Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Hội người mù Việt nam (P 4)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Hội người mù Việt nam (P 4)

Nhiệm kỳ V (1997 – 2002)

Chuyển giao cán bộ lãnh đạo chủ chốt giữ vững ổn định tiếp tục phát triển

 

 

 

Trong tình hình đất nước tiếp tục đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Người tàn tật nói chung – người mù nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ nhiều hơn. Để thích ứng với sự phát triển của đất nước lãnh đạo Hội đã chủ trương đổi mới hoạt động, trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhằm đưa hoạt động Hội lên bước phát triển mới năng động hơn, toàn diện hơn. Để thực hiện mục đích này và theo Điều lệ Hội, Trung ương Hội đã quyết định tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội từ ngày 27 – 30/12/1997 tại nhà khách Bộ Y tế Hà Nội. Về dự Đại hội có 169 đại biểu đại diện cho 28 Thành, Tỉnh hội và 2 chi hội trực thuộc trong cả nước.

 

Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã gửi thư chúc mừng Đại hội.

 

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã đến dự và phát biểu ý kiến với Đại hội.

 

Đến dự Đại hội còn có các vị đại diện lãnh đạo MTTTVN, các Bộ, Ban, ngành ở TW và Hà Nội.

 

Đại hội đã chấp nhận nguyện vọng của các ông Đinh Thuyên, Lê Hồng Thuỷ, Trần Công Nhuận là Chủ tịch và PCT TW Hội nhiệm kỳ IV do tuổi cao, sức yếu xin không tham gia công tác lãnh đạo TW Hội. Đại hội xúc động đánh giá cao những cống hiến to lớn của các ông cho sự phát triển của Hội và giao cho Ban Thường vụ khoá V nghiên cứu sự đãi ngộ thoả đáng với các ông Đinh Thuyên, Lê Hồng Thuỷ đồng thời cử ông Trần Công Nhuận làm giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN.

 

Đại hội đã hiệp thương cử ra BCH TW gồm 21 uỷ viên, sau đó BCH đã bầu ban thường vụ gồm 7 người trong đó:

 

Ông Đào Soát là Chủ tịch BCH TW Hội

 

Ông Cao Văn Thành – Phó Chủ tịch BCH TW Hội

 

Bà Vũ Hồng Chín – Tổng thư ký

 

Ông Đào Xuân Hùng – Uỷ viên – Chủ tịch Thành hội Hà Nội.

 

Ông Nguyễn Khánh – Uỷ viên – Chủ tịch Thành hội TP Hồ Chí Minh.

 

Ông Phan Thanh Mai – Uỷ viên – Chủ tịch Thành hội Đà Nẵng phụ trách khu vực miền trung.

 

Ông Lê Tiếp – Uỷ viên trưởng Ban Tuyên văn giáo.

 

Như vậy nhiệm kỳ V của Hội, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong thường trực TW Hội đã nghỉ công tác, một ban lãnh đạo mới đã được bầu ra mang tính đổi mới sâu sắc.

 

Khi chuyển giao cán bộ lãnh đạo chủ chốt của TW Hội cũng nảy sinh một số băn khoăn trong cán bộ, hội viên về chất lượng hoạt động của Hội nhưng với chủ trương của ban lãnh đạo mới là: không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy kinh nghiệm của những nhiệm kỳ trước, tiếp tục giữ vững thế ổn định, đẩy mạnh hoạt động và từng bước phát triển nên mọi công tác của Hội vẫn tiến triển tốt – Hơn nữa, tuy có sự thay đổi cán bộ lãnh đạo Hội nhưng số cán bộ sáng mắt công tác ở các Phòng Ban của TW Hội không biến động nhiều – Nhiều anh, chị em tiếp tục nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc, năng động, sáng tạo và tích cực đề xuất các giải pháp hoạt động điều này đã góp phần tạo thế ổn định trong Hội.

 

Một điều rất quan trọng nữa là sau 7 tháng diễn ra đại hội, ngày 30/7/1998 Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh đã tạo điều kiện to lớn cho người tàn tật nói chung, người mù nói riêng vươn lên xây dựng cuộc sống, bình đẳng với cộng đồng. Pháp lệnh là hành lang pháp lý cho Hội hoạt động đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, hội viên.

 

Một công tác quan trọng nổi bật tạo động lực phát triển trong toàn Hội bao trùm suốt nhiệm kỳ đó là từ năm 1999 Hội đã báo cáo, đề đạt với lãnh đạo Đảng chỉ thị cho các cấp, các ngành tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 51/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khoá VI về việc tăng cường giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam.

 

Nhiều địa phương, nhiều Bộ, Ban, ngành đã tổ chức hội nghị tổng kết – ngày 17/3/2000 tại Hà Nội TW Hội đã phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân vận TW Đảng và MTTQVN tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị  51 của Đảng. Đến dự có Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, ông Trần Văn Đăng uỷ viên TW Đảng Tổng thư ký UBTWMTTQVN, Bà Nguyễn Thị Hằng Uỷ viên TW Đảng Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Ông Lê Thanh Đạo Phó Ban dân vận TW Đảng cùng đại diện lãnh đạo của các Bộ Giáo dục, Văn hoá TT, Tài chính và nhiều cơ quan đoàn thể ở Trung ương.

 

Qua việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 51 của Đảng một lần nữa, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện giúp đỡ các hoạt động của Hội.

 

Phát động kết quả của việc tổng kết Chỉ thị 51/CT-TW của Đảng, Trung ương Hội tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị để báo cáo, đề xuất với các cơ quan chức năng của Nhà nước nghiên cứu, ban hành các chính sách, qui định để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội, đẩy mạnh việc thành lập Hội ở những địa phương chưa có tổ chức Hội và đặc biệt là nhiều Thành, Tỉnh hội đã giải quyết được chế độ lương cho cán bộ. Trung ương Hội đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ chuyên trách của Hội, điều này đã giúp anh chị em an tâm, phấn khởi nhiệt tình công tác. Nhiều Thành, Tỉnh hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể về chăm sóc hội viên, xây dựng trụ sở, kinh phí, phương tiện hoạt động trình lãnh đạo Đảng, cơ quan trong tỉnh.

 

Được sự giúp đỡ to lớn, thiết thực của Đảng, Nhà nước với nhiều biện pháp phù hợp, cách làm sáng tạo của TW Hội, nên trong nhiệm kỳ V (từ tháng 1/1989 đến tháng 10/2002) Hội đã thành lập mới được 12 Tỉnh hội, 64 hội cơ sở, gần 2000 chi hội và kết nạp được 13.335 hội viên. So với chỉ tiêu của Đại hội nhiệm kỳ đề ra là phát triển 5 Tỉnh hội, từ 50 – 60 hội cơ sở và kết nạp từ 8000 – 10.000 hội viên thì công tác phát triển Hội đã vượt xa chỉ tiêu đề ra.

 

Kết quả đạt được của công tác phát triển tổ chức đã có tác động tích cực xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Hội. Ngày 17/4/1999 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội, TW Hội đã phát động cuộc vận động “Xóa đói giảm nghèo cho người mù” với các biện pháp: Tổ chức cho người mù vay vốn, tạo việc làm tại gia đình; củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất do Hội quản lý nhằm thu hút thêm lao động là người mù.

 

Cuộc vận động này đã được các cấp Hội và đông đảo hội viên tích cực hưởng ứng, được các cấp uỷ Đảng, cơ quan, các cơ quan, ban ngành đoàn thể nhiệt liệt hoan nghênh, ủng hộ.

 

Ngay sau khi phát động, TW Hội và các cấp Hội đã đẩy mạnh chương trình cho người mù vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; nhiều Tỉnh, Thành hội còn tranh thủ được các nguồn vốn của địa phương, của các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho hội viên cùng gia đình chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ…

 

Riêng 1 số tỉnh miền nam, đặc biệt là ở Thành hội TP Hồ Chí Minh và Tỉnh hội Đồng Nai nhiều hội viên đã chọn nghề: bán vé số dạo. Anh chị em đã đến những nơi buôn bán đông đúc, những nhà hàng, quán ăn để bán vé số; Nhiều người đã có thu nhập từ 20.000đ - 40.000/ngày. Hoặc 1 số anh, chị em có khả năng ca hát, sử dụng tốt nhạc cụ đã cùng nhau đi biểu diễn ở các quán cà phê buổi tối …

 

Do có lòng tự trọng cao, biết quí trọng đồng vốn, nhận rõ được sự quan tâm, giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước đối với bản thân nên người mù đã rất có trách nhiệm với tiền vay. Anh chị em đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Việc thu hồi vốn của Hội hoạt động đạt kết quả cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp (dưới 1%), được Quốc hội, Chính phủ, các cấp uỷ Đảng, cơ quan, các Bộ, Ban ngành ở TW và địa phương đánh giá cao. Tính đến cuối nhiệm kỳ (tháng 12/2002) Hội đã quản lý và cho vay 21.310.960.000đ, (tăng 10.500.000.000đ so với nhiệm kỳ IV) thu hút hàng vạn lao động là người mù và người trong gia đình cùng với việc giải quyết cho hội viên vay vốn các cấp Hội đã thường xuyên mở các hội nghị, hội thảo bàn về công tác sản xuất. Từ ngày 18 – 22/3/2000 TW Hội đã tổ chức hội thảo về dạy nghề, việc làm và tiếp thị tại Hà Nội. Tại hội thảo cán bộ lãnh đạo các Thành, Tỉnh hội trong cả nước đã trao đổi kinh nghiệm, bàn bạc, biện pháp giúp đỡ nhau để đẩy mạnh sản xuất. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất Trung ương Hội đã chủ động đề xuất với Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ người mù và cơ sở sản xuất của Hội. Do vậy năm 2001 Bộ Y tế đã có thông tư số 11/2001/TT-BYT hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp trong đó Hội người mù được tham gia dịch vụ này. Bộ Tài chính có công văn số 4892/2000/TC-TCT về việc giảm thuế giá trị gia tăng cho cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật.

 

Khi có những chính sách mới ra đời Trung ương và các cấp Hội đã rà soát, củng cố các cơ sở sản xuất cho phù hợp với quy chế của Nhà nước, của Hội. Do có các biện pháp tích cực nên các cơ sở sản xuất của Hội đã đứng vững được trong cơ chế thị trường và ngày càng phát triển. Trong nhiệm kỳ V toàn Hội đã thành lập thêm được 9 cơ sở đưa tổng số cơ sở sản xuất do Hội tổ chức quản lý lên 118 – Trong đó có 04 công ty TNHH, 01 xí nghiệp, 02 Trung tâm, 19 HTX và 92 cơ sở, tổ sản xuất. Trong đó có 63 cơ sở do UBND tỉnh, UBND Huyện ra quyết định thành lập. Nhìn chung các cơ sở đều được các cơ quan ban ngành ở địa phương tạo điều kiện giúp đỡ, cấp hoá đơn tài chính, được miễn giảm thuế, được bố trí địa điểm sản xuất, hỗ trợ kinh phí xây dựng, kinh phí dạy nghề, được vay vốn… Doanh thu đến tháng 6/2002 tổng doanh thu của các cơ sở đạt: 40.122.126.488đ, lương bình quân của người lao động đạt 192.425đ/tháng. Ngoài 2 mặt hàng tăm, chổi nhiều cơ sở đã phát triển thêm các mặt hàng mới như: Nấm rơm, Nấm Linh chi, mành tre đan bảo vệ cây giống lâm nghiệp, làn ni lông, bìa vở học sinh, gậy dò đường, hương thơm… Nhờ có thêm các nghề mới, thu nhập của hội viên đã ổn định hơn. Đặc biệt trong nhiệm kỳ nhiều Tỉnh, Thành hội đã rất chú trọng tới nghề xoa bóp, bấm huyệt; nhiều cơ sở đã được thành lập; có cơ sở do Hội cơ sở hoặc Tỉnh, Thành hội quản lý, có sơ sở do cá nhân hội viên thành lập. Ngoài các cơ sở của Thành hội TP Thanh Hoá, thành phố Hồ Chí Minh hoạt động ổn định lâu năm các cơ sở của hội Đồng Nai và Tỉnh hội Thái Bình cũng đã được tỉnh hội mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, kinh phí ban đầu và đã đi vào hoạt động rất hiệu quả.

 

Để đẩy mạnh cuộc vận động XĐGN cùng với việc cho vay vốn, tìm và tạo việc làm các cấp Hội tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành, các tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm về tài chính, hiện vật để giúp đỡ trực tiếp cho người mù khó khăn. Tính đến tháng 6/2002 toàn Hội đã được xây tặng 623 ngôi nhà tình thương cho hội viên nghèo, sửa chữa 1428 ngôi nhà dột nát, tặng 612 sổ tiết kiệm, 15.074 thẻ bảo hiểm y tế cùng với hàng tỷ đồng trợ cấp đột xuất.

 

Đặc biệt các Tỉnh hội Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị … phối hợp với trạm mắt, mổ, khám chữa mắt, trả lại ánh sáng cho hàng trăm người mù.N

 

Để góp phần tích cực với Nhà nước trong cuộc XĐGN, Hội gười mù Việt Nam đã tích cực tham gia chương trình DS KHHHGĐ. Từ những năm 1994, các cấp Hội luôn duy trì tốt việc thực hiện kế hoạch với UB DS các cấp tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ chủ chốt về chính sách, chiến lược dân số. TW đã tổ chức các hội nghị tập huấn về dân số ở cả 3 miền. Được trang bị kiến thức về dân số nhiều địa phương đã tổ chức các câu lạc bộ về DS KHHGĐ như: “CLB không sinh con thứ 3:, “CLB gia đình hạnh phúc” và xuất bản các tài liệu bằng chữ Braille, bằng băng cassette tuyên truyền về chiến lược dân số. Do vậy trong nhiệm kỳ hầu hết hội viên trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ 3.

 

Bằng cách làm năng động với nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực đời sống của người mù đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ hội viên nghèo từ 52,6% đầu nhiệm kỳ giảm xuống còn 29,2% cuối nhiệm kỳ.

 

 

 

Khi hội viên được chăm sóc tốt hơn, cuộc sống ổn định hơn thì nhu cầu học tập của người mù cũng trở nên bức thiết hơn. Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo hội viên, TW Hội đã đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các Sở GDĐT trích kinh phí giáo dục của địa phương cấp cho Hội để tổ chức các lớp xoá mù chữ Braille cho người mù vì vậy ở hầu hết các địa phương các lớp học chữ học nghề vẫn được mở với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng (riêng năm 2000 kinh phí xóa mù chữ là 300 triệu đồng). Chỉ tính đến cuối tháng 6/2002 các cấp Hội đã mở được 368 lớp XMC M1 và 243 lớp trình độ M2. Bình quân mỗi năm trong Hội có hơn 1000 lượt người được XMC Braille. Các Tỉnh, Thành hội còn mở rộng được 69 lớp tiền hoà nhập cho 733 trẻ em mù. Như vậy chỉ tính trong 10 năm thực hiện XMC cho người mù từ 1991 đã có 14.950 hội viên được xoá mù chữ ở các lớp M1 và m2; 800 em được học THN và gần 400 em đang học hoà nhập ở các trường phổ thông từ cấp I đến cao đẳng, Đại học. Một số em đã học và sử dụng thành thạo vi tính, ngoại ngữ… Cùng với việc dạy chữ, dạy nghề, từ khi TT đào tạo PHCN đi vào hoạt động, đến năm 2002 đã tổ chức được 19 khoá đào tạo, bồi dưỡng cho 1173 cán bộ, hội viên về công tác quản lý, công tác tư tưởng văn hoá, giáo dục, giảng dạy chữ Braille, cộng tác viên báo chí, kỹ thuật viên xoa bóp, bấm huyệt, công tác phụ nữ, hạt nhân văn nghệ … với sự giúp đỡ của học viên hành chính quốc gia, trường Y học Tuệ Tĩnh, TT đào tạo tật học của Đại học sư phạm Hà Nội… Một số Tỉnh, Thành hội đã thành lập các Trung tâm giáo dục, dạy nghề cho hội viên và người mù như: Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Thừa Thiên – Huế hoặc các trung tâm nuôi dạy trẻ em mù như: Thành hội TP Hồ Chí Minh, Thái Bình … và thường xuyên mở các lớp cho trẻ em mù như: Long An, Bình Dương với sự phát triển của công tác giáo dục, nhu cầu về thông tin của cán bộ, hội viên cũng ngày càng lớn, để đáp ứng nhu cầu này Tạp chí Đời Mới của Hội vẫn đảm bảo được kỳ phát hành với số lượng ngày càng tăng và thông tin ngày càng đa dạng khi ông Trần Công Nhuận thôi giữ chức Phó Chủ tịch TW Hội về làm giám đốc TT đào tạo PHCN, tháng 6/1998 được sự nhất trí của Ban văn hoá tư tưởng Trung ương, Bộ VHTT đã chấp thuận đề nghị của Hội cử ông Lê Tiếp làm Tổng biên tập Tạp chí Đời Mới. Tăng cường chất lượng của Tạp chí, TW Hội đã cho phép Tạp chí mở 03 lớp bồi dưỡng cộng tác viên cho 140 người. Nhiều anh chị em sau các lớp bồi dưỡng này đã trở thành những cộng tác viên thường xuyên cho Tạp chí của Hội và các báo, đài ở địa phương. Có người đã đoạt giải của Đài phát thanh truyền hình Việt Nam, báo Công an thành phố Hồ Chí Minh … như Nguyễn Trung Thành (Nghệ An). Năm 1999 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tập chí đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Tạp chí của chúng ta”. Cuộc thi đã được đông đảo cán bộ, hội viên hưởng ứng, với 1350 bài dự thi được gửi ở hầu hết các Thành, Tỉnh hội. Cuộc thi đã dấy lên phong trào tìm đọc, sinh hoạt, trao đổi về Tạp chí của Hội. Song song với sự phát triển Hội ở các địa phương Tạp chí đã tăng đáng kể số trang in và băng cassette với trên 10.000 băng.

 

Nhờ vậy đã có 21.4000 cán bộ, hội viên thường xuyên được đọc, nghe Tạp chí của Hội, Tạp chí đã xuất bản 4000 số báo chữ Việt mang tính hướng ngoại đồng thời phối hợp với Đài THVN sản xuất 3 phim phóng sự về các thành tích hoạt động của Hội.

 

Cũng để đáp ứng nhu cầu thông tin của người mù các cấp Hội đã chú trọng tới việc cung cấp sách, báo và tổ chức phòng đọc cho hội viên.

 

Được sự tài trợ của 1 số cơ quan, tổ chức, TW Hội đã xuất bản và cung cấp miễn phí cho các Thành, Tỉnh hội nhiều đầu sách về KHKT, tác phẩm văn học, tư liệu về người mù và góp phần cùng với thư viện Quốc gia xây dựng 2 phòng đọc cho người mù ở thư viện thành phố Hà nội và thư viện thành phố Hồ Chí Minh.

 

Được sự giúp đỡ của UB DSGĐTE Trung ương Hội đã xây dựng phòng đọc cho trẻ em tại trụ sở TW Hội. Các cấp Hội đã tự đánh máy được 1477 cuốn sách chữ Braille trang bị cho tủ sách ở đơn vị mình.

 

Nhiệm kỳ V các hoạt động văn nghệ, TDTT, câu lạc bộ cũng đã có bước phát triển mạnh mẽ nhất.

 

Tỉnh hội Ninh Bình với dự án PHCN dựa vào cộng đồng do Thụy Điển tài trợ tiếp tục tổ chức các hội thi thể thao. Các hội thi : Nữ công gia chánh của Tỉnh hội Đồng Nai đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong người mù địa phương về khả năng của người mù. Câu lạc bộ Thơ của Thành hội Hà Nội hoạt động đều đặn với nhiều nội dung phong phú, thu hút hơn 100 thành viên tham gia. Đội văn nghệ Trung tâm giáo dục, hướng nghiệp trẻ em mù của Tỉnh hội Thừa Thiên – Huế với nhiều loại nhạc cụ như: Đàn nguyệt, nhị, sáo, đàn bầu … đã tham gia nhiều lễ hội lớn như Festival Huế 2002.

 

Trong nhiệm kỳ đã có 187 tổ, đội văn nghệ của các cấp Hội thường xuyên hoạt động. Đặc biệt năm 2002 Trung ương hội đã tổ chức liên hoan “Tiếng hát từ trái tim” lần thứ I. Liên hoan đã được Bộ VHTT các giáo sư âm nhạc, các nhạc sĩ, nghệ sĩ và nhiều cơ quan, ban ngành nhiệt tình giúp đỡ. Buổi công diễn báo cáo tại Nhà hát lớn Hà Nội đã thu được kết quả tốt đẹp. Hàng trăm huy chương các loại của Bộ VHTT đã được tặng cho các diễn viên mù không chuyên. Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã gửi thư chào mừng và động viên cán bộ, hội viên, diễn viên của Hội. Buổi công diễn đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng người dân thủ đô.

 

Cùng với việc đẩy mạnh các mặt hoạt động, các cấp Hội đã vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình hành động cách mạng, các hoạt động của Nhà nước, của UBTWMTTQVN, của các tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, dân số KHHGĐ, phòng chống tệ nạn xã hội, ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, đóng góp qu ỹvì người nghèo, quĩ khuyến học …

 

Công tác đối ngoại trong nhiệm kỳ tiếp tục duy trì tốt, cùng với việc tranh thủ sự giúp đỡ của Hội người mù Na Uy (NABP) về kinh phí để phát triển tổ chức Hội địa phương, nâng cấp xưởng in … Hội người mù Thụy Điển đã quyết định mở rộng dự án PHCN dựa vào cộng đồng ra 2 tỉnh mới là Quảng Ninh và Nghệ An. Đặc biệt vào năm 2000 TW Hội và số Thành, Tỉnh hội như Hải Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên – Huế … đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo cả trong và ngoài nước để có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác.

 

Trong công tác Đối ngoại, Hội Người mù Việt Nam đã tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của Hiệp hội Người mù khu vực và thế giới: Tháng 6/1998, Hội đã cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hiệp hội Người mù khu vực Đông á - Thái Bình Dương tại Seoul (Hàn Quốc).

 

Tháng 11/2000, đoàn đại biểu của Hội do ông Đào Soát – Chủ tịch hội dẫn đầu đã đi dự Đại hội Hiệp hội Người mù Thế giới tại Úc.

 

Tháng 12/2001, 50 đại biểu của Hội đã tham dự: Cuộc vận động 2001 – Hưởng ứng thập kỷ vì người tàn tật khu vực Châu á - Thái Bình Dương 1993 – 2002 (CAMPAIGN 2001) tổ chức tại Hà Nội. Chủ tịch Hội đã tham gia đoàn chủ tịch và có bài phát biểu quan trọng.

 

Tại CAMPAIGN 2001 đội văn nghệ của Hội đã biểu diễn chào mừng.

 

Có thể nói: Nhiệm kỳ V tuy có sự thay đổi cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, hội viên, biết kế thừa và phát huy kinh nghiệm, thành công của những nhiệm kỳ trước, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước và các lực lượng xã hội, toàn Hội đã giữ được thế ổn định và có bước phát triển mạnh mẽ.

 

Với những thành tích to lớn đã đạt được, toàn thể cán bộ, hội viên của Hội phấn khởi bước vào nhiệm kỳ mới.

 

Đẩy mạnh hoạt động, hướng về cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng cuộc sống của hội viên.

 

 

 

 

Lượt xem : 46160 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo