Trang chủ --> Dinh dưỡng --> những kiêng kị trong ăn uống cho phụ nữ mang thai theo quan niệm dân gian
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

những kiêng kị trong ăn uống cho phụ nữ mang thai theo quan niệm dân gian

 

 

    (Thế giới matxa) - Mời bạn đọc xem tiếp phần hai của bài viết này

 

Không biết từ khi nào, một số loại quả, thực phẩm bị “đổ” cho “cái tội” gây độc hại cho chị em trong thời kì thai nghén. Bán tín bán nghi, thèm ăn thấy các phụ nữ mang thai thường bấm bụng chịu cho “có kiêng có lành”,.

 

  khi mang thai, chị em phụ nữ thường được người thân dặn dò đủ thứ, nào là không nên  thế này, nào là không phải cái này, cái kia. Vấn đề ăn uống được quan tâm nhiều nhất. Thắc mắc nhiều là vậy mà giải thích thì chung chung, chưa có cơ sở khoa học. Nếu đã chót ăn phải một trong những loại quả, thực phẩm, kiêng kị thì người đó chỉ biết bấm bụng mà lo đến lúc em bé chào đời. Chưa hết, nếu sau này con chậm nói, nói lắp, hoặc một trục trặc nào đó về tâm sinh lý, sẽ nghĩ ngay đến một loại quả hay thực phẩm đã ăn. Có thể, cái “tội” đố được “tam sao” qua nhiều người, còn thực hư thế nào thì không ai hay.Thế nên phụ nữ mang thai thường hay nói với nhau: “mọi người bảo thế thì phải nghe theo, nhỡ sau này con có vấn đề gì thì lại ân hận”. Vậy là một loại đồ ăn thức uống được đưa vào “danh sách” kiêng ăn và danh sách này ngày càng được tăng lên. Nhiều người có những suy nghĩ và quan niệm tiêu cực đối với phụ nữ có thai. Đã đến lúc cần thay đổi cái nhìn lệch lạc này. Mang thai là niềm tự hào của các bà mẹ. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại vẫn còn những quan niệm sai lầm đã tồn tại từ rất lâu. Hầu hết mang tính dị đoan, khiến phụ nữ mang thai bị khó xử, thậm chí bị tổn thương. Một số vùng nước ta còn tồn tại những phong tục kiêng khem quá mức ở phụ nữ mới sinh (ở cữ). Những phong tục về vệ sinh, ăn uống thường do truyền miệng. Tuy nhiên, ở mỗi nơi lại có sự kiêng khem khác nhau, có loại thực phẩm nơi này ăn, nơi khác lại không ăn. Sau đây là những kiêng kị trong ăn uống cho phụ nữ mang thai theo quan niệm dân gian.

- Kiêng ăn quá mặn

Khi mang thai theo phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức ăn có kích thích mạnh, thích ăn các thức mặn. Nhưng theo dân gian phụ nữ mang thai nên kiêng các món ăn quá mặn. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Dân gian cho rằng, phụ nữ trong thời kì thai nghén, tì và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng trong cơ thể là nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển của thái nhi. Nhưng thức ăn quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu đưa vào cơ thể nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong mạnh hơn, lại dễ hại đến tì và thận, làm cho chức năng tì và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng hồi hộp,làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng, phụ nữ trong thời kì thai nghén, lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể lại tăng cao hơn nữa, và lượng muối tăng sẽ tang tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều gặp bất lợi.

Sau mang thai vài tháng các chất thải trong quá trình thay cũa đổi mới sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Howng nữa, lúc đó xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tỳ hư là chính thì sẽ thấy hiện tượng là ăn ít, nếu do khí trệ thì sẽ thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy chướng đây là chứng phù do thai nghén. Y học Trung Quốc gọi đó là “tử khí” (khí cảu con), “tử thũng” (phù do con), Thời gian thai nghén có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài thời kì này còn thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lòng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thủy thũng. Lúc đo cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng lượng muối hạn chế từ 3 – 5g, để giảm trữ lượng nước và muối.

 

Dân gian chủ trương trong giai đoạn này, phụ nữ mang thai cần ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu dục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kì thủy thũng hay thời kì huyết áp cao, đều kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.

 
Ảnh minh họa

 

- Kiêng ăn nhiều mỡ: 

Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nguy cơ ung thư đường sinh dục. Các nhà khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng cho người mẹ và thai nhi. 

- Kiêng ăn thức ăn nhiều đường: 

Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ hoạt động quá tải, không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cũng cho thấy lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ nhiễm virut. 

- Kiêng ăn nhiều chất chua:

Phụ nữ mang thai thời kì đầu thường có biểu hiện nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên nếu cơ thể của người mẹ hấp thụ nhiều các chất có vị chua sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng. Vì thế dân gian cho rằng phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua. 

- Kiêng ăn đào: 

Theo quan niện dân gian phụ nữ mang thai kiêng ăn đào vì loại quả này dễ gây sảy thai. Một số khác lại hoang mang khi cho biết, họ nghe thấy có thông tin cho rằng ăn đào sẽ khiến con cái sau này bị câm (hay điếc), bị động kinh, bé sẽ có nhiều lông trên người và sẽ mắc phải hội chứng down. Thậm chí, một vài phụ nữ mang thai “lỡ” ăn đào nên rất lo lắng cho sứ khỏe của bé.

Tuy nhiên, khi được hỏi đào độc đến mức nào thì họ lại rất “lơ mơ”; “Độc đến mức nào thì chưa thấy ai nghiên cứu và chắc là cũng tùy từng cơ thể mỗi người nữa”. Bởi vậy mới có một chị kể lại rằng: “Lúc mình mang thai, hai vợ chồng đi chơi thấy người ta bán đào ngon quá, hai vợ chồng mua ăn. Lúc về nhà mới thấy mọi người nói là kiêng đào, mình cũng thấy sợ. May mà bé nhà mình không bị sao mà còn nghịch như quỷ sứ, nói nhiều nhưng hơi ngọng, mình không biết có phải tại đào không. Có người lại kể, nếu như ăn chúng quả đào, đầu chỉ về phía mặt trời mọc mà đúng vào ngày con khai mắt mũi thì con sẽ bị dị tật.

            Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy thông tin ăn đào sinh con bị di tật hoặc con mọc nhiều lông trên người là hoang toàn không có cơ sở khoa học. Thông tin ăn đào sảy thai thì phụ nữ mang thai cần lưu ý. Bởi vậy, đào có vị ngọt, tính nóng, cho nên, nếu ăn nhiều đào, phụ nữ mang thai sẽ bị xuất huyết. Tuy vậy, cũng không nhất thiết phải kiêng đào trong suốt thời gian thai kì mà nên sử dụng đào với số lượng hợp lý. Một số người mẹ có kinh nghiệm ăn đào khi mang thai cho biết, họ đã sinh ra những em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Theo họ, nếu mỗi tuần phụ nữ mang thai ăn 2 – 3 quả đào (cách 2 hoặc 3 ngày, có thể ăn một quả đào) thì không gây hại gì. Phụ nữ mang thai có chứng tiểu đường nên hạn chế đào, bởi vì, quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có chứa 7g đường, Nếu ăn nhiều đào thì sẽ khiến tình trạng của bệnh ngày cáng xấu đi.

            Một bác sĩ cũng khẳng định. Không cần ăn kiêng với tất cả các loại quả. Thật oan uổng khi nói quả đào độc cho thai nhi. Chưa có tài liệu nào chính thức khẳng định như vậy.Các tài liệu chủ yếu nói về đào với tư cách là một loại quả, một vị thuốc quý, hữu ích trong chữa bệnh và làm đẹp. Đào chứa đường glucoza, đường saccaro, protein, carotin, vitamin B1, B2, C, PP và các chất sắt, canxi, phốt pho, axit, các hợp chất tinh dầu có tác dụng chống đông máu và sơ gan, chứng khô miệng, bụng nóng, đại tiểu tiện bí, ứ huyết, cơ thể suy nhược, váng đầu, mệt mỏi.

            Tuy nhiên cần lưu ý khi ăn đào: Đào chứa rất nhiều vitamin A nên sử dụng đào tươi là tốt nhất. Cũng nên gọt bỏ vỏ đào chước khi ăn để tránh ngộ độc và hạn chế được việc ngứa, rát cổ họng do lông đào gây ra. Nước ép quả đào cũng an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nên dùng với liều lượng vừa phải.

            - Kiêng ăn rau ngót: 

            Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai không được ăn rau ngót, vì rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy, nếu ăn nhiều rau ngót sẽ dẫn đến sảy thai. Chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc tiến hành các thủ thuật liên quan đến thai sản.          

            - Kiêng ăn ốc:

            Nhiều người cho rằng phụ nữ khi mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này khi sinh con sẽ có nhiều đờm giãi và bị nhiễm giun.

            Tuy nhiên theo nghiên cứu hiện đại phụ nữ mang thai cần ăn đa dạng thực phẩm, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, Khẩu phần ăn cân bằng giữa chất đạm, chất xơ, tinh bột để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

            Thịt ốc tính hàn, vị ngọt, có công dụng chữa được một số bệnh như vàng da, phù thũng, bệnh gan, thủy đậu, trĩ, nhiễm trùng… Tuy nhiên, những người tì vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vế loét lâu không lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như ốc hấp lá gừng, ốc hoa chuối đậu,  nem ốc… hoặc canh ốc nấu chua là phương thuốc phục hồi sứ khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông. Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thái thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này khi sinh con sẽ có nhiều đờn dãi. Nhưng đây thực chất là một quan niệm không đúng. Trong quá trình mang thai, do cơ thể bà mẹ thiếu vi chất nói chung nên thường có cảm giác them ăn ốc.Nước chấm ốc lại có vị chua cay ngọt rất dễ ăn nên ốc luộc là món ăn nhiều bà mẹ lựa chọn. Trong thành phaanfcuar ốc có chứa nhiều vitamin như B2, PP, A… và các chất đạm, mỡ, cacbon gydrat, sắt, canxi. Ốc đặc biệt có chứa nhiều đạm và canxi nên là nguồn cung cấp chất đạm và canxi rất tốt cho bà mẹ mang thai. Cụ thể, trong ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11.9g chất đạm, trong ốc vặn có chứa 1356mg canxi và 12.2g chất đạm. Cần lưu ý ốc phải được rửa sạch và luộc chín kĩ vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại giun sống kí sinh trong nó. Tốt nhất là nên ngâm nước gạo trước vài tiếng rồi rửa sạh và luộc chín rồi mới ăn để tránh giun từ ốc có thể vào cơ thể người cư trú ở đường phổi và gan, sinh ra các bệnh sán lá phổi, sán lá gan gây ảnh hưởng đến sức khỏe.          

            - Kiêng ăn rau cải:

            Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai phải kiêng rất nhiều thức ăn vì nhiều lý do khác nhau như không ăn rau cải vì sau này sẽ vị són tiểu.

            Theo nghiên cứu kiện đại, rau cải rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là beta-carotin, sắt, canxi, kẽm… đây là những dưỡng chất thiết yếu rất cần cho cơ thể để tạo xương, tạo máu, làm sáng mắt…

            Như vậy rau cải các loại cũng như các loại rau khác đều là những thực phẩm từ trẻ đến già ai cũng ăn được. Vấn đề là chọn rau tươi, sạch, không dư lượng chất bảo vệ thực vật và kĩ thuật chế biến nào không bị mất các vitamin. 

-         Kiêng ăn rau mồng tơi:

Theo dân gian, phụ nữ mang thai cần kiêng ăn rau mống tơi.Tuy nhiên, theo nghiên cứu hiện đại, phụ nữ có thái cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng, vì đây là thời kì quan trọng của người mẹ và thai nhi. Thai nhi phát triển cần nhiều chất như sắt, kẽm, magie, các vitaminc cách tốt nhất đẻ bổ sung những chất này là qua những thức ăn hàng ngày. Rau mồng tơi là loại rau lành, bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Điều quan trọng là phải chọn rau sạch, tươi sống để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh bị ngộ độc. 

- Kiêng ăn rau ngải cứu:

Theo quan niệm dân gian, khi mang thai tránh ăn ngải cứu, nhất là khi đang bị động thai. Ngải cứu có thể làm sảy thái ngay lập tức.Tuy nhiên theo nghiên cứu hiện đại ngại cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai bởi bất kì loại thào mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định đến người mẹ và thai nhi. Một số phụ nữ mang thai cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kì, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tố dễ dẫn đến sảy thái hoặc chuyển dạ sớm. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên  nhiều phụ nữ mang thai hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn muốn dùng ngải cứu trong từng trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp bạn nên trao đổi với bác sĩ. Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất nhuwthees nào là an toàn và hợp lí cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóng phụ nữ mang thai nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo quan niệm dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm phụ nữ mang thai khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tuần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.

 

- Kiêng ăn đu đủ xanh:

Đu đủ có chứa nhiều chất nhựa kích thích co bóp tử cung và gây nguy cơ sảy thai. Do đó phụ nữ mang thai chỉ nên ăn quả chín, không ăn đu đủ xanh, nhất là trong ba tháng đầu của thai kì, giai đoạn nhạy cảm. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết rõ nên ăn hay không. Ở Sri Lanka, phụ nữ thường tránh thai bằng ăn loại quả này hàng ngày và dừng lại khi muốn có con. Theo kinh nghiệm của một số nước châu Á khác, việc ăn đu đủ xanh trong thời gian dài là biện pháp tránh thai cho cả phụ nữ và nam giới. Khả năng này của đu đủ đã được chứng minh trong mọt nghiên cứu của Anh, công bố năm 1993.

Nghiên cứu trên do các nhà khoa học thuộc viện đại học Sussex thực hiện. Theo đó chất Papain trong đu đủ có thể ngăn quá trình thụ thai ở phụ nữ. Các nhà khoa học cho rằng, tác dụng này sảy ra do khả năng của Papain; ức chế hormon sinh dục progeterone và phá hủy màng tế bào phôi thai.

Một nghiên cứu khác trên chuột và thỏ đực cho thấy, các phần chiết suất từ chloroform trong hạt đu đủ giúp tránh thai tạm thời, không gây độc. Các chất này có khả năng ức chế sự di chuyển của tinh trùng chên chuột và giảm sinh tinh trùng trên thỏ. Trong nghiên cứu gần đây nhất, những chiết xuất của chloroform được sử dụng ở loài khỉ Lamgur. Kết quả là tác dụng tránh thai xuất hiện sau 30 – 60 ngày điều trị. Chức năng sinh tinh trùng được phục hồi hoàn toàn sau khi ngừng dùng thuốc 150 ngày.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo phụ nữ không nên ăn đu đủ xanh vì thực phẩm này không an toàn cho thai nghén. Trong một nghiên cứu ở Ấn Độ, người ta cho chuột mang thai ăn các loại trái cây khác nhau. Kết quả là trong số những con ăn đu đủ xanh, nhiều con bị sảy thai. Trong nghiên cứu khác, các nhà khoa học cho chuột sử dụng một chất chiết suất từ nhựa đu đủ ở các chu kì động dục và thai nghén khác nhau. Kế quả cho thấy, chất này gây co thắt tử cung mạnh, nhất là ở các giai đoạn sau của thai kì.

Gần đây, các nhà khoa học thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra khả năng gây co thắt tử cung của đu đủ. Họ nhận thấy, những con chuột uống nước có nhựa đu đủ chín không có gì khác biệt so với nhóm đối chứng. Ngược lại, ở những con dùng nước có nhựa đu đủ xanh, cơ tử cung có hiện tượng co thắt. Tác dụng này của đu đủ xanh tương đương với oxytocin – loại thuốc hây co thắt tử cung, dùng để thúc đẻ. Các nghiên cứu kết luận, việc ăn đu đủ chín ở mức độ bình thường không gây hại đối với chuột có thai; nhưng ăn đu đủ xanh hoặc gần chín (loại còn chứa nhiều nhựa) có thể không an toàn cho thai nghén. Đu đủ là loại quả rất bổ dưỡng, chúng không có lợi cho phụ nữ muộn có con. Đặc biệt, những người đang mang thai chỉ nên ăn đu đủ chín. Ngoài ra, chất Papaim trong đu đủ xanh phá hủy tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai tránh ăn đu đủ xanh.

Các chuyên gia cũng cho biết, đu đủ chứa rất nhiều carotenoid,  có tác dụng hữu hiệu trong ngừa ung thư, chống oxi hóa và các bệnh về tim mạch, nó cũng có ích cho người bị xơ hóa túi mật, thiểu năng tuyến tụy. Nhựa đu đủ xanh và hạt sắc lên uống có thể chống kí sinh trùng đường ruột, kích thích chức năng hoạt động của gan, mật.

Ngoài ra, nước ép đu đủ còn chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột. Chất Papain có hoạt tính kháng sinh, chống được vi khuẩn, dùng để điều trị lở loét, tiêu giả mạc trong bệnh bạch hầu, chống kết dính sau phẫu thuật. Dân gian ở một số nước trên thế giới đánh giá cao tác dụng của đu đủ trong việc góp phần điều trị bệnh tiểu đường, hen suyễn. Đu đủ còn chứa protease, góp phần giải mỡ rất nhanh



- Kiêng ăn nhãn:

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai kiêng ăn nhãn vì dễ xảy thai. Ăn nhãn dễ sảy thai sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có những hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng họng rát, cho nên để trừ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết, động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kì đầu đến 7;8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.

Thế nhưng, phụ nữ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sau khi sinh, nếu có các triệu chứng váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ, lưỡi nhạt đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt. Nếu có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực – cách ăn phải kết hợp với nhân sâm rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn… Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.

- Kiêng ăn lựu

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn lựu sẽ bị nối lắp. Tuy nhiên theo các nhà khoa học đáng gái là loại quả có lợi cho súc khỏe với đầy đủ với chất chống oxy hóa. Một thực phẩm đầu bảng về khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, các bệnh liên quan đến tim mạch. Nước lựu tốt cho tiêu hóa, kích thích ngon miệng, tăng hồng cầu, lợi tiểu, chống viêm, khử trùng. Nếu phụ nữ mang thai trong thời kì thai nghén, buổi sáng dạy cảm thấy mệt mỏi, hãy uống cốc nước lựu ép pha với mật ong, uống một lần trong ngày có tác dụng rất tốt với triệu chứng trên. Vậy chẳng có lý do gì mẹ ăn lựu con bị nói lắp.

- Kiêng ăn cam thảo:

Theo quan niệm dân gian phụ nữ mang thai nếu dùng cam thảo sẽ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân. Những vị thuốc mang tên cam thảo đó là cam thảo bắc, cam thảo đất, cam thảo dây. Hai vi sau được gọi là cam thảo nam. Vị hơi ngọt không giống như cam thảo bắc. Riêng hạt cam thảo dây lại có chất độc. Cam thảo bắc là 1 trong 10 vị thuốc đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò là điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc.

Theo Đông Y, sinh cam thảo (cam thảo sống) vị ngọt, tính bình, trích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt,, tính ôn. Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị. Cụ thể là nó giảm nhẹ hoặc làm loãng độc tính của các vị thuốc độc (như phụ tử), mạnh (như đại hoàng) hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ *như hoàng cần tính lạnh, phối hợp với đản sâm tính nóng). Nếu dùng thuốc bổ thì dùng chính cam thảo để giải nhiệt thì dùng sinh cam thảo.

- Kiêng ăn nhiều nhân sâm:

Nhiều phụ nữ khi mang thai khi nghe nói các thức ăn bổ dưỡng có thể làm con trẻ phát triển tốt, nên đã mua nhân sâm, quế chi để ăn. Nhưng những thứ đó lại có lợi ít, hại nhiều cho cả mẹ lẫn con. Dân gian cho rằng, phụ nữ sau khi thụ thai, kinh nguyệt sẽ ngừng, máu của các kinh lạc, tạng phủ đều dồn vào để dưỡng thai, toàn thân người mẹ ở vào trạng thái âm huyết hơi hư, còn dương khí thì lại hơi thịnh hơn. Các thầy thuốc cổ đại khái quát những thay đổi sinh lí chủ yếu của phụ nữ mang thai là ”Khí thường hữu dư, huyết thường bất túc” do đó dễ gây ra  “thai hỏa”.

Nhân sâm thuộc loại đai bổ nguyên khí, phụ nữ sau khi có thai mà uống thời gian dài hoặc uống nhiều quá sẽ làm khí thịnh âm hao, âm hư thì hỏa sẽ vượng, tức là khí dư sẽ sinh hỏa. Danh Y Lý Thời Trân thời minh đã chỉ ra rằng ”Nhân sâm can ôn trợ khí, khí thuộc dương, nếu dương thịnh thì âm hao” nghĩa là uống nhân sâm không đúng sẽ làm âm hư dương thịnh. Một chuyên gia quan sát hơn 100 người uống nhân sâm liên tục trong một tháng thấy rằng: phần lớn trong số đó bị hưng phấn quá độ, nóng nẩy, mất ngủ, họng khô, huyết áp tăng cao. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do rối loạn chức năng thần kinh và nội tiết. Xét từ góc độ Đông Y, những phản ứng sấu đó là biểu hiện của âm hư hỏa vượng. Sách vở cũ cũng ghi chép rằng, sau khi dùng 100ml nước ép nhân sâm sẽ có cảm giác bất an và hưng phấn nhẹ, sau khi uống 200ml có thể chúng độc toàn thân nổi mẩn ngứa, hoa mắt, chóng mặt, thân nhiệt tăng cao… Ngoài ra, uống quá nhiều nhân sâm sẽ làm quá trình lợi tiểu bị ức chế gây ra phù thũng. Do vậy, phụ nữ có thai mà lợi dụng nhân sâm sẽ tăng nôn ọe, bị phù và cao huyết áp, gây chảy máu âm đạo dễ dẫn tới đẻ non.

Và lại, khả năng chịu đựng nhân sâm của thai nhi rất thấp, người mẹ uống quá nhiều nhân sâm sẽ nguy hiểm, có thể làm thai bị chết lưu. Có một phụ nữ sau khi mang thai một tháng đã thường xuyên uống nhân sâm, chỉ sau 2 tuần là bị tim co thắt, tức ngực, đau đầu, mất ngủ, chảy máu mũi, phù chi dưới, sau đó âm đạo xuất huyết, 4 tháng sau đi kiểm tra thì thai đã chết rồi. Vì vậy, người có thai không nên lạm dụng nhân sâm.

Ngoài nhân sâm ra, nhung hươu, bào thai hươu, thịt hồ đao, nhau thai,… cũng thuộc loại ôn bổ, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng. Nếu vì yêu cầu chữa bệnh, thì phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn các đồ bổ khác, nếu phụ nữ có thai muốn dùng thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Kiêng ăn nhiều rau chân vịt:

Theo quan niệm dân gian phụ nữ mang thai kiêng ăn nhiều rau chân vịt. Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng lượng sắt trong rau chân vịt không nhiều lắm, mà chủ yếu là canxi oxalic. Chính chất này có tác dụng sấu với canxi và kẽm.

Canxi và kẽm là nguyên tố vi lượng không thể thiếu được của cơ thể. Người thiếu kém chán ăn, ăn không thấy ngon. Trẻ co thiếu kẽm sẽ còi xương, gầy gò, răng chậm phát triển, Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều rau chân vịt rõ ràng là bất lơi cho thai nhi.

- Kiêng ăn nhiều gia vị có tính nóng:

Hoa hồi, quế chi, hạt tiêu, bột ngũ vị hương, ớt… là những gia vị ngon có tính nóng. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì không hợp chút nào. Phụ nữ mang thai thân nhiệt thường cao hơn bình thường, đường ruột cũng khô hơn. Những gia vị có tính nhiệt rất nóng và có tính kích thích rất dễ làm tiêu hao nước trong ruột, làm cho dạ dày và ruột giảm tiết dịch, gây ra khô khiến cho phụ nữ mang thai bị táo bón hoặc phân vón cục gây tắc.

- Kiêng ăn nhiều đồ lạnh:

Phụ nữ trong thời kì mang thai, dạ dày và đường ruột rất mẫn cảm với kích thích của cái lạnh. Nếu ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ làm cho mạch máu ở dạ dày, đường ruột co lại đột ngột, dịch tiêu hóa tiết da giảm làm chức năng tiêu háo giảm thấp dễ gây chán ăn, tiêu hóa kém, đau bụng thậm chí dẫn đến da dày co thắt, gây ra những cơ đau dạ dày rất khó chịu.

Niêm mạc mũi, khí quản, họng của phụ nữ có thai sưng huyết kèm phù nước, nếu ăn uống nhiều đồ lạnh, mạch máu sưng huyết bị co lại đột ngột, lượng máu giảm đi dẫn đến giảm bớt sức đề kháng cục bộ, làm cho vi khuẩn ở những vùng có thừa cơ sâm nhập vào gây đau bụng, ho, đau đầu… nặng còn gây viêm đường hô hấp cấp hoặc viêm amedan.

Có người phát hiện, thai nhi cũng rất mẫn cảm với cái lạnh. Khi người mẹ uống đồ lạnh, thai nhi trong tử cung có biểu hiện bất an, nhịp hoạt động căng thẳng hơn. Do vậy phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn uống đồ lạnh.

- Kiêng ăn quả kép:

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ trước và khi vừa mang thai kiêng ăn quả kép (hai quả đnhs vào nhau) vì sau khi ăn loại quả này sinh con sẽ sinh đôi, sinh ba. Chính vì vậy, mỗi lần có loại quả đánh vào nhau, các bà, các mẹ thường không cho con gái ăn. Theo quan niệm hiện đại thì quan niệm này là hoàn toàn không đúng, việc sinh đôi, sinh ba là do gen di truyền. Nếu trong gia đình đã từng có người sinh đôi ông, bà có chú thì những cặp anh em sinh đôi mới bị tác động và cũng chỉ có một trường hợp sinh đôi, sinh ba mà thôi. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những phụ nữ có chiều cao trên trung bình cũng có nhiều khả năng sinh đôi. Tuổi tác cũng liên quan đến việc sinh đôi. Người chị thường có tỉ lệ sinh đôi cao hơn người em.trong cặp sinh đôi. Người ta cho rằng cơ thể ra tăng tốc độ sinh trưởng khi đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn 17% số bà mẹ trên 45 tuổi mang thai đôi. Tất nhiên mức độ nguy hiểm cũng tăng. Những phụ nữ tuổi này thường có tỉ lệ sảy thai cao và có nguy cơ biến chứng thai sản cũng như khiếm khuyết thai nhi cao hơn. Một khi đã từng sinh đôi thì rất có thể lần thứ hai cũng là một cặp nữa. Rất nhiều cha mẹ có con sinh đôi mà chẳng có bất kì những điều kiện trên. Còng trường hợp sinh đôi dính vào nhau là trường hợp được sinh ra với phần cơ thể chỗ này hay chỗ khác dính vào nhau. Điều này sảy ra hoàn toàn do ngẫu nhiên và diễn ra trong quá trình phát triển thai đơn. Trong đa số các cặp sinh đôi phát triển, phôi sẽ tách biệt trong khoảng 2 tuần sau khi đậu thai. Đối với trường hợp sinh đôi cơ thể dính vào  nhau, quá trình này diễn ra muộn hơn và  phôi không tách ra hoàn toàn. Trường hợp này rất nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao. May mắn là trường hợp sinh đôi dính liền nhau có thể nhận ra bằng các cuộc siêu âm trong thời gian nghén. Khi được phát hiện vào đầu thai kì, hai vợ chồng có thể quyết định có tiếp tục giữ lại thai hay không.

- Kiêng uống cà phê:

Trong dân gian vẫn hay truyền tai nhau kiêng cữ, không nên uông nhiều cà phê vì sẽ sinh con ra đen như… màu cà phê. Thật ra quan niệm này là không đúng. Thật ra, màu da con trẻ, cũng giống như người lớn. Màu sạm là do các tế bào sắc tố màu da cang sậm. Người châu Au có da trắng vì có ít tế bào hắc tố, người châu Phi da đen vì có nhiều tế bào hắc tố. Quy định tế bào hắc tố trong lớp tế bào da là tùy thuộc yếu tố chủng tộc, di truyền. Tế bào hắc tố này chính là tế bào bảo vệ da khỏi tia cực tín dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Do đó, người ở vùng nhiệt đới nắng thì buộc phải có nhiều tế bào hắc tố hơn người vùng ôn đới ít nắng. Cũng vì điều này, khi chúng ta thường xuyên làm việc trong phòng, không tiếp súc nắng nhiều thì sẽ trắng hơn người lao động ngoài nắng. Sau một chuyến tắm biển phơi nắng, da chúng ta cũng đen hơn vì đã tăng tế bào hắc tố. Khi da còn non tế bào hắc tố ít hơn, nhờ đó mà cũng trắng hơn.

Em bé sau khi sinh cũng có khi trắng nhưng sau đó trông đen hơn cũng vì vậy. Có nghĩa là nếu cha mẹ cũng có da sậm màu thì không thể nào con trắng hơn bố mẹ và các yếu tố ăn uống cũng không ảnh hưởng gì đến màu da cả. Tuy nhiên việc phụ nữ mang thai không nên uống cà phê thì nên lưu ý. Khoa học hiện đại cũng đã khuyến cáo vì trong cà phê có chứa hoạt chất cafein, là chất gây kích thích nên không tốt cho thai nhi.

- Kiêng ăn “thực phẩm lạnh” như là thạch, dứa và chuối xanh vì có thể dẫn tới sảy thai.

Dân gian khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên kiêng ăn những thức ăn này. Nhưng khoa học hiện đại cho thấy, không có chứng cứ thuyết phục nào cho thấy sự liên hệ giữa những thực phẩm cụ thể này với việc sảy thai. Sảy thai thường sảy ra trong 3 tháng đầu của thái kì. Gần nửa số trong số những ca sảy thai do sự hình thành thai nhi không bình thường. Các nguyên nhân khác có thể là do nhiễm trùng và bệnh lý chẳng hạn như tiểu đường.

- Kiêng ăn cua:

Dân gian cho rằng, phụ nữ mang thai kiêng ăn cua vì ăn cua có thể khiến trẻ  trở nên quá hiếu động. Không có một cơ sở khoa học nào nói kết việc ăn thực phẩm này với một đứa trẻ có tính hiếu động thái quá. Tuy nhiên phụ nữ mang thai được khuyên nên có một chế độ ăn uống cân bằng và phù hợp sức khỏe bao gồm nhiều loại thực phẩm tự nhiên, không chứa các thành phần hóa học và chất bảo quản.

- Kiêng ăn thịt thỏ.

            Dân gian lưu truyền rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn thịt thỏ vì thỏ có môi trên bị hở, con cái sinh ra sẽ bị sứt môi. Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây dị tật sứt môi chưa rõ, không có yếu tố di truyền, những rối loạn về sinh học, do dùng thuốc an thần và thần kinh tâm lý lúc bà mẹ mang thai là yếu tố chính gây nên di tật. Ngày trước người ta thường đổ lỗi cho bệnh giang mai, nhưng khoa học đã kiểm chứng không phải do vi khuẩn.

            Dị tật sứt môi có thể có tỉ lệ cao hơn ở vùng bị nhiễm chất độc dioxin (chất độc màu da cam), nhưng cũng không có gì chứng minh được điều đó, bởi tỉ lệ sứt môi ở Việt Nam và các nước trên thế giới đều gần như nhau. Có một điều chắc chắn là sự căng thẳng thần kinh (stress) của người mẹ trong những ngày đầu tiên của bào thai đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khe hở hàm ếch thường đi kèm với sứt môi vì rối loạn xảy ra ở 2 đến 4 tuần lễ đầu tiên của bào thai, 2 nửa phần của bào thai ráp với nhau không trọn vẹn gây nên khe hở ở xương hàm trên, đó là khe hở hàm ếch,  còn sứt môi cũng do sự ráp nối nửa chừng và chỗ khe hở. Cũng vì thế mà chúng ta thường thấy sứt môi trên mà không thấy sứt môi dưới. Tóm lại nguyên nhân sứt môi vẫn chưa rõ ở từng trường hợp nhưng có thể xem dị tật này gây ra có sự kết hợp của nhiều yếu tố:

            - Yếu tố di truyền: rất hiếm, và hầu như không phải là do di truyền.

            - Do rối loạn thần kinh tâm lý của bà mẹ lúc mang thai: bị stress, bị nhiễu động thần kinh, bị trầm cảm, mất ngủ

            - Suy dinh dưỡng do bà mẹ ăn quá ít, hoặc ăn không được nhiều xảy ra lúc mới thụ thai.

            - Do dùng thuốc an thần, thuốc ảnh hưởng đến thai.

            - Do môi trường bị ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, phóng xạ, chất độc màu da cam (dioxon).

            Qua đó có thể thấy rằng việc ăn thịt thỏ con bị sứt môi là không có cơ sở khoa học. Thịt thỏ là loại thực phẩm bổ dưỡng vì vậy không có lý do gì mà phụ nữ mang thai lại không ăn thịt thỏ cả.

Lượt xem : 79916 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo