Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: số phận

Lần đầu gặp mặt, ít ai ngờ rằng anh Lê Văn Cảnh (SN 1970) ở thôn Dốc Châu thuộc thị trấn Chợ Chu (Định Hóa, Thái Nguyên) lại có thể tự mình đóng được những viên gạch vuông vắn đến thế. Mặc dù bị mù cả hai mắt nhưng anh Cảnh vẫn chăm lo đầy đủ cho cuộc sống của vợ con nhờ công việc… đóng gạch.

 

Rất nhiều người khuyết tật với ý chí và nghị lực phi thường, đã vượt qua số phận, tự khẳng định mình và hòa nhập với cộng đồng. 

Chưa bao giờ được nhìn thấy ánh sáng, nhưng may mắn thay, Hoàng Xuân Hạnh đã nhận được tình yêu của cô học trò, cũng là "xe ôm" của anh và cả hai đã có một tổ ấm. Vợ xấu đẹp thế nào anh không nhìn thấy, nhưng Hạnh có thể cảm nhận điều đó qua mô tả, bằng cảm nhận sự tận tụy, chăm sóc của người vợ hiền. 

Căn phòng nhỏ vừa là nơi hành nghề vừa là chỗ ở của 3 anh em trong nhóm vẫn còn cảm giác lạnh lẽo do mới chuyển đến. Trong không gian tranh tối, tranh sáng đan xen tiếng tẩm quất bồm bộp, câu chuyện về cuộc đời anh Trường dần hiện ra với bao nỗi lo toan nhọc nhằn.  

Chưa có một ngôi sao nào tới Việt Nam lại gây chú ý như Nick Vujicic, ở bất cứ đâu từ bàn giấy, báo mạng cho tới vỉa hè, người ta nói tới người đàn ông kì diệu này. Trong chương trình truyền hình trực tiếp mở màn cho sự kiện Nick tới Việt Nam, người được vinh dự lên sân khấu là nhà văn Nguyễn Bích Lan, dịch giả của cả 3 quyển tự truyện đã được xuất bản tại Việt Nam của Nick. Điều đặc biệt là Nguyễn Bích Lan là một người khuyết tật biết vượt lên số phận, hướng đến tương lai tươi sáng.

155 thanh niên khuyết tật (TNKT), trẻ mồ côi (TMC) vừa được Tỉnh Đoàn tuyên dương trong chương trình “Vượt lên số phận, làm theo lời Bác”. Bằng ý chí và nghị lực, các em đã lao động, học tập, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. 

Những ngày qua, thanh niên Việt Nam phát cuồng vì sự xuất hiện của Nick Vujicic - chàng trai không tay, không chân có nghị lực phi thường và câu chuyện của anh có thể chạm đến trái tim nhân loại.

 

Rất tự tin là đặc điểm chung của hầu hết những gương mặt ấy. Có vẻ như, khiếm khuyết của cơ thể đã không thể ngăn cản được ước mơ của họ. Họ vẫn thành công, vẫn chiến thắng số phận bằng chính khả năng và niềm tin của mình.

 

Dù khiếm thị nhưng anh Nguyễn Chí Thành (thường gọi là Ba Thành), ở phường Trà An, quận Bình Thủy, Chủ tịch Hội người mù quận Bình Thủy, không đầu hàng số phận, luôn nỗ lực vươn lên, đồng tâm hiệp lực cùng vợ xây dựng gia đình hạnh phúc và đau đáu ước muốn được sẻ chia với những người đồng cảnh ngộ.

 

 

Đôi bàn tay của Bé Năm quặp lại, cứng quèo, cố cầm sợi giấy nhỏ tí xíu, dùng chiếc kim “sào” cuộn sợi giấy lại thành bông hoa giấy tròn xoe. Hỏi chuyện, tôi mới biết rằng, ngoài đôi bàn tay tật nguyền, tư duy của Bé Năm cũng không bình thường. Ở tuổi gần 40, chị vẫn chỉ là Bé Năm. Thế nhưng, cũng giống như nhiều người khuyết tật trong trung tâm này, Bé Năm đã làm được những việc tưởng chừng không thể. 

Họ  là những tấm gương sáng người khuyết tật, nghị lực phi thường, tự vượt qua những mặc cảm, rào cản, vươn lên trong cuộc sống, tự mình học thêm một nghề để nuôi mình, giúp gia đình và tạo thêm nhiều việc làm cho người cùng cảnh ngộ.

Bằng ý chí, nghị lực của bản thân nhiều người khiếm thị đã nỗ lực, vươn lên, phát huy hết khả năng của bản thân chiến thắng số phận nỗ lực rèn luyện, học tập, lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Cô sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế Nguyễn Thị Thúy là một người như vậy.

 

Năm ngoái, Duy tốt nghiệp loại giỏi khoa Luật, Trường đại học Huế. Hiện anh là Ủy viên Ban Chấp hành của Tỉnh hội. Ngoài giờ làm việc, Duy còn tích cực kèm các em nhỏ ở Hội học văn hóa và giúp các em định hướng, phục hồi chức năng. Duy tâm sự: "Tôi được như hôm nay là nhờ có sự cưu mang, giúp đỡ rất nhiều của các cô, các chú ở Hội. Những ngày đầu ở đây, tôi được nghe kể nhiều về lời dạy của Bác Hồ khi Người tới thăm Trường Thương binh Hà Nội, năm 1956, là "Thương binh tàn nhưng không phế". Lời dạy ấy cũng rất cần thiết, thôi thúc người khuyết tật vượt lên mặc cảm và khó khăn để sống có ích cho gia đình và cộng đồng".

 

<< Về trước 1 | 2

Liên kết:

Logo quảng cáo