Trang chủ --> Dinh dưỡng --> SỮA VÀ CHẾ PHẨM SỮA TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

SỮA VÀ CHẾ PHẨM SỮA TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ

 

     (Thế giới matxa) - Sữa là một thực phẩm quý và quen thuộc đối với nhiều người. Sữa là loại thức uống đặc biệt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và có mùi vị thơm ngon, định nghĩa nguyên thủy là loại chất dinh dưỡng được tiết ra từ vú của động vật có vú để nuôi con khi mới sinh con. Từ “sữa” ngày nay còn dùng để chỉ một số loại thức uống dinh dưỡng có màu đục, ví dụ như: Sữa đậu nành, sữa đậu xanh, sữa đậu phộng… mặc dù trong nguyên liệu chế biến các loại thức uống này có thể không có sữa trong đó. Sữa được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Các loại sữa cũng rất đa dạng.

            Phân loại sữa

            1. Phân loại theo nguồn gốc: Sữa người (hay còn gọi là sữa mẹ), sữa bò, sữa dê, sữa trâu, sữa cừu, sữa đậu nành, sữa bắp…

            2. Phân loại theo lứa tuổi: gọi là sữa công thức.

            - Sữa công thức 1: dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, một số công ty sữa chia ra 2 giai đoạn nhỏ, từ 0-3 tháng tuổi và từ 3-6 tháng tuổi, thường có hàm lượng đạm thấp và béo cao, thành phần phù hợp với nhu cầu và khả năng, tiêu hóa hấp thu còn hạn chế của lứa tuổi.

            - Sữa công thức 2 (hay sữa tiếp theo): dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi, hay từ 6-24 tháng tuổi, tùy cách phân chia của công ty sản xuất. Lượng đạm cao hơn, béo ít hơn, canxi cao hơn sữa công thức 1, vị ngọt hơn.

            - Sữa công thức 3 (hay sữa tăng trưởng): thành phần thường gần với sữa tươi hay sữa nguyên kem hơn, hàm lượng đạm cao, thường ngọt và có năng lượng cao. Thường dùng cho trẻ từ 1-3 tuổi trở lên. Tùy công ty sản xuất có thể chia nhỏ thành các giai đoạn chi tiết hơn như từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi…

            - Sữa nguyên kem: là sữa tươi vắt ra từ vú động vật có vú hay bột sữa được làm khô từ sữa tươi nguyên chất, khi sử dụng pha lại thành dạng nước từ sữa bột.

            3. Phân loại theo hàm lượng chất béo:

            - Sữa giàu béo: hàm lượng béo khoảng 4,9g/ 100 ml sữa.

            - Sữa nguyên kem hay sữa toàn phần (whole milk): hàm lượng béo khoảng 3,9g/ 100 ml sữa.

            - Sữa ít béo(semi-skimmed milk): hàm lượng béo khoảng 1,9g/100 ml sữa.

            - Sữa tách béo, sữa không béo hay sữa gầy (skimmed milk): gần như không chứa chất béo.

            4. Phân loại theo bệnh lý sử dụng: các loại sữa bệnh lý, dành cho những bệnh nhân đặc biệt, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

            - Sữa non tháng: giai đoạn trong bệnh viện, giai đoạn xuất viện…

            - Sữa đạm thủy phân: để phòng ngừa dị ứng và điều trị dị ứng protein sữa bò. Đạm sữa được cắt thành những chuỗi ngắn hơn để làm giảm tính chất gây dị ứng. Có nhiều mức độ thủy phân: thủy phân một phần dùng trong phòng ngừa dị ứng (thường có tên sữa kèm đuôi HA, Dumex HA…), thủy phân thành Peptid để điều trị dị ứng (Pregestimil, Alimentum, Peptamen…), thủy phân thành acid amin để dùng điều trị dị ứng protein sữa bò nặng (Neocate…).

            - Sữa đạm đậu nành: không có đường lactose, dùng trong một số bệnh dị ứng protein sữa bò, tiêu chảy kéo dài…

            - Sữa lactose free: không có đường lactose, dùng trong bất dung nạp lactoes nguyên phát hoặc thứ phát, tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy nặng…

            - Sữa cao năng lượng: để bổ sung cho các trường hợp suy dinh dưỡng, ăn kém…

            - Sữa cho người tiểu đường, ung thư, bệnh gan mạn, bị rối loạn chuyển hóa đặc biệt (bệnh phenylketouria PKU, bệnh rối loạn chuyển hóa acid amin chuỗi nhánh, bệnh rối loạn chuyển hóa acid amin hữu cơ…).

            5. Phân loại theo hình thức chế biến hoặc bảo quản

            Sữa tươi: là loại sữa nguyên chất vắt từ động vật ra, có thể đun sôi theo phương pháp truyền thống hoặc chế biến theo công nghệ tiệt trùng và đóng hộp.

            Sữa thanh trùng làm hoàn toàn bằng sữa tươi, được xử lý ở nhiệt độ 75-80oC và phải bảo quản lạnh từ 3-5oC và hạn sử dụng trong 8-10 ngày.

            Sữa hoàn nguyên thường được làm từ sữa bột, sữa tươi, sữa nguyên kem được pha chế theo tỉ lệ thích hợp và nhà sản xuất có thể bổ sung các loại hương vị, dưỡng chất cần thiết (như sắt, vitamin) cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng.

            Sữa tiệt trùng có thể làm từ sữa tươi, sữa bột, sữa nguyên kem và phối trộn theo tỉ lệ thích hợp, bổ sung dưỡng chất, hương vị nhưng được xử lý ở nhiệt độ cực cao (từ 135-150oC) và đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng có thể tươi ngon trong thời hạn từ 6 tháng đến một năm mà không cần trữ lạnh hay sử dụng chất bảo quản nào.

            Sự phân biệt các loại sữa này do khác nhau ở phần xử lý nhiệt giúp tạo nên mùi vị đặc trưng của từng loại sữa. Không loại sữa nào tốt hơn sữa nào, chỉ khác nhau về công nghệ chế biến và cách bảo quản. Vì vậy, khi sử dụng người tiêu dùng chỉ việc lựa chọn cho mình loại sữa phù hợp theo tình trạng dinh dưỡng, lứa tuổi và sở thích.

 

Lượt xem : 15154 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo