Trang chủ --> Tin cộng đồng --> NGƯỜI MÙ KỂ CHUYỆN Tác phẩm của học viên
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NGƯỜI MÙ KỂ CHUYỆN Tác phẩm của học viên

[Người mù kể chuyện các học viên trong thời gian tham gia tập huấn Photovoice, dưới sự giảng dạy và giúp đỡ của Nhà Nhân học Hình   

 Tác phẩm của người mù Bình Dương 1

Tác phẩm của chị Nguyễn Thị Hoa _ Chủ đề: LỚP HỌC CỦA TÔI

 

“Tôi bị mù từ nhỏ nên chụp hình như thế nào tôi cũng không biết và không thể hình dung được. Thế mà hôm nay, cả hai điều đó tôi đã biết và có thể hình dung được trong đầu, đó là nhờ có thầy Giang và nhóm sinh viên tình nguyện trường đại học Ngoại thương CSII TP.HCM, đã không ngại đường xa đến triển khai thực hiện dự án photovoice cho nhóm người mù Bình Dương, không ngại khó khăn mà tận tình hướng dẫn giúp chúng tôi phát huy những giác quan còn lại khi đôi mắt không còn nữa.”

 

“Đây là Uyên và Thuỳ thuộc nhóm sinh viên tình nguyện trường đại học Ngoại thương CSII, TP.HCM. Các bạn đã không ngại khó khăn, vượt hàng chục cây số, bớt thời gian học của mình để đến với hội người mù Bình Dương thực hiện dự án Photovoice – Kể chuyện bằng hình ảnh. Tấm lòng của những sinh viên trẻ tuổi, luôn biết quan tâm và chia sẻ với cộng đồng đã khiến tôi rất cảm động.

 

“Là một cây lau sậy mọc hoang dã ngoài rừng nhưng qua đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của người mù, nó đã trở thành cây chổi có ích cho đời và tạo công ăn việc làm cho mọi người." 

 

 Tác phẩm của người mù Bình Dương 2

Tác phẩm của bác Hồ Thanh Tùng _ Chủ đề: VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

 

Năm 1985, Anh Nguyễn BÌnh Phương, sinh năm 1971, ngụ ấp Hưng Lộc, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương bị mù hai mắt và mất một bàn tay trái do bom mìn sau chiến tranh còn sót lại. Xoá đi mặc cảm và tự ti, năm 1986, anh vào Hội tham gia các lớp học chữ PRAY, vi tính và hiện giờ là Phó Giám đốc cơ sở chổi Phú Lợi trực thuộc Hội người mù tỉnh Bình Dương, giải quyết việc làm cho hơn 10 công nhận là người mù có mức lương trung bình là 900.000 VNĐ/ tháng. Văn hoá là chìa khoá mở cửa tương lại, giúp cho người mù nâng cao tri thức, có việc làm và cuộc sống ấm no.

 

“Tôi sinh ra bình thường và lớn lên bình thường như bao người khác, cũng là từng được đi học Đại học và có một việc làm ổn định. Tôi sinh năm 1965, ngụ tại 106 Khu phố Thạnh Quý, P. An Thanh. Đến năm 1991, biến cố cuộc đời bỗng ập đến, hai mắt bị mù do tai nạn giao thông. Sau đó tôi tham gia sinh hoạt Hội và hiện là Chủ tịch Hội người mù Thị xã Thuận An. Được Hội cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền gần 20 triệu đồng để nuôi heo, nhờ cần mẫn và đàn heo mau ăn, chóng lớn nên sau khi hoàn trả vốn lẫn lãi, có tích luỹ,  mua sắm được tiện nghi sinh hoạt, con cái được học hành, gia đình hạnh phúc. Vốn vay đã giải quyết được việc làm, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người mù."

 

Trước đây, khi soạn thảo văn bản hay theo dõi các khoản thu-chi trong sản xuất kinh doanh chổi của hội, chị Nguyễn Thị Kim Ngân phải viết bằng chữ nổi vừa mất thời gian, công sức lại không thể thêm một từ, một câu, một con số khi cần thiết. Năm 2006, tỉnh Hội người mù Bình Dương mở lớp vi tính dành cho người mù và chị đã tham gia, kết quả thi cuối khoá đạt loại khá. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhờ sự quan tâm của hội và lòng quyết tâm của mình, đến nay, chị đã sử dụng khá thành thạo vi tính phục vụ công tác Hội. Chị thật sự là tấm gương sang cho chúng ta học tập.

 

Tác phẩm của anh Trần Văn Thân  _ Chủ đề: KỂ CHUYỆN QUA PHOTOVOICE

 

“Đây là hình ảnh đôi tai của người mù. Khi người ta mất đi ánh sang thì các giác quan còn lại sẽ được bù trừ, đặc biệt là đôi tai rất thính. Họ có thể nghe và cảm nhận một cách rất tinh tế những tiếng động và âm thanh xung quanh và tưởng tượng một cách tinh tế.”

 

"Đây là hình ảnh của một cô tạp vụ làm việc tại Cơ sở Xoa bóp Rạng Đông, trực thuộc tỉnh hội Người mù Bình Dương. Công việc của cô là dọn dẹp vệ sinh phòng xoa bóp, giặt ga giường, phơi khô và xếp vào tủ. Trong ảnh là cô Ngọc, 50 tuổi, chồng của cô là một người mù, hiện đang làm công nhân làm chổi tại Cơ sở Phú Lợi.”

 

"Tôi chụp một bữa ăn điểm tâm trong giờ giải lao của một lớp học dành cho người khiếm thị, người mù. Đây là dự án Photovoice- kể chuyện qua ảnh – do một nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại học Ngoại thương CSII, TP. HCM thực hiện. Ngoài sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trường Giang và sự hỗ trợ từ các bạn sinh viên, chúng tôi còn được chăm lo về từng bữa ăn làm chúng tôi có tinh thần học hỏi hơn.”

 

Tác phẩm của anh Nguyễn Thanh An  _ Chủ đề: KHOẢNH KHẮC

 

"Sung là cây rất phổ biến ở nước ta, theo tôi đã tìm hiểu thì lá, quả, vỏ và rể sung dùng làm thuốc chữa bệnh như đau đầu, sưng tấy, mệt mỏi.

Khi tôi chụp bức ảnh này, tôi muốn để mọi người tìm hiểu nhiều hơn về cây sung trong đời sống của người Việt.”

 

"Khi tham gia vào hội thì đầu tiên tôi được cho tham gia vào lớp học chữ Braille, sau đó là được học nghề xoa bóp bấm huyệt để sinh sống. Tôi làm đã được 10 năm, hiện nay tôi đã làm rất thuần thục và đa số khách hàng cũng rất hài lòng về chất lượng phục vụ từ tay nghề của tôi.”

 

"Là cha mẹ, ai cũng mong con mình học giỏi, khôn lớn và thành đạt; trong đó có tôi – là một người khiếm thị không nhìn được ánh sang để dạy con học. Do đó, con tôi phải học một mình, mong bé sẽ luôn học giỏi và ngoan hiền.

Cảm ơn thầy Giang và các bạn sinh viên đã tổ chức dự án Photovoice, để dạy và hướng dẫn tôi chụp ảnh, những tấm ảnh mà lần đầu tiên tôi tự chụp bằng đôi tay của mình

Hoàng Kim (theo Xã hội dân sự)

 

 

 

 

 

  

Lượt xem : 18903 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo