Trang chủ --> Dinh dưỡng --> ĐỀ PHÒNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

ĐỀ PHÒNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎ

(Hoàng Kim) - Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ có được nuôi dưỡng tốt mới khỏe mạnh, thông minh, phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần và hệ miễn dịch.  

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

Cũng từ bữa ăn, trẻ học được nhiều kỹ năng cần thiết: khả năng thích ứng và chấp nhận cái mới, khả năng cảm nhận cuộc sống, ý thức kỷ luật, tính tự lập, phát triển kỹ năng tự phục vụ bản thân, thói quen giữ vệ sinh… Nếu chúng ta nuôi trẻ không đúng, trẻ có thể suy dinh dưỡng, và hậu quả của suy dinh dưỡng càng nhiều, càng nghiêm trọng nếu tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra càng sớm, càng lâu và càng nặng. Suy dinh dưỡng xảy ra khi cung không đủ cầu, nghĩa là do lượng chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể quá ít (kém ăn), do không phù hợp với khả năng tiêu hóa, do kém hấp thu hay tăng tiêu hao.

            Sau khi sinh ra, kháng thể chống bệnh mẹ cho trẻ qua nhau thai giảm một cách nhanh chóng, giảm rất nhiều lúc trẻ 4-6 tháng tuổi và gần như biến mất lúc trẻ 9 tháng tuổi. Trong khi đó, miễn dịch chống bệnh do tự cơ thể của trẻ tạo ra còn thấp, và thường chỉ hoàn thiện khi trẻ được 3-4 tuổi. Do vậy, trẻ dễ mặc các bệnh nhiễm trùng trong khoảng 6 tháng đến 3 tuổi. Những trẻ bú sữa mẹ sẽ có khả năng chống bệnh tốt hơn do được bổ sung nguồn kháng thể chống bệnh dồi dào từ nguồn sữa mẹ. Trẻ bị bệnh chắc chắn sẽ ăn uống kém, có thể bị kém hấp thu và có những rối loạn trong chuyển hóa của cơ thể. Khi trẻ bệnh nhu cầu các chất lại tăng hơn để chống bệnh và hồi phục, trong khi nguồn cung cấp lại giảm đi do ăn kém, chán ăn, nôn ới hay tiêu chảy, do đó cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Để trẻ không bị suy dinh dưỡng, cần giúp trẻ ít bệnh bằng cách cho trẻ ăn cân đối, đầy đủ và lựa chọn thức ăn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, trong đó duy trì nguồn sữa mẹ là vô cùng hiệu quả. Đảm bảo vệ sinh tốt trong chế biến thức ăn và chăm sóc trẻ cũng rất quan trọng. Nếu trẻ bệnh thì cần chữa trị sớm và triệt để.

            Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng tính trên kg cân nặng cao hơn nhiều so với người lớn, tuổi càng nhỏ thì nhu cầu càng cao, do đó, khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo có đậm độ năng lượng cao. Chúng ta nên chú ý cho đủ lượng tinh bột, có thể dùng thêm những loại men làm lỏng bột như amylase có trong mầm giá, mầm gạo, hay sử dụng bột được thủy phân một phần, không hầm gạo rồi để quá lâu gây đặc sệt mà ít chất, do đó tránh kéo dài bữa ăn quá 30 phút vì bột hay cháo sẽ đặc lại khó ăn. Chúng ta cần cung cấp đầy đủ lượng chất béo trong bữa ăn của trẻ, kết hợp hợp lý giữa chất béo động vật với thực vật để trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng cho phát triển. Mỗi chén bột hay cháo của trẻ nhỏ nên cho đủ 1 muỗng canh dầu ăn. Rau và trái cây cũng được tập dần, cho trẻ ăn cả xác để có đủ cả vitamin và chất xơ.

            Đa dạng thức ăn và tập cho trẻ nhai tốt cũng là biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng. Trẻ sẽ thích thú khi được đổi bữa thường xuyên, đồng thời những thức ăn khác nhau sẽ bổ sung những dưỡng chất khác nhau cho trẻ. Trẻ nào được ăn nhiều loại thực phẩm từ lúc nhỏ thì sau này cũng ít kém ăn hơn. Khi trẻ nhai, men tiêu hóa sẽ tiết ra giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Do đó, thức ăn của trẻ phải có độ lợn cợn phù hợp lứa tuổi để trẻ tập nhai tốt.Giữ cho trẻ bộ răng tốt cũng là biện pháp chống suy dinh dưỡng. Cần tránh cho trẻ thói quen ăn ngọt từ nhỏ, vừa làm hỏng răng vừa làm trẻ biếng ăn. Ngoài bánh kẹo, nước ngọt, cũng cần giới hạn cả lượng nước trái cây hàng ngày, đặc biệt là nước trái cây đóng chai sẵn có đường. Nên cho trẻ ăn trái cây tươi và ăn cả xác.

            Ngoài ra, tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt từ nhỏ cũng giúp trẻ không suy dinh dưỡng. Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống có kỷ luật nhưng tạo không khí vui vẻ thoải mái, cho trẻ tham dự bữa ăn cùng với gia đình để học cách ăn, cách nhai, cách thưởng thức, không để trẻ vừa ăn vừa chơi, không kéo dài bữa ăn hay cho trẻ ăn vặt nhiều gây ảnh hưởng đến bữa sau. Cho trẻ tự phục vụ mình hay tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn sẽ giúp trẻ thấy thích thú với bữa ăn hơn. Chúng ta tránh dùng áp lực ép trẻ ăn vì sẽ dễ gây hiệu quả ngược, làm trẻ sợ ăn và dấn đến kén ăn, suy dinh dưỡng.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 8240 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo