Trang chủ --> Dinh dưỡng --> TRÁI CÂY VÀ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

TRÁI CÂY VÀ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ

(Hoàng Kim) - Trái cây là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Trái cây ở một nước nhiệt đới như chúng ta rất đa dạng. Mỗi loại trái cây đều cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo từng loại mà nguồn vitamin, chất xơ và năng lượng cung cấp sẽ khác nhau.

 

            Trái cây có cấu tạo giàu nước, do đó thường cung cấp không quá nhiều năng lượng, trừ một số loại đặc biệt như bơ, sầu riêng, nhãn, vải, chuối… giàu chất béo hoặc chất bột đường nên có thể giúp tăng cân nếu sử dụng nhiều. Chúng ta có thể dùng trái cây có khả năng cung cấp năng lượng để làm bữa ăn phụ hay một biện pháp cung cấp năng lượng thêm cho những đối tượng khó ăn uống, có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng như trẻ em và người cao tuổi. Khoảng 3 trái chuối già hay 8 trái chuối cau, 1 trái bơ trung bình khoảng 250 gam, hoặc 1 trái xoài to khoảng 400 gam, hoặc 2 trái lê sẽ cung cấp 200 kcal, tương đương 1 chén cơm. Tuy nhiên với người cao tuổi, cần lưu ý đến nguy cơ gây tăng đường huyết đột ngột khi sử dụng trái cây có chỉ số đường huyết cao (dưa hấu, dưa lưới, nho khô, thơm…) nếu đã có nguy cơ hay đã mắc bệnh tiểu đường. Những trái cây có chỉ số đường huyết thấp và ít năng lượng được sử dụng làm thức ăn phụ cho trẻ em và người lớn dư cân, béo phì rất tốt.

            Trái cây cung cấp nhiều chất xơ tan và không hòa tan, giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón, điều hòa đường huyết, và mỡ máu. Tuy nhiên trái cây mà lượng chất xơ chứa trong đó sẽ khác nhau. Tùy theo loại trái cây mà lượng chất xơ chứa trong đó sẽ khác nhau. Ví dụ: trong 100g nho, vải, che ri chứa khoảng 0,5g xơ, trong khi đó trong cam, đào, mận, táo có khoảng 1,5g chất xơ; trong xoài, olive, lê có khoảng 2,5g chất xơ và khoảng 4g trong dưa rừng.

            Trái cây là nguồn cung cấp vitamin rất quan trọng, nhờ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin C trong các loại trái cây khác nhau cũng sẽ khác nhau, ngoài ra còn tùy thuộc vào nơi trồng và điều kiện bảo quản. Vitamin C có vai trò bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại sự oxi hóa từ các tác nhân gây hại, có vai trò tạo collagen giúp cho da và niêm mạc khỏe mạnh, đàn hồi tốt, đồng thời giúp hấp thu và vận chuyển sắt, phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ nhà cam chanh, đu đủ, cà chua, dưa, che ri, và dâu tây. Ngoài ra, trong  

 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

trái cây loại có màu vàng cam như gấc, bí đỏ, đu đủ, cà chua, xoài… còn chứa beta carotene, tiền chất của vitamin A, có vai trò trong chống oxi hóa, bảo vệ tế bào biểu mô ở da và niêm mạc, duy trì khả năng nhìn tốt, tham gia vào chuyển hóa và tổng hợp một số chất, do đó có vai trò trong miễn dịch và tăng trưởng, có công dụng ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Vitamin C và vitamin A đặc biệt cần thiết ở đối tượng có sức đề kháng không cao như trẻ em và người cao tuổi. Trong trái cây còn có một số vitamin khác như: B6, B9, E… và một số chất khoáng như canxi, phốt pho, kẽm, sắt, đồng và mangan… và một ít chất đạm. Trái cây cũng là nguồn cung cấp kali cho cơ thể, giúp cho cơ tim và cơ vân hoạt động tốt, chống mệt mỏi.

            Sử dụng trái cây đúng lúc và đúng cách sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật, giúp duy trì cân nặng thích hợp và với trẻ em, còn là một trong những cách giúp trẻ kiểm soát ăn uống tốt, tập khả năng cầm nắm thức ăn và nhai nuốt, rất quan trọng đối với trẻ sau này, giúp trẻ không biếng ăn.

            Khi sử dụng trái cây, dùng nguyên cả xác sẽ tốt hơn chỉ vắt nước, và dùng trái cây tươi tốt hơn trái cây đóng hộp, nước trái cây không đường tốt hơn loại có đường. Nên giới hạn sử dụng quá nhiều nước trái cây cho trẻ (dưới 100 ml/ ngày với trẻ nhỏ và dưới 200 ml/ ngày với trẻ lớn) để hạn chế béo phì, sâu răng, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa. Chú ý tránh nguy cơ sặc ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và người lớn tuổi khi sử dụng trái cây cứng cắt ở dạng hạt.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 18053 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo