép cộng và phép trừ các số có đến năm chữ số, có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp (tổng có không quá năm chữ số).

   - Phép nhân các số có đến năm chữ số với số có một chữ số có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp (tích có không quá năm chữ số).

    - Phép chia các số có đến năm  chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

    - Tính giá trị biểu thức có đến ba dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.

   b)  Các số có nhiều chữ số.

    - Đọc, viết các số đến lớp triệu. So sánh các số có đến sáu chữ số.

  - Phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.

    - Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số ). Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên. Nhân một tổng với một số.

    - Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số (thương có không quá ba chữ số).

    - Tính giá trị của biểu thức chứa một, hai hoặc ba chữ (các trường hợp đơn giản).

    c) Giới thiệu chữ  số La Mã.

     - Các chữ số La Mã thường dùng I, V, X.

     - Đọc các số bé hơn XXV viết bằng chữ số La Mã.

     - Viết các số bé hơn XXV bằng chữ số La Mã

d) Yếu tố thống kê                                                                       

      - Dãy số liệu đơn giản.

      - Bảng thống kê số liệu.

      - Giới thiệu biểu đồ hình cột.

3.2. Đại lượng và đo đại lượng                        

      a) Đơn vị đo độ dài: bảng các đơn vị đo độ dài từ mi-li-mét đến ki-lô-mét. Mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề, giữa mét và ki-lô-mét, mét và xăng-ti-mét, mét và mi-li-mét.

      b) Đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông,  mét vuông. Đơn vị đo diện tích ruộng đất: héc-ta, thước, sào, công, mẫu.

      c) Đơn vị đo khối lượng: gam.  Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị gam (các trường hợp đơn giản). Mối  quan  hệ giữa gam và kilôgam.

3.3. Yếu tố hình học                                                                                          

      a) Góc vuông và góc không vuông, vẽ góc vuông bằng thước thẳng và êke.

      b) Hình chữ nhật, hình vuông. Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Giới thiệu diện tích một hình. Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

      c) Điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.

      d) Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Vẽ hình tròn bằng compa.

3.4. Giải bài toán có lời văn                

        a) Giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản (vận dụng các kiến thức về phép nhân và phép chia).

        b) Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.

 

Lớp 4

4.1. Số học

a)Ôn tập, bổ sung về số tự nhiên.

- Ôn tập về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên.

- Giới thiệu về số tỉ.

- Dấu hiệu chia hết cho  2, 3, 5, 9.

b) Phân số. Các phép tính về phân số.

- Khái niệm ban đầu về phân số. Đọc, viết, các phân số; phân số bằng nhau; rút gọn phân số; quy đồng mẫu số hai phân số; so sánh hai phân số.

 -  Phép cộng, phép trừ hai phân số cùng hoặc không cùng mẫu số (trường hợp đơn giản). Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số. Phép nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số. Nhân một số với một tổng hai phân số.

 - Phép chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0.

- Tính giá trị của biểu thức số có không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản.

c) Tỉ số.

-  Khái niệm ban đầu về tỉ số.

-  Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

d) Yếu tố thống kê

  -  Giới thiệu số trung bình cộng.

  -  Ôn tập và bổ sung về biểu đồ hình cột.

4.2. Đại lượng và đo đại lượng

a) Đơn vị đo khối lượng: tạ, tấn,  đề-ca-gam, héc-tô-gam . Bảng đơn vị đo khối lượng.

b) Đơn vị đo diện tích: đề-xi-mét vuông, ki-lô-mét vuông. Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học.

c) Đơn vị đo thời gian: Bảng đơn vị đo thời gian. Đổi các đơn vị đo thời gian từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.

4.3. Yếu tố hình học

a) Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau. Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi.

b) Tính diện tích hình bình hành, hình thoi.

c) Thực hành vẽ hình bằng thước thẳng và ê ke.

4.4. Giải bài toán có lời văn

a) Giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số.

b) Giải các bài toán liên quan đến tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu)và tỉ số của chúng, tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng, tìm số trung bình cộng, tìm phân số của một số. Giải các bài toán có liên quan đến các nội dung hình học đã học.

 

Lớp 5

5.1. Số học

a) Phân số thập phân. Hỗn số. Một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.

b) Số thập phân. Các phép tính về số thập phân.

            -  Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

- Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba lượt. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số thập phân.

- Phép nhân các số thập phân có tới ba tích riêng và phần thập phân của tích có không quá ba chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số thập phân. Nhân một tổng với một số.

- Phép chia các số thập phân, trong đó số chia có không quá ba chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân), thương có không quá bốn chữ số, với phần thập phân của thương có không quá ba chữ số.

- Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản.

- Tính giá trị biểu thức có không quá ba dấu phép tính với các số thập phân.

- Giới thiệu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.

c) Tỉ số phần trăm.

- Khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. Đọc, viết tỉ số phần trăm.

- Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0.

- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.

d) Yếu tố thống kê

  -  Giới thiệu biểu đồ hình quạt.

             - Thực hành lập bảng số liệu và vẽ biểu đồ đơn giản.

 5.2. Đại lượng và đo đại lượng

            a) Đổi số đo thời gian có hai tên đơn vị sang số đo thời gian có một tên đơn vị và ngược lại. Cộng, trừ các số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị). Nhân, chia số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị) với (cho) một số tự nhiên khác 0.

            b) Vận tốc. Quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.

            c) Đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, mi-li-mét vuông; bảng đơn vị đo diện tích.

            d) Đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối. 

5.3. Yếu tố hình học

                a) Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu.

            b) Tính diện tích hình tam giác và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

5.4. Giải bài toáncó lời văn

Giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán đơn giản về: quan hệ tỉ lệ; tỉ số phần trăm; chuyển động đều; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống; các bài toán có nội dung hình học.

 

Lượt xem : 1385 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo