Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: người khiếm thị

Gần đây, dịch vụ massage do người khiếm thị (NKT) tổ chức bắt đầu xuất hiện trên địa bàn TP. Nha Trang. Khác hẳn với nhiều cơ sở massage trá hình, dịch vụ massage của NKT tỏ ra có nhiều ưu điểm như: giá cả phải chăng, phục vụ lành mạnh, tận tâm, chu đáo. Tuy còn mới mẻ nhưng dịch vụ này đã đem lại cơ hội việc làm và thu nhập cho NKT.  

 

Đã thành nếp, từ 5 năm nay, vào các buổi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần, dù trời mưa hay nắng, giá rét hay oi bức, cô và trò của đội tuyển bơi khiếm thị đều có mặt ở bể bơi Yết Kiêu, kiên trì với những bài tập thể lực, bài tập chuyên môn.
 
Các vận động viên khiếm thị đang tập thể lực tại bể bơi Yết Kiêu (TP Hải Dương)
Vào một buổi sáng mùa xuân trời rét ngọt, chúng tôi có mặt ở bể bơi Yết Kiêu (TP Hải Dương) và tận mắt chứng kiến một buổi tập luyện của các vận động viên (VĐV) khiếm thị, với các bài tập thể lực như tạ đẩy, tạ kéo, xà đơn… Trời rét, nhưng trên vầng trán của các em vẫn lấm tấm mồ hôi. Huấn luyện viên Đinh Thị Tới, người đã có 5 năm gắn bó với đội bơi của người khiếm thị cho biết: Lĩnh vực thể thao đòi hỏi các VĐV phải có năng khiếu, một nền tảng thể lực tốt, niềm đam mê và ý chí quyết tâm cao. Những VĐV khiếm thị càng phải nỗ lực bội phần để bù đắp cho khiếm khuyết của cơ thể. Đã thành nếp, từ 5 năm nay, vào các buổi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần, dù trời mưa hay nắng, giá rét hay oi bức, cô và trò của đội tuyển bơi khiếm thị đều có mặt ở bể bơi Yết Kiêu, kiên trì với những bài tập thể lực, bài tập chuyên môn. Ban đầu, cô và trò gặp không ít khó khăn để tìm được “tiếng nói” chung. Chưa có kinh nghiệm huấn luyện cho VĐV khiếm thị nên cô phải mày mò tự nghiên cứu và rút kinh nghiệm dần qua từng thời gian tập luyện. Cô đã linh hoạt “phiên dịch” những động tác cơ thể giàu tính hình tượng thành những âm thanh gần gũi, dễ hiểu. Ví dụ: chân đập nước nghe tiếng bộp bộp hoặc sục sục là động tác sai. Động tác đập chân xuống nước đúng phải phát ra tiếng vút vút...
Vận động viên khiếm thị luyện tập bơi.  Ảnh: Thành Chung
VĐV Phạm Anh Tú, 19 tuổi, quê ở xã An Thanh (Tứ Kỳ) đã có hơn 3 năm gắn bó với đội tuyển. Hồi bé, mắt Tú kém nhưng em vẫn theo các bạn đi tập bơi. Em biết bơi từ năm lên 8 tuổi. Đến năm 14 tuổi, khi mắt mù hoàn toàn, Tú không còn xuống nước nữa. Năm 2006, trong quá trình tham gia lớp phục hồi chức năng do Hội Người mù tỉnh tổ chức, Tú được huấn luyện viên Đinh Thị Tới phát hiện nhờ em có thể lực tốt. Tuy được cô Tới cùng các chú, các cô trong hội động viên, nhưng Tú vẫn tự ti bởi em đã không nhìn thấy ánh sáng. Cảm giác sợ hãi, áp lực tập luyện căng thẳng cũng khiến Tú nhiều lần xin bỏ cuộc. Nhưng huấn luyện viên Đinh Thị Tới luôn biết động viên em đúng lúc. Nhờ những lời động viên chân thành ấy, Tú đã “đánh thức” và từng bước phát huy được năng khiếu của mình. Năm 2007, lần đầu tiên tham gia Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, Tú đã giành 2 huy chương (HC) vàng nội dung bơi tự do ở 2 cự ly 50 mét và 100 mét. Năm 2008, em tiếp tục giành 2 HC vàng, 1 HC bạc và năm 2009, giành 3 HC vàng.

 VĐV Tân Văn Trung quê ở xã Nam Tân (Nam Sách) cũng biết bơi từ bé, khi mắt em chưa bị mờ. Lên lớp 3 thì em phải nghỉ học vì mắt hầu như không nhìn thấy gì. Trung những tưởng cuộc đời sẽ bị trói buộc vĩnh viễn sau bức tường rào của gia đình, em mất dần sự tự tin, yêu đời. Năm 2005, nhờ sự giới thiệu của một người quen, Trung trở thành hội viên của Hội Người mù TP Hải Dương và trong ngày hội xuống nước do Hội Người mù tỉnh tổ chức vào tháng 5-2006, Trung đã mạnh dạn xuống bể bơi và đây đã trở thành bước ngoặt quan trọng đưa Trung đến với đường đua xanh. Trung tâm sự: “Chính những giờ tập luyện nghiêm túc, cảm giác hồi hộp trước mỗi hội thi và ý thức về trọng trách mang vinh quang về cho thể thao dành cho người khuyết tật tỉnh đã làm thay đổi suy nghĩ của em, giúp em hiểu rằng mình vẫn còn có ích”. Năm 2007, Trung giành 2 HC vàng (nội dung trườn sấp cự ly 50 mét và nội dung tiếp sức đồng đội); năm 2009, Trung giành 1 HC vàng, 2 HC bạc. Hiện nay, Trung là một trong 3 VĐV được hưởng trợ cấp thường xuyên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi tháng 600 nghìn đồng để tham gia luyện tập thường xuyên, làm nòng cốt cho đội tuyển VĐV khuyết tật tỉnh tham gia thi đấu trong các Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc. Ngoài thời gian tập luyện, hằng ngày Trung làm nghề xoa bóp bấm huyệt ở Hội Người mù thành phố, mỗi tháng cũng có thêm thu nhập từ 400 đến 900 nghìn đồng. Tuy cuộc sống còn vất vả nhưng Trung rất vui bởi em đã tự mình nuôi sống bản thân và tìm lại được sự tự tin.Ngoài Phạm Anh Tú và Tân Văn Trung, còn có nhiều VĐV khiếm thị đóng góp thành tích  cho tỉnh tại các Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc như VĐV Đặng Văn Phong (Kinh Môn), Nguyễn Văn Đại (Thanh Hà) từng giành nhiều HC vàng ở môn bơi lội; VĐV Nguyễn Văn Liên (Ninh Giang) giành HC đồng ở môn nhảy xa. Hiện nay, trong tỉnh còn có rất nhiều người khuyết tật say mê tập luyện các môn thể thao khác như cờ vua, bóng bàn... Bàn cờ của người khiếm thị phân biệt ô đen, ô trắng bằng ô nổi, ô chìm; quân trắng có khấc ở chân, quân đen không có khấc. Bóng bàn của người khiếm thị khác với bóng bàn của người sáng mắt ở chỗ: bóng phải lăn trên mặt bàn và chui dưới lưới. Hai đầu bàn bóng có 2 cửa gôn giăng lưới. Nếu đối thủ nào không đỡ được, để bóng rơi khỏi bàn hoặc rơi vào gôn sẽ bị xử thua. Quả bóng được đục lỗ và có bi ở trong để phát tiếng kêu, giúp người chơi định vị được hướng bóng... Chứng kiến những khó khăn của người khiếm thị khi đến với thể thao mới thấy niềm đam mê thể thao của họ thật đáng trân trọng.

MAI LIÊN
 
 

 

Sau khi học nghề, nhiều người tự đứng ra mở điểm tẩm quất cổ truyền, tạo thu nhập khá ổn định, bảo đảm cuộc sống hằng ngày... 
 

Nhiều cặp vợ chồng đều là người khuyết tật. Họ đến với nhau bằng “trái tim không khuyết tật” và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng gia đình hạnh phúc. Ðôi vợ chồng Hoàng Văn Ưng và chị Dương Thị Hòa vừa sinh được một bé gái khỏe mạnh, lành lặn mang cái tên dịu dàng Hoàng Thị Nhi. 


 

Mất đi ánh sáng của đôi mắt nhưng vợ chồng anh Trương Thế Trung, chị Phan Thị Hoa ở khối Đông Thọ phường Hưng Dũng( TP Vinh) lại tìm thấy nguồn sáng trong tình yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Kết tinh trái ngọt tình yêu của họ chính là hai bé trai kháu khỉnh, đáng yêu, một lên năm, một vừa tròn 7 tháng tuổi… 

Khi Đoàn kiểm tra bất ngờ ập vào công ty TNHH Y học cổ truyền trên địa bàn Q. Bình Thạnh (TP.HCM) đã phát hiện nhân viên  phục vụ xoa bóp cho khách trong khi khách không mặc quần áo...

Thời gian qua, Hội Người mù tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống cho hội viên, trong đó nổi bật là công tác đào tạo nghề. Nhờ đó, nhiều hội viên đã có việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân, vượt qua mặc cảm trong cuộc sống, từng bước vươn lên hòa nhập cộng đồng. 

Người ta thường nói: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Mất đi đôi mắt, cuộc sống của phần đông người khiếm thị (NKT) chìm trong mặc cảm. Thế nhưng, bằng nghị lực phi thường và lòng yêu lao động, không ít người đã vươn lên, quyết tâm thay đổi số phận. Trên hành trình ấy, NKT luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền, Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm (QQGGQVL) của Trung ương Hội Người mù Việt Nam.

  

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản trong công tác tiếp xúc và hỗ trợ giúp đỡ người khuyết tật.  

Không biết từ bao giờ, có nhiều người đã bị dị ứng với từ massage. Họ cho rằng dường như đi massage là một hành động thiếu lành mạnh – cũng tương tự như đi vũ trường, quán bar, càfê đèn mờ… vậy! Đó là sự khác biệt về ranh giới giá trị đích thực giữa mát-xa đúng nghĩa và “mát-gần” mà người ta thường ám thị về sự thiếu lành mạnh. Hiện nay, giữa nhịp sống sôi động củacác thành thị, chúng ta luôn phải đối mặt với sự căng thẳng, mệt mỏi do áp lực của công việc, hay sau những buổi chơi thể thao làm cơ-khớp bị đau nhức, căng mỏi, hay do sự lão hóa của tuổi già… Vì vậy mà chúng ta rất cần có một cơ sở massage (đúng nghĩa)để thư giãn và xoa dịu sự đau nhức mệt mỏi đó.


 

Đặng Triệu Phương, học sinh trường Nguyễn An Ninh, đã được Bộ GD-ĐT xét đặc cách tuyển thẳng vào khoa Toán của Đại học Sư phạm TPHCM. Điều đặc biệt hơn, Phương là một người khiếm thị. Nhờ nghị lực cậu bé đã vượt lên hoàn cảnh của mình để sống tốt như bao người lành lặn khác. Thành công đó của Phương một phần lớn là nhờ vào những bài học sâu sắc mà cậu nhận được từ người mẹ của mình. 

Với khả năng quan sát rất hạn chế và kiến thức giao thông  =0,  tôi cứ mạnh dạn góp vui thế này: hiện nay vào giờ tan tầm đường sá và xe buýt đều quá tải trầm trọng. Nếu vận động mọi người đi xe buýt lượng khách tăng chắc chắn càng thêm quá tải và mọi người sẽ bỏ cuộc ngay sau lần thử đầu tiên.

 

Giờ đây mỗi năm gia đình anh cho xuất hai con bê, trên hai tấn lợn thịt và hàng chục con lợn giống; bên cạnh đó thu nhập từ gà vịt, vườn cam và làm nghề phụ mỗi năm xấp xỉ 20 triệu đồng.

Tổ An Toàn thuộc Quận hội Ba Đình là cơ sở làm tăm đầu tiên của người mù do Hội tổ chức và quản lý. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tổ An Toàn (29/3/1973 - 29/3/2013) bài viết này xin giới thiệu quá trình hình thành và phát triển nghề làm tăm của người mù Hà Nội.

Liên kết:

Logo quảng cáo