Trang chủ --> Cuộc sống không giới hạn --> Hãy tin người khác dù ít hay nhiều
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hãy tin người khác dù ít hay nhiều

Khi tôi 11 tuổi, cha mẹ đưa tôi đến bãi biển ở thành phố Gold Coast của Australia. Cha mẹ đi dạo dọc bãi tắm một lát, còn tôi chỉ đứng trên cát, đón những làn gió mát rượi trong khi mắt dõi theo những con sóng. Tôi mặc chiếc áo thun dài rộng đến mức chẳng có cơ hội để tắm nắng.

Có một cô gái trẻ đi dạo dọc bờ biển, và khi đến gần chỗ tôi, cô mỉm cười và nói: “Khá ấn tượng đấy!”.

“Cô nói gì cơ?”, tôi hỏi, biết rằng không phải cô đang nói đến những cơ bắp cuồn cuộn của tôi.

“Phải mất bao lâu cậu mới giấu được đôi chân của cậu trong cát như thế?”, cô hỏi.

Tôi hiểu rằng cô nghĩ tôi giấu cả cẳng chân và bàn chân trong cát. Cảm thấy thú vị, tôi làm như cô ấy đã nghĩ đúng: “À, tôi phải đào cát mất một lúc lâu đấy”.

Cô ấy cười và tiếp tục bước đi, nhưng tôi biết thế nào cô cũng ngoái đầu lại nhìn tôi lần nữa vậy nên tôi đợi. Quả đúng vậy, khi cô vừa ngoảnh lại, tôi nhảy lên và nhảy lò cò ra phía mép nước.

Cô không nói gì cả, mặc dù bước đi hơi ngập ngừng một chút.

Hồi còn bé, đôi khi những lúc như thế khiến tôi phẫn nộ lắm, nhưng rồi tôi trở nên kiên nhẫn hơn và hiểu người khác hơn. Giống như người phụ nữ kia, tôi đã học được một điều rằng, đôi khi ở người khác có nhiều thứ hơn bạn nghĩ lúc thoạt nhìn, và đôi khi có ít hơn.

Nghệ thuật hiểu người khác, hiểu và cảm thông với họ, hòa nhập với họ, đặt mình vào hoàn cảnh của họ, biết được ai là người để mình tin cậy và ai đáng tin đến mức nào là điều cực kỳ quan trọng đối với sự thành công và hạnh phúc của bạn. Một số người thành công mà không có khả năng xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta không chỉ cần có ai đó để yêu mà còn cần có bạn bè, cố vấn, thần tượng, và người ủng hộ, những người đặt lòng tin vào mơ ước của chúng ta và ủng hộ, giúp đỡ chúng ta đạt được ước mơ đó.

Để xây dựng được một đội ủng hộ những ước mơ của bạn, một đội gồm những người bạn đặt lợi ích của bạn lên hàng đầu, trước hết phải chứng tỏ bản thân mình là người đáng tin cậy bằng cách sát cánh bên họ. Bạn đối xử với bạn bè như thế nào thì họ đối xử với bạn như vậy. Nếu bạn góp phần làm nên thành công của họ, ủng hộ họ, khích lệ họ và góp ý cho họ một cách thẳng thắn, thì bạn có thể mong đợi họ đáp lại bạn y như thế. Nếu họ không đối xử tốt với bạn như bạn đã đối xử với họ thì bạn nên tiến về phía trước và tìm kiếm ai đó muốn ở trong đội của bạn.

Tất cả chúng ta đều có bản năng kết giao với người khác, nhưng nếu những mối quan hệ của bạn không được như mong muốn, thì có thể là do bạn chưa quan tâm đúng mức đến cách bạn tương tác với người khác; cũng như những gì bạn đầu tư và những gì nhận được từ các mối quan hệ đó. Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể phạm phải là cố thu phục những người bạn chỉ bằng cách nói với họ về bản thân mình: về nỗi sợ hãi, nỗi chán nản, và những điều thú vị của bạn. Đúng ra bạn phải giành được cảm tình của bạn bè bằng cách hiểu về họ, tìm ra các mối quan tâm chung giữa bạn và họ để xây dựng những mối liên kết tạo ra lợi ích cho cả hai bên.

Việc xây dựng một mối quan hệ giống như việc lập ra một tài khoản tiết kiệm; bạn không thể mong nhận được bất cứ điều gì từ một mối quan hệ nếu như bạn không đầu tư gì vào nó. Ai trong chúng ta thỉnh thoảng cũng cần kiểm tra các kỹ năng vun đắp quan hệ thông qua việc đánh giá cách tiếp cận của mình và kiểm tra xem kỹ năng nào có hiệu quả, kỹ năng nào không.

 

QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC NHƯ THẾ NÀO?

Ý thức sâu sắc về mục đích sống, niềm hy vọng tràn đầy, niềm tin bền vững, niềm yêu thương và trân trọng bản thân, thái độ tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường và khả năng làm chủ thay đổi sẽ đưa bạn đi suốt hành trình dài của cuộc đời. Tuy nhiên, không một ai độc hành trên đời này cả. Tôi đánh giá cao khả năng tự chăm sóc bản thân của tôi. Tôi đã nỗ lực để trở nên tự lập hết mức có thể. Nhưng tôi vẫn phụ thuộc vào những người xung quanh, và con người chúng ta ai cũng phụ thuộc vào người khác ở mức độ đáng kể.

Người ta thường hỏi tôi: “Dựa dẫm nhiều vào người khác chẳng phải rất cực sao?”. Và tôi thường trả lời: “Bạn thẳng thắn đấy”. Dù bạn có ý thức được hay không, nhưng rõ ràng bạn cũng phụ thuộc vào những người xung quanh bạn nhiều gần như tôi dựa vào những người xung quanh tôi. Có một số việc tôi phải cần đến sự giúp đỡ của người khác mới thực hiện được, nhưng không ai trên trái đất này lại đạt được thành công mà lại không khai thác những lợi ích từ sự sáng suốt, lòng tốt hoặc sự giúp đỡ của người khác.

Tất cả chúng ta đều cần có những mối quan hệ. Tất cả chúng ta đều phải gắn bó với người ruột thịt. Để có được các mối quan hệ hiệu quả, chúng ta phải xây dựng lòng tin và phải chứng minh bản thân mình là người đáng tin cậy. Chúng ta phải hiểu rằng hầu hết mọi người về bản năng đều hành động theo lợi ích của bản thân, nhưng nếu bạn chứng tỏ cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ và đầu tư vào thành công của họ, thì hầu hết họ sẽ đối xử với bạn như bạn đã đối xử với họ.

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ

Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường đưa tôi đi mua sắm hoặc đến những nơi công cộng. Trong khi mẹ lo việc của mẹ, tôi ngồi trên xe lăn hàng tiếng đồng hồ quan sát những gương mặt trong đám đông. Tôi quan sát kỹ những người qua lại và cố đoán xem họ làm công việc gì để kiếm sống và tính cách của họ thế nào. Tất nhiên, tôi chẳng thể nào biết được những gì mình nghĩ về họ có đúng hay không, nhưng nhờ thói quen quan sát kỹ mà tôi đã trở thành một nhà nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể và các biểu hiện qua khuôn mặt, có khả năng hiểu người khác nhờ quan sát biểu hiện của họ.

Đó hầu như là một quá trình thuộc tiềm thức, nhưng khi nhìn lại và ngẫm nghĩ, tôi hiểu ra rằng tôi có khả năng phát triển một số kỹ năng quan trọng theo bản năng. Vì tôi không có hai cánh tay để tự bảo vệ, không có chân để chạy, nên việc đánh giá nhanh mình có thể tin cậy vào ai đó hay không là điều quan trọng. Không phải là tôi cứ nơm nớp lo mình sẽ bị người khác tấn công, nhưng tôi dễ bị tổn thương hơn hầu hết mọi người, vậy nên tôi “mẫn cảm về con người” hơn hầu hết mọi người.

Tôi rất nhạy cảm trước những tâm trạng, cảm xúc, âm thanh xung quanh mình. Điều này nghe có vẻ hơi lạ, nhưng quả thật cơ quan cảm giác của tôi nhạy đến mức khi ai đó đặt tay lên thanh gác tay trên xe lăn của tôi là tôi có cảm giác gần giống như cảm giác tôi và người đó đang cầm tay nhau. Tôi có cảm giác như đang tiếp xúc bằng xương bằng thịt, như thể đang bắt tay hoặc nắm tay nhau vậy. Mỗi khi bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình đặt tay lên xe lăn, tôi đều cảm nhận được sự ấm áp và sự chấp nhận.

Khi trở thành một diễn giả, tình trạng khuyết thiếu chân tay đã ảnh hưởng đến cái cách tôi hiểu và cảm thông với mọi người. Tôi không phải lo lắng về một trong những mối bận tâm cơ bản của hầu hết các diễn giả - phải sử dụng hai bàn tay như thế nào trong lúc diễn thuyết. Tôi tập trung vào việc biểu lộ tâm tư tình cảm và suy nghĩ qua gương mặt, đặc biệt là qua ánh mắt, chứ không phải đôi tay. Tôi không thể thực hiện các cử chỉ bằng tay để nhấn mạnh quan điểm hoặc truyền đạt cảm xúc. Tôi rèn luyện để đa dạng hóa sự biểu lộ qua ánh mắt và thay đổi vẻ mặt để chuyển tải cảm xúc, và để thu hút sự chú ý của khán thính giả.

Cách đây không lâu, em gái tôi trêu: “Nick, anh thực sự thích giao tiếp bằng mắt. Khi anh nói chuyện với ai đó, anh luôn nhìn đăm đăm vào mắt họ. Đó là cách duy nhất em có thể miêu tả kiểu giao tiếp bằng mắt của anh”.

Michelle rất hiểu tôi. Tôi nhìn sâu vào mắt người khác bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tôi thích giao tiếp bằng mắt. Tôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của những người tôi tiếp xúc, và thường tìm thấy vẻ đẹp trong đôi mắt của họ. Tất cả chúng ta đều có thể phát hiện thấy điều gì đó xấu hoặc không hoàn hảo ở người khác, nhưng tôi chọn nhìn vào những điều tốt đẹp ở con người.

“Cái cách anh duy trì cuộc chuyện trò cũng rất thực và chân thành”, em gái tôi nói. “Em có thể thấy điều đó khi em nói chuyện với các bạn. Anh hiểu rõ được điều cốt lõi ở con người, và thu hút được sự chú ý của họ, làm cho họ thêm phấn chấn tinh thần trước mỗi lời anh nói”.

Tôi đã biết tạo thiện cảm một cách nhanh chóng bằng cách nhìn sâu vào mắt những người tôi gặp và hỏi những câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận giúp tìm ra mối quan tâm chung của tôi và người tôi giao tiếp. Trước khi chứng đau lưng hạn chế khả năng ôm người khác, tôi thường phá tan khoảng cách giữa mình và người khác bằng câu: “Hãy lại đây ôm tôi nào”.

Bằng cách mời người khác đến gần và tiếp xúc với mình, tôi hy vọng khiến họ cảm thấy thoải mái khi gặp tôi. Đến với người khác, giao tiếp với họ, tìm ra điểm chung giữa bạn và họ là những kỹ năng tạo dựng quan hệ mà ai cũng nên nắm vững. Những kỹ năng đó quyết định chất lượng của sự tương tác giữa chúng ta và người xung quanh.

CÁC KỸ NĂNG

“Kỹ năng về con người” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng hiếm khi được định nghĩa một cách chuẩn xác. Tất cả chúng ta đều thích nghĩ rằng mình có kỹ năng tốt về con người, cũng như hầu hết đều có ảo tưởng rằng chúng ta là những lái xe giỏi. Em trai Aaron thường trêu rằng tôi là người lái xe ngồi ghế sau tồi nhất thế giới mặc dù tôi chưa bao giờ có bằng lái xe hợp pháp. Theo em trai tôi, kỹ năng về con người luôn không ngừng hoàn thiện. Các kỹ năng của bạn cũng nên là những kỹ năng luôn được hoàn thiện.

Không ai nên coi nhẹ những kỹ năng có vai trò quan trọng đối với thành công và hạnh phúc. Bạn có thể sống một cuộc sống không có rào cản và giới hạn, nhưng bạn không thể sống một cuộc sống mà không có những mối quan hệ đáng tin cậy. Đó là lý do tại sao bạn nên luôn luôn tự kiểm tra, đánh giá, nỗ lực phát triển và chắt lọc các cách giúp bạn tạo dựng và duy trì quan hệ với người sống xung quanh mình. Các nhà tâm lý học nói rằng khả năng tạo dựng lòng tin và các mối quan hệ có tính ủng hộ đa phương của chúng ta phụ thuộc vào một số kỹ năng cơ bản về con người. Đó là các kỹ năng:

·               Đọc cảm xúc và tâm trạng

·               Lắng nghe những gì người khác nói và chú ý đến cách họ nói.

·               Đánh giá, hiểu, và phản ứng trước những tín hiệu không lời từ người khác

·               Kiểm soát tình huống giao tiếp

·               Liên kết một cách nhanh chóng với người khác

·               Thể hiện sức hấp dẫn trong bất kỳ tình huống nào

·               Rèn cách ứng xử và tự kiểm soát bản thân

·               Chứng tỏ sự quan tâm dành cho người khác bằng hành động

Nào, bây giờ hãy xem xét từng kỹ năng về con người một cách chi tiết hơn.

Đọc cảm xúc và tâm trạng

Ai trong chúng ta, dù ít hay nhiều, cũng có kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể, sắc thái giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt của người khác. Chúng ta thực sự không thể không nắm bắt những dấu hiệu này. Hầu hết chúng ta đều có thể nhận biết được khi ai đó đang giả vờ giận dữ, hoặc không, hoặc giả vờ đau để người khác phải quan tâm đến mình.

Các nhà tâm lý học nói rằng càng nhiều tuổi thì kỹ năng này của chúng ta càng được nâng cao và nhìn chung kỹ năng này ở phụ nữ tốt hơn ở nam giới. Tôi đã không hề ngạc nhiên khi biết rằng kỹ năng này ở những người phụ nữ có con đặc biệt tốt. Mẹ tôi có thể hiểu được tâm trạng và cảm xúc của tôi qua việc đọc các dấu hiệu nói trên như đọc một cuốn sách vậy. Dường như bà thường biết trước khi nào tôi cảm thấy mệt mỏi, bị tổn thương, chán nản hoặc buồn bã.

Lắng nghe để hiểu

Lắng nghe để hiểu người khác là những gì cha mẹ chúng ta đề cập đến khi họ nói: “Chúa chỉ cho con một cái miệng thôi, nhưng Người cho con những hai cái tai, vì thế con nên nghe nhiều gấp đôi nói”. Thường thì chúng ta không hay lắng nghe để hiểu người khác. Thay vào đó, chúng ta chỉ nghe đủ để có thể phản ứng mà thôi.

Để kết nối một cách thực sự với người khác, bạn phải chú ý đến cảm giác ẩn chứa đằng sau lời nói, chứ không chỉ chú ý đến bản thân lời nói. Không phải là chuyên gia về các mối quan hệ, nhưng tôi từng thấy những người bạn trai của tôi vất vả trong việc lắng nghe người khác. Phụ nữ được coi là thiên về trực giác hơn và có thể trở nên thất vọng với những người đàn ông có xu hướng chỉ “nhạy” với bản thân lời nói. Họ bắt sóng lời nói hơn là những cảm xúc ẩn chứa đằng sau lời nói.

Hiểu và hành động

Lắng nghe người khác và quan sát họ một cách chăm chú để hiểu họ là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tiếp nhận những gì bạn nghe thấy và quan sát thấy, đánh giá nó một cách chính xác để rồi có cách hành xử thích hợp. Những người làm tốt điều này thường có được những mối quan hệ tốt nhất và đạt được thành công nổi bật.

Đây cũng có thể là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta tồn tại. Tờ New York Times đăng tải một bài báo kể về hai người lính Mỹ ở Iraq trong một lần đi tuần tra đã nhìn thấy một chiếc xe hơi chở hai cậu bé. Cửa sổ xe được đóng kín mặc dù nhiệt độ ngoài trời là gần 490C. Một trong hai người lính hỏi người kia, tức viên trung sĩ tuần tra, rằng liệu anh có thể mang cho hai cậu bé chút nước không, và bước về phía chiếc xe.

Viên trung sĩ đưa mắt quan sát xung quanh và cảm thấy có nguy hiểm rình rập. Anh ra lệnh cho đồng đội quay lại. Người lính của anh vừa mới quay gót thì một quả bom phát nổ ở trong xe. Hai cậu bé bị giết. Người lính muốn mang nước đến cho hai cậu bé bị mảnh đạn găm vào người nhưng đã may mắn thoát chết.

Sau này viên trung sĩ nhớ lại cảm giác khi anh thấy đồng đội bước về phía chiếc xe: “Toàn thân tôi ớn lạnh; đó là cảm giác về sự nguy hiểm”. Trước đó cơ quan cảm giác của anh đã cảm nhận được những dấu hiệu nguy hiểm một cách khá tinh nhạy. Sáng hôm đó, không có vụ bắn tỉa nào nhằm vào họ, một điều không bình thường, và các đường phố trở nên im ắng hơn ngày thường.

Các cuộc nghiên cứu về những cựu chiến binh cho thấy họ đã tin cậy như thế nào vào khả năng đọc nhanh và diễn dịch những gì họ thấy ở môi trường xung quanh dựa trên các cảm giác, ngôn ngữ cơ thể, hoặc những dấu hiệu bất bình thường “không phù hợp”. Đây là điều tối quan trọng không chỉ đối với các mối quan hệ mà đối với cả sự sống còn, không chỉ đối với chúng ta mà cả đối với người khác.

Tạo tương tác

Biết hành động một cách thích hợp và phù hợp – dù tại một buổi hội họp tại nhà thờ, một câu lạc bộ thể thao, một chuyến dã ngoại cùng các đồng nghiệp, hoặc một bữa tối đơn giản – là một kỹ năng quan trọng khác về con người. Bạn phải tôn trọng nơi mà bạn đang có mặt. Khi đi thăm nước khác, tôi thường nhờ những người tổ chức sự kiện và phiên dịch viên giúp hiểu các phong tục tập quán của địa phương để đảm bảo rằng tôi không phạm phải bất cứ sai lầm nào khiến tôi và khán thính giả trở nên cách biệt.

Có một số hành động bạn thực hiện trong khi ăn tại nhà nhất thiết không nên xảy ra trong các bữa ăn ở một số nước. Ở hầu hết mọi nơi việc ợ hơi được coi là rất bất lịch sự, nhưng ở một số nơi người ta lại quan niệm rằng phát ra tiếng ợ trong bữa ăn là một sự khen ngợi dành cho chủ nhà. Có những chủ đề bạn nên tránh đề cập đến ở một số nơi nhất định. Việc đề cập đến những xung đột trong quá khứ, những vấn đề chính trị, thậm chí trong một một số trường hợp là việc đề cập đến tôn giáo, chỉ dẫn đến phiền toái mà thôi.

Tuy vậy, bạn luôn có thể tìm thấy những điểm chung để giao tiếp với người khác. Khi trưởng thành, tôi hiểu được rằng lắng nghe là kỹ năng giá trị nhất trong việc quan hệ với người khác, nhất là khi bạn đang tạo sự tương tác trong một đám đông.

Khả năng giao tiếp

Ai trong chúng ta cũng tiếp xúc với người khác không chỉ thông qua lời nói mà còn thông qua vẻ mặt và ngôn ngữ cơ thể, và những điều đó cho thấy chúng ta đặt mình vào mối quan hệ với người khác như thế nào. Chúng ta thường không ý thức được về việc đó cho tới khi ai đó xâm phạm vào không gian riêng của chúng ta. Chẳng hạn, những người ghé sát vào người khác khi nói chuyện, có thể đang cố gắng tạo sự tiếp xúc, nhưng họ có xu hướng khiến người khác muốn bỏ chạy.

Cũng thật khó để đánh giá, bởi vì chúng ta hoan nghênh một số người vào trong không gian riêng của chúng ta hơn những người khác. Có lần, tại một bữa tiệc, một người bạn đã ném cho tôi cái nhìn vô cùng hoảng sợ bởi anh bị những bốn người dồn vào một góc phòng và cả bốn người đó ganh đua nhau để giành được sự chú ý của anh. Họ vây lấy anh, và anh trông giống như một con cáo bị những con chó săn dồn vào đường cùng.

Thu hút sự chú ý

Tôi không gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của bất cứ ai, nhưng duy trì được khả năng đó là một thách thức. Khi tôi gặp gỡ mọi người, họ thường ngạc nhiên trước hình thể của tôi, nhưng không phải lúc nào họ cũng thấy thoải mái khi nhìn thân hình tôi. Tôi chỉ có vài giây để vượt qua thách thức đó bằng cách thể hiện sự lôi cuốn.

Với trẻ em, đặc biệt là các em ở tuổi mới lớn, tôi nói đùa về việc “mượn một bàn tay” hoặc về một chuyện gì đó đã khiến tôi phải trả giá bằng “một cánh tay hoặc một bên chân”, để họ có thể thấy rằng tôi đã nghe thấy tất cả những lời bình luận của họ và rằng tôi có thể cười cùng họ. Tôi nghĩ bí quyết thực sự để thu hút sự chú ý là khiến cho mỗi con người bạn gặp cảm thấy rằng người đó nhận được toàn bộ sự chú ý của bạn khi giao tiếp với bạn.

Rèn cách ứng xử

Tất cả chúng ta đều có xu hướng nghĩ rằng mình khéo ứng xử và biết quan tâm đến người khác, nhưng tôi biết thỉnh thoảng mình thất bại trong việc đó. Em trai tôi thích kể lại chuyện hồi còn nhỏ tôi rất hay sai vặt nó. Aaron đã phải chịu đựng rất nhiều. Ngay cả khi cha mẹ tôi có mặt ở nhà, nó vẫn phải giữ vai trò là người chăm sóc tôi bởi vì chúng tôi luôn ở cùng nhau như hình với bóng.

Aaron sẽ nói với bạn rằng hồi nhỏ tôi hơi điên rồ trong việc đòi hỏi. Chẳng hạn, một buổi sáng, Phil, bạn của nó, đến nhà chúng tôi chơi. Cậu ta bước vào bếp đúng vào giờ ăn sáng, vậy nên tôi hỏi Aaron và Phil liệu họ có muốn ăn thịt muối xông khói và trứng không.

“Có, cảm ơn anh Nick!”, Phil nói.

Tôi chuẩn bị hối lộ cậu ta món thịt muối xông khói và trứng. Tôi làm điều đó bằng cách gào lên: “Được rồi, Aaron, em lấy cho anh mấy quả trứng, và tiện đấy em mang cho anh cái chảo rán nhé. Em đặt chảo lên bếp nhé. Đập trứng vào chảo, sau đó anh sẽ lật trứng”.

Khi Aaron lớn lên, nó tìm cách đối phó với các kiểu sai khiến của tôi. Mỗi khi cho rằng đòi hỏi của tôi là quá đáng, nó dọa sẽ tống tôi vào tủ, khóa cửa lại, để mặc tôi trong đó. Vậy nên tôi phải phát triển các kỹ năng về con người trong ứng xử, nếu không tôi có lẽ đã bị khóa trong tủ mãi mãi rồi!

Lời nói đi đôi với việc làm

Ai trong chúng ta cũng từng nghe nói tới típ người “lời nói không đi đôi với việc làm”. Bạn có thể là một người biết lắng nghe, giàu lòng cảm thông, dễ gần, có sức lôi cuốn và ứng xử tế nhị, nhưng nếu bạn không tìm đến với người khác để giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn, thì tất cả những kỹ năng ấy đều trở nên vô nghĩa. Nói suông “Tôi thương bạn lắm” chưa đủ. Hành động của bạn có thể khẳng định điều đó một cách mạnh mẽ hơn.

Trong các mối quan hệ công việc, lời nói đi đôi với việc làm không chỉ có nghĩa là thực hiện công việc của bạn và vươn tới thành công mà còn là giúp người khác hoàn thành công việc của họ và khuyến khích họ vươn tới thành công. 

Lượt xem : 880 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo