Trang chủ --> Tin cộng đồng --> 108 bức ảnh đời thường của nhiếp ảnh gia khiếm thị
tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
108 bức ảnh đời thường của nhiếp ảnh gia khiếm thị
Trong một cuộc sống đầy bóng tối, những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư khiếm thị vẫn ghi lại được những hình ảnh đời thường với những cung bậc rất riêng.
108 bức ảnh của 105 nhiếp ảnh gia đặc biệt này đang được triển lãm với chủ đề "Một tôi khác" từ ngày 12 tới 22/9 tại Công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội. |
Những bức ảnh với khung hình có thể "chưa đúng chuẩn" nhưng rất nhân văn và đầy nghệ thuật. |
Bức ảnh của chị Nguyễn Thị Hoa, một người khiếm thị ở Bình Dương, ghi lại cảm xúc vui vẻ của những người cùng cảnh ngộ với chị khi được nhận quà trong Ngày Toàn dân chăm sóc và bảo vệ người Khuyết tật Việt Nam 18/4. |
Bức ảnh này của một người mù chụp về hoạt động trị liệu tâm lý "Tâm vận động". Hoạt động này có khả năng giúp trẻ khuyết tật cải thiện được sức khỏe, ngôn ngữ, vận động. Trong ảnh là một bé gái bị liệt đang cố gắng leo lên những nấc thang khẳng định quyết tâm đứng lên từ chính đôi chân mình. |
Ảnh chụp chị Bồ Kim Khánh (sinh năm 1985) là một người khiếm thị ở Bình Dương. Chị Khánh ước mơ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh giống mình và điều này đã thành hiện thực vào năm 2009 khi một ngôi trường dành cho các em bị tự kỷ, chậm phát triển đã ra đời. Chị Khánh trở thành hiệu trưởng của ngôi trường này. |
Thành công trong sự nghiệp, chị Khánh còn có một mái ấm hạnh phúc với người chồng sáng mắt là anh Vũ Ngọc Thương. Trước khi có được mái ấm này chị phải vượt qua nhiều trở ngại, trước hết là mặc cảm bản thân. Anh Thương luôn ở bên, sẵn sàng làm đôi tay, đôi chân, con mắt cho chị, giúp chị thấy được: “Một bàn tay nắm chặt một bàn tay. Cả vũ trụ như không còn đêm tối”. |
Anh Huỳnh Hữu Cảnh, tác giả của bức ảnh, cho biết, anh rất ngưỡng mộ tình yêu của anh Thương, chị Khánh nên đã có ý định chụp ảnh họ khi cặp vợ chồng này đi picnic trong công viên. Anh lên ý tưởng là cảnh anh chị tình cảm với nhau cùng nâng niu bông hoa dưới ánh nắng mai thể hiện tình yêu trong trẻo. Sau đó, anh nhờ người chọn chế độ chụp. Lúc chuẩn bị chụp, anh bảo nhân vật cất tiếng nói, từ đó xác định được hướng. |
Bà Nguyễn Phương Thảo, cán bộ ISEE (Ban tổ chức dự án Photo Voices), cho biết, khi xem những bức ảnh của người khiếm thị, nhóm đã quyết định không cắt cúp hay chỉnh sửa để mang đến cho người xem những không gian ánh sáng, cũng như thế giới nội tâm chân thật của người mù. |
Ngoài những nhiếp ảnh gia khiếm thị, triển lãm còn trưng bày ảnh của người bán hàng rong, dân tộc thiểu số, nghiện ma túy, nhiễm HIV, đồng tính, người khuyết tật... Trong ảnh là một nông dân mãn nguyện với vụ mùa bội thu khi được các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ về kỹ thuật, giống cây trồng. |
Những bức ảnh của người đồng tính, song tính, chuyển giới cũng mang đến cuộc sống chân thực của chính họ - những người đang phải đối mặt với sự kỳ thị, miếng cơm, manh áo. Những con người yếu thế ấy được cất lên tiếng nói của mình thông qua hình ảnh khi tham gia chương trình Photo Voice của Viện Nghiên cứu Xã hội , Kinh tế và Môi trường (ISEE) phối hợp với 14 tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. |
Ý nghĩa của triển lãm "Một tôi khác" là đem tới sự tự tin cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. |
Phan Dương
Hoàng Kim /
Lượt xem : 25652
Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Hàng trăm nghìn người mù mỗi năm
- Người mù không có khả năng tình dục?
- Cán bộ ăn chặn tiền "đền ơn đáp nghĩa" đến tiền của người mù
- HỘI NGƯỜI MÙ VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
- HỘI NGƯỜI MÙ VỚI CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO DÂN TRÍ
- Người mù có khả năng xâu kim, đếm tiền
- Tham ô trên số phận người mù
- Nhẫn tâm cướp dây chuyền của người mù
- HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM VỚI CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG
- Cần có sự cân nhắc đầy đủ, thấu tình, đạt lý trước khi quyết định đổi hay không đổi tên Hội Người mù Việt Nam
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận