Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: Hội người mù

Giờ đây mỗi năm gia đình anh cho xuất hai con bê, trên hai tấn lợn thịt và hàng chục con lợn giống; bên cạnh đó thu nhập từ gà vịt, vườn cam và làm nghề phụ mỗi năm xấp xỉ 20 triệu đồng.

Bàn tay xù xì, già nua của ông lướt thoăn thoắt trên từng nan tre mềm mại như một nghệ sĩ có nghề. Hình ảnh ấy gây ấn tượng mãi trong lòng tôi khi đến thăm gia đình ông vào một ngày đầu xuân.

Không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt công việc giảng dạy ở 1 trường THCS, Nguyễn Mạnh Hùng ở Kiến An, Hải Phòng còn thử sức và thành công ở nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thể thao, tin học. Anh thực sự là một tấm gương sáng không chỉ cho thế hệ trẻ trong Hội noi theo mà nhiều thanh niên sáng mắt khác cũng cần học tập. 

Tổ An Toàn thuộc Quận hội Ba Đình là cơ sở làm tăm đầu tiên của người mù do Hội tổ chức và quản lý. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tổ An Toàn (29/3/1973 - 29/3/2013) bài viết này xin giới thiệu quá trình hình thành và phát triển nghề làm tăm của người mù Hà Nội.

Người đàn ông bị mù bẩm sinh đã học cách “nhìn” bằng tay để tự vận hành và sửa chữa những máy móc hiện đại bậc nhất trong nghề làm bún, trở thành ông chủ một cơ sở sản xuất bún mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Nghị lực phi thường của anh Dũng “mù” (SN 1975, ngụ xóm 17, xã Nghi Liên, thành phố Vinh, Nghệ An) đã khiến nhiều người sáng mắt không khỏi thán phục. 

Cạnh chân cầu Đình Trung (phía phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh) có cơ sở xoa bóp, massage người khiếm thị Thu Vân do vợ chồng anh Huỳnh Đông Xuân và chị Đặng Thị Vân làm chủ, đây là mái nhà chung cho gần 10 người khiếm thị mưu sinh.


 

Nhiều năm qua, việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khiếm thị đã được chính quyền và Hội người mù các cấp trong tỉnh quan tâm, phối hợp thực hiện. Bên cạnh các nghề mà người khiếm thị có tham gia như: xe nhang, bó chổi, đan giỏ xách nhựa, quay chỉ xơ dừa… thì massage (xoa bóp) hiện được xem là một trong những nghề mang lại nguồn thu nhập khá cho người khiếm thị. Tuy nhiên, để “sống với nghề”, các kỹ thuật viên (KTV) massage khiếm thị cũng gặp không ít gian nan… 

"Nghèo hai con mắt, khó đôi bàn tay" - Tuấn Anh nhận thức được nỗi thiệt thòi của mình. Buồn, thất vọng, trầm cảm trong bóng tối mù mịt nhưng khát khao con chữ, khát khao đến trường đã xóa mờ đi tất cả và nhen nhóm trong tim Tuấn Anh nguồn sáng cho tương lai.

 

 

Hưởng ứng năm Gia đình Việt Nam 2013, nhân kỷ niệm ngày truyền thống người khuyết tật 18/4, 48 gia đình phụ nữ khuyết tật vượt khó tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh được tuyên dương.

 

 

Rất tự tin là đặc điểm chung của hầu hết những gương mặt ấy. Có vẻ như, khiếm khuyết của cơ thể đã không thể ngăn cản được ước mơ của họ. Họ vẫn thành công, vẫn chiến thắng số phận bằng chính khả năng và niềm tin của mình.

 

       Ở khóm 7 phường 6 thị xã Trà Vinh, bà con thường nhắc nhiều về phòng xoa bóp Phương Minh của gia đình anh Trần Minh Hải và chị Thái Ánh Nguyệt làm chủ cùng với gia đình anh Nguyễn Thành Bảo và chị Nguyễn Thị Thùy là những người khiếm thị trong độ tuổi thanh niên, thế nhưng họ lầm lũi làm lụng vất vả với tâm nguyện phấn đấu học tập vượt khó vươn lên hành nghề xoa bóp chuyên nghiệp nuôi sống bản thân và ổn định cuộc sống.
 

 

                   Qua 12 năm thành lập và đi vào hoạt động, hội người mù thành phố Đồng Hới đã từng bước tạo mối liên kết giữa những người có cùng hoàn cảnh và hỗ trợ tìm việc làm, giúp họ vươn lên xóa đói, giảm nghèo và hòa nhập cộng đồng.

 

 

Người khuyết tật (NKT), trẻ mồ côi là những người yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Tạo cho họ điểm tựa tinh thần hay giúp đỡ về vật chất là góp phần thắp niềm tin để NKT, trẻ mồ côi vươn lên trong học tập, lao động sản xuất, hoà nhập cộng đồng.
 

Ngày xưa, họ là những thanh niên tràn đầy sức sống, hoài bão và cả những ước mơ. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ giã biệt gia đình, những người thân yêu, tạm gác những công việc còn dang dở, vai vác ba lô lên đường nhập ngũ. Hòa bình lập lại, có người trở về với một thân thể không lành lặn, nhưng phẩm chất, bản lĩnh của người lính Cụ Hồ đã cho họ nghị lực, niềm tin để tiếp tục thực hiện ước mơ ngày nào...
 
 

Trong số những học sinh nghèo, học sinh gặp cảnh khó khăn  từng được nhận học bổng của các nhà tài trợ, có những học sinh là tấm gương cho truyền thống hiếu học của quê hương đất Tổ.
 

Mặc dù không nhìn thấy nhưng nhiều người khiếm thị vẫn vượt lên chính mình, làm nhiều việc hữu ích, giúp đỡ gia đình và người thân giảm bớt khó khăn...  

Liên kết:

Logo quảng cáo