Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag:Hội người mù

Trung tâm Đào tạo Cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù được chính thức khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 1997 với nhiệm vụ là đào tạo và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, thành hội người mù trong cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các cấp Hội.           

          Đào tạo- Giáo dục - Dạy nghề và tạo việc làm là những nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Đây cũng là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sự ra đời của Luật Lao động và Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề …là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống trung tâm đào tạo, dạy nghề nói chung và Hội Người mù nói riêng. 

(Hoàng Kim) - Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, người khiếm thị luôn có nhu cầu được tiếp cận với nền văn hóa, tri thức mới và hòa nhập với cộng đồng.

(Hoàng Kim) - Chiều nay, 12/9/2013, tại trụ sở Trung ương Hội người mù Việt Nam (139 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội) Công ty cổ phần tư vấn và Hỗ trợ nghề Việt Nam (Trung tâm tẩm quất người mù Hoàng Kim), Công ty Trách nhiệm hữu hạn thiết kế web Hoàng Gia và Trung ương Hội người mù Việt Nam đã có cuộc gặp mặt bàn về chương trình tài trợ xây dựng website cho các tỉnh , thành Hội người mù.

 

Hưởng ứng hoạt động trợ giúp pháp lý chào mừng Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945 – 10/10/2013), ngày 22/8/2013 các luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật số 1 (Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo thành phố Hà Nội), Chi nhánh số 2 (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội) tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý lưu động cho Hội người mù quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tại Trụ sở của Hội (số 5, ngách 26, ngõ 119 Đình Đông, phố Bạch Mai, Hà Nội).

“Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Mất đi đôi mắt, cuộc sống của những người mù thật sự khó khăn. Mặc dù vậy, trong những năm qua, Hội Người mù các cấp trong tỉnh đã có những bước phát triển bền vững, xây dựng Hội vững mạnh, là chỗ dựa tinh thần cho hội viên. 

(Hoàng Kim) - Sau khi báo tri Thức trẻ (soha) đăng loạt bài viết về mại dâm tẩm quất người mù, Trung tâm Hoàng Kim đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của chủ các cơ sở tẩm quất người mù ở Hà Nội và các tỉnh bày tỏ sự bất bình về lối viết quá miệt thị làm ảnh hưởng đến thương hiệu và công việc tẩm quất người mù Việt Nam. 

 

 

Dáng người cân đối, nhỏ nhắn, đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt với cử chỉ mềm dẻo, linh hoạt cộng thêm nụ cười tươi rói và câu nói hài hước là những ấn tượng ban đầu khi chúng tôi gặp và tiếp xúc với anh. Chỉ nhìn thoáng qua, ngỡ tưởng anh cũng như biết bao người bình thường khác. Vẫn nghe anh nói, vẫn nhìn anh cười nhưng ánh mắt anh đăm chiêu… Khách hàng quen gọi anh là Nam - một người khiếm thị làm nghề xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền. Anh Nguyễn Văn Nam là một trong số hàng chục hội viên Hội người mù thành phố Việt Trì xóa bỏ mặc cảm tật nguyền, vươn lên khẳng định mình. 

 

Hiện toàn tỉnh Ninh Bình có trên 20.000 người tàn tật, chiếm gần 3% dân số, trong đó, 1/3 tổng số người tàn tật là thương binh, con những người bị nhiễm chất độc hóa học, số còn lại chủ yếu do tàn tật bẩm sinh và các loại khác nhau như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Những năm qua, tỉnh thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật, tạo cơ hội cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống...

 

Thắp sáng niềm tin cho người mù  

Họ gồm có 15 thành viên bị khiếm thị với tuổi đời còn rất trẻ, được đào tạo nghề tẩm quất bài bản ở Học viện Y học cổ truyền Việt Nam. 15 người, với những cảnh đời riêng lẻ, đã nương tựa vào nhau dưới mái nhà chung là cơ sở xoa bóp cổ truyền, thuộc Hội Người mù thành phố Đồng Hới. 

Chủ tịch Hội người mù thành phố Hải Phòng Bùi Quang Tâm cho biết: Thuận lợi của thành phố chính là có trường chuyên biệt dạy văn hóa cho các em trong độ tuổi đi học. Do đó, việc đào tạo, dạy nghề của Hội tập trung cho đối tượng không trong độ tuổi đi học. Thời gian trước, kinh phí có hạn nên công việc này còn nhiều hạn chế. Song những năm trở lại đây hoạt động này diễn ra thường xuyên, đem lại cơ hội nghề cho người khuyết tật mắt. 

Ngày 4-1-2013, Đoàn khối các cơ quan tỉnh đã tặng gần 100kg giấy lịch, bìa cứng cũ cho Hội người mù tỉnh để Hội đóng làm tập vở cho người khiếm thị viết, học chữ nổi Braille.  

Tôi gặp anh Vũ Xuân Trường, chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng vào một ngày cuối năm 2012, khi cả hai chúng tôi tình cờ đi chung chuyến bay từ Đà Lạt ra Hà Nội. Vì cả tôi và anh đều là người khiếm thị nên rất dễ làm quen. 

Sau khi học nghề, nhiều người tự đứng ra mở điểm tẩm quất cổ truyền, tạo thu nhập khá ổn định, bảo đảm cuộc sống hằng ngày... 
 

Khát khao được làm mẹ khiến cô gái khiếm thị “đánh liều” có con với người đàn ông lạ. Đứa trẻ chào đời được đặt tên là Phạm Văn Cường với ước mong bé được khoẻ mạnh, tinh tường. Nhưng lớn lên, cuộc sống của Cường hoàn toàn chìm trong bóng tối.

Liên kết:

Logo quảng cáo