Trang chủ --> Gương sáng --> Chuyện về người không đầu hàng số phận
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chuyện về người không đầu hàng số phận

Căn phòng nhỏ vừa là nơi hành nghề vừa là chỗ ở của 3 anh em trong nhóm vẫn còn cảm giác lạnh lẽo do mới chuyển đến. Trong không gian tranh tối, tranh sáng đan xen tiếng tẩm quất bồm bộp, câu chuyện về cuộc đời anh Trường dần hiện ra với bao nỗi lo toan nhọc nhằn.

Dù đã cầm địa chỉ trong tay, nhưng cũng phải mất khá nhiều thời gian, tôi mới tìm thấy cơ sở tẩm quất y học cổ truyền do anh Nguyễn Ngọc Trường, hội viên Hội Người mù thành phố Bắc Ninh phụ trách. Cơ sở tẩm quất của anh ấy ở  bên cạnh đường gần Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

 

Sinh năm 1978 trong một gia đình nhà nông có 6 anh chị em, Trường bị kém mắt từ năm 2 tuổi do biến chứng của bệnh sởi. Không có điều kiện học tập vui chơi như những trẻ đồng trang lứa song anh luôn ước mơ được tiếp cận với nền tri thức của nhân loại. Ước mơ đó bắt đầu được thực hiện vào năm 15 tuổi, khi anh được Hội Người mù giới thiệu đi học chữ Brai. Từ nền tảng đó anh đã vươn lên học nghề tẩm quất cổ truyền do TW Hội Người mù Việt Nam tổ chức. Học nghề từ năm 1997 nhưng phải sau 10 năm anh mới có điều kiện hành nghề, do thời điểm trước đời sống của người dân ở thành phố Bắc Ninh chưa cao, đô thị còn chưa phát triển. Trong mười năm đó anh đã làm khá nhiều nghề để kiếm sống như chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, cùng vợ làm ruộng, trồng hoa màu, bán hàng rong… Công việc nào cũng vất vả, thu nhập thì bấp bênh do chăn nuôi thì dịch bệnh, bán hàng thì giá cả lên xuống, lời lãi không đáng là bao.

 

Năm 2007, sau khi tham khảo thị trường và một số cơ sở tẩm quất của người mù ở các tỉnh bạn, anh đã đầu tư mở cơ sở tại đường Thiên Đức, phường Vệ An. Vạn sự khởi đầu nan với biết bao khó khăn về nguồn vốn, người hợp tác… Ai cũng ngại với nhiều lý do như không có khách, không đảm bảo thu nhập… 6 tháng đầu, khi chưa quen khách, cơ sở tiêu lạm vào vốn 7 triệu đồng (chi vào tiền thuê nhà, tiền ăn uống cho 3 anh em), 6 tháng tiếp theo tiền thu có dư dả hơn song cũng chỉ đủ bù đắp khoản tiền đã tiêu lạm trong thời gian trước. Việc làm ăn bắt đầu thuận lợi đôi chút thì chủ nhà đòi lại nhà, mấy anh em lại tất tả tìm địa điểm mới và mọi việc gần như phải làm lại từ đầu. Địa điểm này không biết có được lâu không, chủ nhà không ký hợp đồng mà thu tiền nhà 3 tháng một lần.

 

Bên cạnh làm dịch vụ tại cơ sở, các anh còn làm dịch vụ tại nhà với cùng một mức giá 30 nghìn đồng cho một giờ tẩm quất, tuy nhiên chủ nhà phải chi tiền xe ôm. Lượng khách này chiếm khoảng 30%, trong đó có nhiều người mắc bệnh mãn tính và di chứng sau tai biến mạch máu não. Xoa bóp, bấm huyệt theo phương thức cổ truyền chính là một phương pháp phòng và chữa một số bệnh không dùng thuốc khá hiệu quả. Có trường hợp liệt nửa người do tai biến mạch máu não, đã nhúc nhắc đi lại được sau nửa tháng được các anh chăm sóc. Bác Thêm ở khu Thị Chung (phường Kinh Bắc), người đến với dịch vụ tẩm quất gần một tháng nay cho biết: Tôi bị thoái hoá đốt sống cổ, uống nhiều loại thuốc mà không khỏi. Tôi thấy phương pháp này khá hiệu quả, giá thành dịch vụ cũng phải chăng. Các cháu ở đây làm việc nhiệt tình, trách nhiệm, tỉnh mình cũng nên hỗ trợ tạo điều kiện về địa điểm và cơ sở vật chất, để nhiều người không may bị mất đi nguồn sáng có được việc làm nuôi sống  bản thân và gia đình.

 

May mắn hơn nhiều người khiếm thị khác, anh Trường đã có được tổ ấm riêng với người vợ hiền, khoẻ mạnh. Tuy nhiên cuộc sống phía trước còn muôn vàn khó khăn khi đứa con đầu lòng của vợ chồng anh bị thiểu năng trí tuệ. Chính vì lý do này vợ chồng anh đã sinh thêm cháu thứ 3. Bên cạnh đó vợ chồng anh còn phải trách nhiệm với bố và bà nội tuổi cao sức yếu. Ước mơ lớn nhất của anh là công việc làm ăn thuận lợi, thu nhập ổn định để vợ chồng anh có thể cho các con ăn học nên người, bố, mẹ và bà nội được chăm sóc chu đáo.

 

Việt Tâm

Lượt xem : 46336 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo