Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> hướng dẫn việc ôn tập và kiểm tra trong “Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1”
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

hướng dẫn việc ôn tập và kiểm tra trong “Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1”

1. Về ôn tập

Trong “Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1”, ở cả ba phân đoạn đều có “Ôn tập” và “Kiểm tra”. Đáng chú ý là trong phân đoạn 1 và phân đoạn 2 số lượng bài ôn tập khá nhiều. Vì hai phân đoạn này phục vụ cho việc học chữ và học vần trong giai đoạn đầu, việc ôn tập thường xuyên giúp học viên ghi nhớ càng sâu càng tốt các chữ cái và cách ghép vần, cách tạo thành tiếng, tạo thành từ. Vì đây là những hiểu biết rất cơ bản, rất cần thiết cho việc học chữ và cho việc nhận biết các âm rời của hệ thống ngôn ngữ (trong đời sống hằng ngày chúng ta chỉ nói ra từng tiếng, chưa nhận biết được âm trong tiếng).

Nhìn chung, các bài ôn đều có chức năng nhắc lại các kiến thức cơ bản và cần thiết cho từng đoạn trong quá trình học tập, vì vậy không nên coi nhẹ và bỏ qua chúng. Thậm chí với những người đã học qua chút ít, thì bài ôn là bài có thể kiểm tra được chỗ nào đã được học, còn nhớ, và chỗ chưa được học hay đã quên.

Đặc biệt cần tập trung vào các bài ôn tập trước các bài kiểm tra, vì trong đó tập trung tất cả các kiến thức đã được lựa chọn để dùng vào bài kiểm tra.

2. Về kiểm tra

Việc kiểm tra thường gồm ba kiểu nhỏ:

- Kiểm tra kiến thức bài vừa học,

- Kiểm tra định kì,

- Kiểm tra cuối lớp.

a. Kiểm tra kiến thức bài vừa học

Mục đích việc kiểm tra kiến thức bài vừa học là nhằm tạo cái cầu nối về kiến thức của phần vừa học với phần tiếp theo, nói cách khác, đây là việc tạo mạch cho chuỗi các kiến thức nối tiếp nhau trong quá trình học tập của học viên.

Việc kiểm tra kiến thức bài vừa học, vì lẽ trên, chỉ cần tập trung ở những điểm mấu chốt, không kiểm tra tràn lan, và chỉ thực hiện với một vài người. Điều quan trọng là cuối cùng người hướng dẫn phải nhắc lại một câu rằng trong bài qua việc đã tiến hành đến đâu, hoặc đang dừng lại với những hiện tượng cụ thể nào.

b. Kiểm tra định kì

Việc kiểm tra định kì nhằm vào yêu cầu ghi nhớ kiến thức của một chuỗi bài, do đó những điểm quan trọng trong chuỗi bài đó phải được thể hiện trong bài kiểm tra định kì. Điều này đã được trình bày trong bài kiểm tra định kì và người hướng dẫn cố gắng thực hiện cho có kết quả.

c. Kiểm tra cuối lớp

Mục đích của kiểm tra cuối lớp là để đánh giá kết quả học tập của từng người và xét xem người đó có thể chuyển tiếp lên lớp tiếp theo hay không. ở đây việc xếp hạng có ý nghĩa khích lệ nhiều hơn, quan trọng là học viên có đủ trình độ để chuyển lên lớp trên hay không. Cho nên trong bài kiểm tra không coi trọng phần “đánh đố” (thông minh) mà coi trọng khả năng ghi nhớ của học viên. Theo tinh thần đó, trước bài kiểm tra là bài ôn tập tập trung vào các nội dung sẽ được dùng trong bài kiểm tra. Tuỳ từng đối tượng cụ thể, việc ôn tập có thể kéo dài thêm chút ít, nhằm giúp cho học viên có thể ghi nhớ được những kiến thức cần thiết.

Việc đánh giá kiến thức của học viên cần dựa vào các tiêu chuẩn về kiến thức cần đạt được của từng đoạn trong chương trình.

 

  

Lượt xem : 1786 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo